g) Quyền khởi kiện
2.1.3. Sự vi phạm quyền của cổ đông thiểu số trên thực tế
Theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới (WB), một trong những nguyên nhân làm Việt Nam tụt hạng về môi trường kinh doanh năm 2008 là sự non kém trong bảo vệ cổ đông thiểu số [29].
Trên thực tế, tiến trình xây dựng hành lang pháp lý để bảo vệ cổ đông thiểu số dường như đang diễn ra chậm chạp. Nếu xem mỗi cổ đông là chủ nhân một phần của doanh nghiệp thì những cổ đông nhỏ lẻ là những ông chủ thấp cổ bé miệng nên chưa có được sự tôn trọng cần thiết.
Cổ đông nhỏ cũng là những người đóng góp tài chính vào doanh nghiệp, tuy nhiên, quyền lợi của họ chưa được đảm bảo đầy đủ khiến những chủ nhân nhỏ này chịu nhiều thiệt thòi khi những chủ nhân lớn gây sức ép.
* Trường hợp 1
phương án bán 162.000 cổ phiếu cho Công ty Giao nhận kho vận ngoại thương Thành phố Hồ Chí Minh (Vinatrans) với giá bằng mệnh giá 100.000 đồng. Tuy nhiên, lúc đó giá thị trường của Vinalink là 1.500.000 đồng/cổ phiếu [29].
Việc bán cổ phiếu với giá quá thấp so với giá trị thực này đã khiến cổ đông của Vinalink bất bình và phản đối. Tuy nhiên, quyết định cuối cùng vẫn là giá cổ phiếu Vinalink đem bán cho Vinatrans chỉ được tăng lên thành 150.000 đồng/cổ phiếu, chỉ bằng 10% so với giá thị trường.
Công ty Cổ phần Dịch vụ Sài Gòn - Savico (SVC) cũng đã từng gây xôn xao dư luận khi cho cán bộ lãnh đạo mua cổ phiếu ưu đãi với giá 30.000 đồng, trong khi đó giá thị trường là 118.000 đồng [29]. Trong sự việc này, bên mua là lãnh đạo SVC đã hưởng lợi nhuận lớn, đồng thời phía chịu thiệt chính là những cổ đông nhỏ lẻ và dù những cổ đông nhỏ lẻ phản đối, nhưng với ưu thế cổ đông nhà nước và cổ đông là nhân viên Savico chiếm đa số vốn điều lệ nên việc này vẫn được đa số thông qua.
Tương tự như vậy, trong phương án tăng vốn điều lệ, công ty Cổ phần Vận tải xăng dầu (VIPCO) cho phép cổ đông lớn mua với giá 15.000 đồng/cổ phiếu, còn các cổ đông nhỏ lại phải mua với giá 40.000 đồng/cổ phiếu (cao gấp 2,67 lần so với cổ đông lớn) [29].
Có thể nói trong những trường hợp như trên, những nguyên tắc cơ bản và quyền lợi cơ bản của cổ đông đã bị vi phạm. Kẽ hở pháp lý tạo ra sự phân chia không công bằng này dẫn tới việc lạm quyền từ một số cá nhân nhằm chiếm một phần tài sản doanh nghiệp về cho lãnh đạo hoặc những cổ đông lớn, tước đi một phần tài sản của cổ đông nhỏ.
Tuy nhiên, cho đến thời điểm này, ở Việt Nam chưa có vụ việc nào được đưa ra phân xử, tạo ra tiền lệ xấu cho các doanh nghiệp lợi dụng để trục lợi cho một nhóm cổ đông.
Trường hợp chứng chỉ quỹ VF1, công ty Liên doanh Quản lý quỹ Việt Nam (VFM) giảm giá phát hành mà không thay đổi ngày chốt quyền khiến nhiều cổ đông nhỏ bị thiệt thòi, những cổ đông này lập tức lên tiếng khiến dư luận chú ý. Cuối cùng, ban lãnh đạo VFM phải hủy quyết định giảm giá [29].
Đây là một sự kiện cho thấy cổ đông nhỏ khi biết liên kết sẽ đảm bảo được phần nào sự công bằng và lợi ích mà mình đáng được hưởng. Điều đó cho thấy, nếu những cổ đông nhỏ hiểu biết luật pháp nhằm tự bảo vệ mình, đồng thời phía cơ quan quản lý cũng có những động thái mạnh dạn, quyền lợi của nhà đầu tư nhỏ sẽ được đảm bảo tốt hơn.
Hình thức bán cổ phiếu ưu đãi cho những cổ đông lớn ở các nước phát triển thường được quy định đi kèm một loạt nghĩa vụ, như họ phải cam kết gắn bó lâu dài với doanh nghiệp, thời gian cho đến khi có được thực hiện quyền mua cổ phiếu phải làm tròn nhiệm vụ của mình, không bán quyền mua.
Quyền lợi của các cổ đông nhỏ chỉ được đảm bảo khi những quy định về minh bạch thông tin, minh bạch tài chính lãnh đạo phải được quy định chặt chẽ. Trong khi đó, chi phí trong việc phát hành cổ phiếu ưu đãi cho cán bộ cốt cán và cổ đông lớn của nước ta vẫn chưa được quy định rõ ràng.
Việc lạm quyền của cổ đông lớn kéo dài, một mặt vì nhiều cổ đông nhỏ lẻ do chưa hiểu hoặc ít quan tâm đến quyền lợi của mình nên đã phó thác phần vốn của mình cho Hội đồng quản trị, miễn sao giá cổ phiếu tăng trưởng theo thời gian và cổ tức được chia tăng hàng năm. Dựa vào điểm yếu này, không ít công ty khi muốn thay đổi một số nội dung trong điều lệ hoạt động hoặc kế hoạch kinh doanh, Chủ tịch hội đồng quản trị chỉ thăm dò thái độ đồng tình của các cổ đông lớn mà bỏ qua các cổ đông nhỏ.
Luật Doanh nghiệp cũng đã có quy định cụ thể về quyền được tham dự Đại hội cổ đông và biểu quyết của nhà đầu tư, dù tỷ lệ cổ phần họ sở hữu
lại bị nhiều doanh nghiệp cố tình vi phạm phạm gây ra nhiều thiệt hại cho cổ đông. Điều 79 Luật Doanh nghiệp có quy định: "Cổ đông phổ thông có quyền tham dự và phát biểu trong các cuộc họp Đại hội đồng cổ đông và thực hiện quyền biểu quyết trực tiếp hoặc thông qua đại diện được ủy quyền, mỗi cổ phần phổ thông có một phiếu biểu quyết" và đương nhiên, Điều lệ và các quy định do công ty soạn thảo không được trái với quy định của pháp luật. Luật thì cụ thể, rõ ràng như vậy, thế nhưng trên thực tế nhiều doanh nghiệp lại cố tình bỏ qua các quyền cơ bản của cổ đông.
* Trường hợp 2
Trong thông báo về nội dung họp Đại hội cổ đông 2007, công ty cổ phần Momota viện dẫn căn cứ theo Nghị quyết Đại hội cổ đông 2006 quy định: cổ đông sở hữu số cổ phần chiếm tỷ lệ từ 0,1% vốn điều lệ (tương đương 12.000 cổ phần phổ thông) được tham dự trực tiếp các kỳ đại hội. Cổ đông sở hữu ít hơn 0,1% vốn điều lệ có thể tập hợp thành nhóm cổ đông nắm giữ bằng hoặc lớn hơn 0,1% vốn điều lệ để cử người đi dự họp theo mẫu giấy ủy quyền [32].
Trong trường hợp không có người đại diện ủy quyền tham dự đại hội, cổ đông có thể ủy quyền cho một trong số các thành viên Hội đồng quản trị công ty. Tức là, nếu anh là cổ đông nhỏ, anh "phải" nhờ người khác đại diện quyền lợi hộ.
Tương tự, tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản Hà Nội, Lãnh đạo công ty viện dẫn theo quy định của Điều lệ công ty, cổ đông sở hữu 0,3% vốn điều lệ trở lên (vốn điều lệ của doanh nghiệp là 100 tỷ đồng) tính đến thời điểm chốt danh sách cổ đông thì mới được tham dự Đại hội cổ đông [16].
Cổ đông sở hữu ít hơn 0,3% vốn điều lệ có thể ủy quyền bằng văn bản cho cổ đông hoặc người khác có đủ năng lực pháp lý và hành vi để đủ số vốn sở hữu theo điều lệ quy định để tham dự đại hội.
Điều đáng nói là khi công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản Hà Nội soạn thảo Điều lệ công ty, đã có thành viên trong tổ soạn thảo phản đối quy định này. Khi bản dự thảo Điều lệ công ty được đưa ra cuộc họp Đại hội cổ đông lần thứ nhất để thông qua, nhiều cổ đông thiểu số đã không biểu quyết thông qua nhưng cổ đông nhà nước, cổ đông lớn chiếm đa số sở hữu, vẫn bảo lưu ý kiến và giơ tay thông qua bản điều lệ này.
Không biết kêu ai, cổ đông nhỏ làm đơn gửi tới Ủy ban Chứng khoán nhờ can thiệp, thế nhưng ngay cả khi cơ quan này có công văn đề nghị doanh nghiệp giải trình và yêu cầu thực hiện theo đúng Luật Doanh nghiệp thì công ty vẫn không thực hiện.
Trong mùa họp Đại hội cổ đông năm 2008, có thể liệt kê rất nhiều trường hợp phân biệt đối xử như trên, nhưng cổ đông nhỏ kêu cứ kêu, việc công ty làm công ty cứ thực hiện, bất chấp việc làm đó có trái luật hay không [1].
Luật quy định như vậy nhưng lại không có cơ quan giám sát thi hành luật và không có chế tài xử phạt doanh nghiệp vi phạm. Hệ quả là cổ đông muốn bảo vệ quyền lợi của mình phải đưa vấn đề ra giải quyết tại tòa án kinh tế, mà việc cùng nhau ra tòa không khéo "chưa được vạ thì má đã sưng" [15].
Cũng có ý kiến cho rằng, cần thông cảm với doanh nghiệp bởi khi quy mô lớn, số lượng cổ đông lớn, không dễ tổ chức Đại hội cổ đông cho tất cả cổ đông đều có thể tham gia họp, trong khi tiếng nói của họ hầu như không ảnh hưởng gì tới việc ra quyết định của công ty.
Đơn cử như những công ty mà cổ đông nhà nước sở hữu trên 65% vốn điều lệ, chỉ cần những vị đại diện này ngồi lại với nhau bỏ phiếu thông qua thì mọi cổ đông khác có phát biểu gì chăng nữa cũng không có giá trị gì.
với doanh nghiệp lâu dài mà thay vào đó chủ yếu là những nhà đầu cơ mua đi, bán lại cổ phiếu trong ngắn hạn.
Luật Doanh nghiệp đã có quy định nhằm bảo vệ nhà đầu tư nhỏ lẻ, thì không thể vì lý do gì doanh nghiệp lại bỏ qua quyền cơ bản nhất của nhà đầu tư mà các cơ quan thực thi luật lại bó tay, không xử lý được vì thiếu chế tài.