BẢO VỆ CỔ ĐÔNG THIỂU SỐ THEO PHÁP LUẬT CỦA PHÁP

Một phần của tài liệu Bảo vệ Cổ đông thiểu số trong Công ty Cổ phần ở Việt Nam (Trang 57)

g) Quyền khởi kiện

2.4. BẢO VỆ CỔ ĐÔNG THIỂU SỐ THEO PHÁP LUẬT CỦA PHÁP

Công ty ở Pháp thường ít do các cổ đông nắm giữ mà lại nằm trong tay nhà nước, các tổ chức hoặc gia đình vừa nắm quyền kiểm soát vừa tự quản trị hay thuê bên ngoài. Ngoại trừ Nhật Bản ra, không có một nước phát triển nào có một chính quyền nắm vai trò quan trọng đối với các doanh nghiệp như ở Pháp [3, tr. 370].

Ban giám đốc trong công ty của Pháp có nhiều quyền. Vị Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc công ty rất có thế lực, quyền hành của người này trong công ty không hề bị một ai trong Hội đồng quản trị cản trở.

Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc công ty hầu như kiểm soát Hội đồng quản trị, họ có thể lựa chọn thành viên và ấn định các vấn đề bàn bạc trong phiên họp của hội đồng. Chủ tịch không chỉ chịu trách nhiệm công việc hàng ngày mà còn chỉ đạo luôn cả chiến lược lâu dài của công ty. Thực sự, nếu Chủ tịch cần phải tham khảo về chiến lược lâu dài của công ty thì ông ta sẽ đi tìm chính quyền để hỏi chức không bàn với Hội đồng quản trị.

Vì lẽ công ty tư nhân cũng nằm trong tay một nhóm người nắm quyền kiểm soát nhất định, nên việc chọn thành viên vào Hội đồng quản trị cũng phải chú ý đến quyền lợi của nhóm này. Thực tế là các ngân hàng lớn đều có đại diện tại Hội đồng quản trị của đa số các công ty lớn.

Luật về tổ chức và điều hành công ty ở Pháp khá phức tạp. Công ty có thể chọn một trong hai cách thiết lập cơ cấu: có một Hội đồng quản trị duy nhất (cấu trúc đơn) theo kiểu Anh, Mỹ hay một cấu trúc hai tầng (cấu trúc kép) theo kiểu của Đức.

Trong cấu trúc đơn, chỉ có một hội đồng gọi là Hội đồng quản trị. Hội đồng này phải có ít nhất 3 người nhưng không quá 12 người. Trên nguyên tắc thì những người này không được nắm chức vụ trong Ban giám đốc, nhưng trên thực tế thì bốn người trong số họ có thể nằm trong Ban giám đốc và không được vượt con số này. Trong số thành viên của hội đồng còn có thêm hai người nữa được cử vào, một đại diện cho ban giám đốc và một đại diện cho người lao động, nhưng họ không phải là thành viên chính thức.

Trong cấu trúc kép, công ty có một ủy ban chấp hành và một hội đồng giám sát cùng trông coi hoạt động của Ban giám đốc. Hội đồng giám sát có cổ đông công ty cùng những chuyên gia tư vấn, đại diện ngân hàng và các công ty đối tác kinh doanh. Một số lớn thành viên của hội đồng được bổ nhiệm theo quy định của luật pháp chứ không theo bản Điều lệ. Hội đồng giám sát bổ nhiệm người làm Giám đốc hay thành viên cho Ban giám đốc. Khi đã được bổ nhiệm, Ban giám đốc có quyền tự trị trong việc quản trị công ty, chỉ những quyết định quan trọng mới phải thông qua hội đồng giám sát hay Đại hội đồng cổ đông. Đa số các công ty chọn cấu trúc đơn [3, tr. 372]

Sau ngân hàng, các công ty lớn và chính quyền, các cổ đông không có vai trò gì trong cơ cấu quản lý của công ty. Hầu hết các cổ phiếu đều là vô danh cho nên công ty không thể liên lạc với cổ đông được. Trái lại, chính cổ đông yêu cầu công ty để cung cấp thông tin và về các buổi đại hội hàng năm. Hậu quả là các cổ đông cá nhân ít ai dự họp và Đại hội đồng cổ đông thường không đủ tỷ lệ để họp.

Như vậy, ở Pháp cơ chế quản lý công ty cũng được trao cho người quản lý, họ có toàn quyền quyết định các chiến lược lâu dài cũng như công việc hàng ngày của công ty. Mặt khác, các cổ đông của công ty cũng không quan tâm đúng mức đến quyền lợi của chính mình nên đã tạo ra sự lạm quyền của người quản lý. Việc bảo vệ quyền lợi cho các cổ đông nói chung và cổ đông thiểu số nói riêng cũng không được xây dựng và áp dụng chặt chẽ ở Pháp.

Một phần của tài liệu Bảo vệ Cổ đông thiểu số trong Công ty Cổ phần ở Việt Nam (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)