Quyền và nghĩa vụ của cổ đông trên thực tế

Một phần của tài liệu Bảo vệ Cổ đông thiểu số trong Công ty Cổ phần ở Việt Nam (Trang 45)

g) Quyền khởi kiện

2.2.2. Quyền và nghĩa vụ của cổ đông trên thực tế

Trong quá trình áp dụng pháp luật thời gian qua cho thấy không ít các cổ đông đã vi phạm quyền và nghĩa vụ của mình.

Cổ đông lớn (nhất là các cổ đông nhà nước) đã lạm dụng quyền và thực thi quyền của mình chưa đúng với quy định của pháp luật như: trực tiếp bổ nhiệm đại diện của mình làm thành viên Hội đồng quản trị, trực tiếp quyết định tăng vốn điều lệ hoặc điều chuyển, sử dụng tài sản của công ty phục vụ cho lợi ích riêng của mình hoặc cho công ty con khác, hoặc đã sử dụng vị thế là cổ đông đa số để biểu quyết dành cho mình quyền mua nhiều hơn với giá ưu đãi khi công ty phát hành thêm cổ phần mới.

Việc cổ đông sáng lập không góp đủ vốn và đúng số cổ phần đăng ký mua là khá phổ biến. Có sự nhầm lẫn phổ biến về vốn điều lệ, vốn điều lệ là giá trị danh nghĩa của tổng số cổ phần được quyền phát hành của công ty và là một trong số các nội dung đăng ký kinh doanh của công ty. Tuy vậy, trên thực tế ở một số lớn công ty cổ phần hiện nay ở nước ta, vốn điều lệ khai báo và đăng ký là giá trị danh nghĩa của tất cả số cổ phần đã bán và số cổ phần được quyền chào bán. Thậm chí ở một số công ty, số cổ phần đã phát hành chỉ chiếm một số rất nhỏ trong tổng số cổ phần đăng ký là vốn điều lệ của công ty.

Vi phạm nói trên đã tạo ra các hệ quả không tốt đối với công ty, cổ đông của công ty và cả các bên có liên quan. Trước hết, nó đã tạo ra một sự nhầm lẫn về sở hữu và cơ cấu sở hữu của công ty; có thể có sự chênh lệch lớn giữa cơ cấu sở hữu theo cổ phần đã góp và cơ cấu sở hữu theo số cổ phần đăng ký góp. Đó là nguyên nhân của không ít các tranh chấp, mâu thuẫn trong

Về bản chất, có thể coi số cổ phần đã đăng ký nhưng chưa góp tiền là số cổ phần mà cổ đông đã mua chịu của công ty. Như vậy công ty đã mất đi cơ hội huy động vốn để phát triển, bởi vì nếu giá cổ phần tăng lên, tất cả thặng dư vốn có được thuộc về sở hữu của cổ đông chứ không phải của công ty, thậm chí công ty còn có thể không thu được số vốn bằng giá trị danh nghĩa của cổ phần đó. Điều này làm ảnh hưởng đến sự phát triển lâu của công ty và cả lợi ích lâu dài của cổ đông.

Điều này có thể gây nhầm lẫn và dẫn tới việc lừa dối làm hại đến lợi ích của bên thứ ba ở chỗ vốn điều lệ thực tế, đúng nghĩa và hợp pháp có thể thấp hơn nhiều so với vốn điều lệ đăng ký, việc này có thể gây nhầm lẫn đối với chủ nợ và các bên có liên quan khi tìm hiểu về công ty, qua đó có thể thiết lập giao dịch với công ty dựa trên thông tin không chính xác.

Đối với cổ đông hiện hữu khi chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác có thể chỉ là chuyển nhượng quyền mua cổ phần, nhưng người nhận chuyển nhượng quyền mua cổ phần có thể bị hiểu nhầm, coi quyền mua cổ phần là cổ phần và đã trả giá cho quyền mua cổ phần bằng giá trị cổ phần.

Quyền ưu tiên mua trước bị vi phạm hoặc lạm dụng và nó thường biểu hiện dưới một số hình thức sau đây. Một là, cổ đông đa số với vị thế chi phối của mình tại Đại hội đồng cổ đông đã bỏ phiếu ra nghị quyết phát hành thêm cổ phần mới theo phương thức phát hành nội bộ và giành cho mình quyền được mua nhiều hơn so với các cổ đông khác. Hai là, phát hành dưới hình thức ưu tiên cho người lao động. Trong các công ty cổ phần được chuyển đổi từ doanh nghiệp nhà nước thì phần lớn, thậm chí tất cả cổ đông đều là người lao động. Đại hội đồng cổ đông biểu quyết ưu tiên cho người lao động mua cổ phần cũng chính là ưu tiên cho mình, nhưng với tỷ lệ khác so với tỷ lệ sở hữu. Lúc này, những cổ đông đã làm việc lâu năm và thường là thành viên Hội

đồng quản trị và những người quản lý khác được hưởng lợi nhiều hơn so với các cổ đông là người lao động khác.

Tiếp đến là việc sử dụng khái niệm "cổ đông chiến lược" cũng bị lạm dụng, cụ thể là các cổ đông lớn trong công ty tự coi mình là cổ đông chiến lược, với vị thế lớn là cổ đông đa số, các cổ đông này "hợp pháp hóa" nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông dành quyền ưu tiên mua cổ phần mới phát hành của công ty với tỷ lệ cao hơn và với mức giá thấp hơn nhiều so với các cổ đông bình thường khác. Những hiện tượng nói trên đã vi phạm nguyên tắc đối xử bình đẳng giữa các cổ đông cùng loại, là hành vi tước đoạt một phần giá trị tài sản của các cổ đông nhỏ và cũng có thể coi là một hình thức tham ô giá trị tài sản của công ty.

Ngoài ra còn một số các biểu hiện khác trong việc thực hiện chưa đúng các quy định về quyền của cổ đông như: Bỏ phiếu tại cuộc họp của Đại hội đồng cổ đông theo đầu người chứ không theo số cổ phần sở hữu; Điều lệ của một số công ty đã quy định chỉ có những cổ đông với một mức sở hữu cổ phần nhất định mới được quyền trực tiếp tham dự họp và biểu quyết tại Đại hội đồng cổ đông, hay quy định hạn chế quyền tự do chuyển nhượng cổ phần; Một số không nhỏ công ty cổ phần không lập sổ đăng ký cổ đông và không cấp cổ phiếu cho cổ đông.

Tóm lại, các quyền của cổ đông theo quy định của pháp luật nhìn chung ở mức độ khác nhau đã được thực hiện trên thực tế. Tuy nhiên, hiệu lực của việc thực hiện các quyền đó, nhất là các cổ đông thiểu số, trong quá trình ra quyết định tại công ty là khá hạn chế. Hiện tượng vi phạm quyền và nghĩa vụ của cổ đông là khá phổ biến với các hình thức đa dạng, khó nhận biết một cách trực tiếp. Xu hướng chạy theo lợi ích trước mắt mà quyên đi, thậm chí đánh đổi lợi ích lâu dài của công ty và của chính các cổ đông là khá rõ nét trong không ít các công ty cổ phần.

Một phần của tài liệu Bảo vệ Cổ đông thiểu số trong Công ty Cổ phần ở Việt Nam (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)