Dự báo triển vọng

Một phần của tài liệu luận văn quản trị khách sạn du lịch Giải pháp hoàn thiện các chương trình du lịch nội địa của công ty cổ phần đầu tư Mở - Du lịch Việt Nam (Trang 39)

Ảnh hưởng cuộc khủng hoảng tài chính thế giới năm 2008-2009, ngành du lịch toàn cầu chịu tác động, sụt giảm mạnh trong năm 2009. Sang đến năm 2010, nền kinh tế thế giới có dấu hiệu hồi phục cùng với tăng trưởng cao tại một số khu vực. Theo Tổ chức Du lịch thế giới thuộc Liên hiệp quốc (UNWTO), châu Á-Thái Bình Dương là một trong số ít khu vực trên thế giới có được sự hồi phục ngoạn mục và có thể nói dẫn đầu thế giới về tăng trưởng du lịch trong nhiều năm gần đây.

Theo hội đồng lữ hành và du lịch thế giới (WTTC) năm 2010, du lịch thế giới đã phục hồi nhanh hơn dự kiến, đặc biệt là du lịch quốc tế, thể hiện rõ nhất ở thị trường châu Á. lượng khách du lịch đến châu Âu cao nhất với 471 triệu lượt khách, tăng 3%; châu Á đạt kỷ lục mới với 204 triệu lượt khách, tăng 13%; châu Mỹ đạt 151 triệu khách, tăng 8%, Trung Đông thu hút 60 triệu lượt khách, tăng 14%. Châu Phi là khu vực duy nhất có số khách du lịch tăng trong năm khủng hoảng 2009, đã tiếp tục xu thế này trong năm 2010 với 49 triệu lượt khách, tăng 6% so với năm trước.

Theo ông Jean Claude Baumgarten, Chủ tịch, Giám đốc Điều hành WTTC, trong năm 2011, người tiêu dùng phương Tây và nhiều nền kinh tế phát triển chuyển sang thắt chặt chính sách tài chính. Những triển vọng dài hạn của du lịch thế giới vẫn chỉ trông chờ vào sự thịnh vượng ở châu Á. WTTC cho rằng, du lịch sẽ vẫn là một ngành kinh tế động lực mang lại sự và tạo nhiều việc làm trên thế giới.

Trong 10 năm tới, WTTC dự báo ngành du lịch toàn cầu sẽ tăng trưởng 4,3%/ năm, tức thị phần của nền kinh tế du lịch toàn cầu chiếm hơn 10%. Điều này sẽ giúp tạo thêm 66 triệu việc làm vào năm 2020 và 50 triệu trong số đó sẽ ở châu Á.

4.2.2.2. Dự báo xu hướng phát triển thị trường du lịch Việt Nam

Năm 2010 vừa qua đi, đã đánh dấu một mốc son trong chặng đường 50 năm xây dựng và phát triển của Du lịch Việt Nam. Năm của nhiều cơ hội đan cài với những thách thức lớn. Năm của 5 triệu lượt khách du lịch quốc tế. Năm đánh dấu sự thành công của hàng loạt các chương trình xúc tiến, kích cầu du lịch với điểm nhấn là chương trình “Việt Nam – Điểm đến của bạn”

Mặc dù chịu nhiều bất lợi như thiên tai xảy ra liên tiếp, giá xăng dầu tăng dẫn tới giá tiêu dùng và dịch vụ trong nước tăng cao nhưng nhìn chung du lịch nước ta vẫn phát triển mạnh mẽ cùng nhịp độ tăng trưởng của đất nước. Với lợi thế là sự ổn định chính trị, là an ninh quốc gia, là tiềm năng du lịch dồi dào với đường bờ biển dài hơn 3000 km, hệ thống danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh phủ khắp dải đât hình chữ S, là thị trường hấp dẫn và mới mẻ của nhiều du khách, kể cả sự bất ổn của các nước trong khu vực, Việt Nam đang là sự lựa chọn của nhiều du khách, du lịch Việt Nam đang dần trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, sự phát triển của ngành du lịch đã và đang tác động tích cực, thúc đẩy các ngành kinh tế khác như

ngành hàng không, giao thông vận tải, ngành công nghiệp khách sạn, hàng thủ công mỹ nghê..

Trong năm vừa qua hiệp hội du lịch Châu Á - Thái Bình Dương (PATA) và công ty Visa International đã tổ chức khảo sát xu hướng du lịch tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương năm 2010 và hai năm tới, tham gia cuộc khảo sát gồm 7000 người đến từ 13 quốc gia và vùng lãnh thổ như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Australia, Ấn Độ ...Theo kết quả của cuộc khảo sát, Việt Nam là điểm đến hấp dẫn với khách du lịch Thái Lan, Australia, Nhật Bản và Singapore, các khách du lịch đã tới Việt Nam bình chọn Việt Nam là điểm du lịch hàng đầu trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Đây là một tín hiệu đáng mừng cho ngành du lịch Việt Nam. Trong năm 2010, du lịch Việt Nam đã tăng trưởng trên 30% về thu hút lượng khách quốc tế. Nhờ đó, Việt Nam đã đón lượt khách quốc tế thứ 5 triệu và 28 triệu khách nội địa trong năm 2010. Với đà tăng trưởng này, ngành du lịch Việt Nam dự kiến năm 2011 sẽ đón khoảng 5,3 triệu khách quốc tế và 30 triệu khách nội địa với doanh thu toàn ngành khoảng 11.000 tỷ đồng.

- Trên thị trường du lịch quốc tế, nhà nước ta đã tạo điều kiện cho du lịch phát triển. Từ năm 2008 các nước Asean đã thỏa thuận bãi bỏ visa trong khu vực, Việt Nam ban hành luật đường bộ mới cho phép du khách quốc tế được lái xe tay lái nghịch, tạo thuận lợi thu hút du khách trong khu vực Asean. Ngành du lịch Việt Nam sẽ hướng tới du khách trong khu vực Asean bởi khoảng cách đi lại gần, chi phí thấp.

Bên cạnh những thuận lợi, năm 2011 ngành du lịch vẫn gặp những thách thức và trở ngại. Đó là tình hình kinh tế thế giới chưa ổn định, những bất ổn về chính trị trong khu vực còn tiềm ẩn, cạnh tranh thu hút khách du lịch ngày càng gay gắt giữa các quốc gia trong khu vực và trên thế giới. Trong nước, thiên tai, bão lũ do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu ngày một tăng, dịch bệnh có nhiều mầm mống phát triển, kinh tế trong nước nhiều khó khăn. Hiện nay, ngành du lịch đã xây dựng lôgô, khẩu hiệu, biển hiệu mới cho chương trình xúc tiến du lịch Việt Nam giai đoạn năm 2011-2015, thay thế cho khẩu hiệu, biển hiệu cũ là “Việt Nam vẻ đẹp tiềm ẩn” bằng “Việt Nam - Sự khác biệt Á Đông” nhằm thể hiện rằng, Việt Nam hiện nay chủ động khai thác lợi thế để bứt phá và tự giới thiệu mình với bạn bè thế giới.

Tháng 1/2011, Việt Nam đón 470 nghìn khách quốc tế, tăng 8,9% so với cùng kỳ năm 2010. Một số quốc gia và vùng lãnh thổ có lượng khách đến Việt Nam trong tháng này là Trung Quốc với 79,8 nghìn lượt, tăng 17,1% so với cùng kỳ năm 2010. Đứng thứ hai là Hàn Quốc đạt 45 nghìn lượt người, tăng 4,6%. Xếp thứ ba là Hoa Kỳ. Khách từ Nhật Bản, Đài Loan Trung Quốc, Campuchia... cũng tăng đáng kể. Đây là khởi đầu tốt đẹp cho Du lịch Việt Nam bước vào năm mới đầy thách thức.

- Thị trường du lịch nội địa: Trong những năm gần đây nền kinh tế nước ta ngày càng phát triển, đời sống nhân dân được nâng cao, nhu cầu đi du lịch ngày càng nhiều. Cùng với chính sách của nhà nước tạo điều kiện cho du lịch phát triển, trong đó ưu tiên phát triển du lịch nội địa và tạo điều kiện để mọi người Việt Nam đều có cơ hội đi du lịch. Thực tế cuộc khủng hoảng vừa qua cho thấy du lịch nội địa đã cứu vãn ngành du lịch trong nước trước sự tụt giảm nghiêm trọng khách du lịch quốc tế. 28 triệu lượt khách nội địa trong năm 2010 là một thành công không nhỏ trong việc tìm hướng đi mới cho Du lịch Việt Nam. Nếu như trước đây, Việt Nam chỉ chú trọng đến khách quốc tế mà quên đi nguồn khách dồi dào, từng “cứu nguy” cho ngành Du lịch năm 2009, thì năm 2010 đã trở thành một chiến lược. Chú trọng phát triển và khai thác thị trường du lịch nội địa, phát huy tốt nhất lợi thế phát triển du lịch từng địa phương, đáp ứng yêu cầu giao lưu, hội nhập và phù hợp với quy định của Nhà nước. Tạo điều kiện cho nhân dân đi du lịch trong nước và ngoài nước, góp phần nâng cao dân trí, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân.

Một phần của tài liệu luận văn quản trị khách sạn du lịch Giải pháp hoàn thiện các chương trình du lịch nội địa của công ty cổ phần đầu tư Mở - Du lịch Việt Nam (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(51 trang)
w