Rủi ro do doanh nghiệp chƣa hiểu rõ bản chất của thƣ tín dụng

Một phần của tài liệu Các biện pháp nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về thanh toán bằng thư tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam . ThS. Luật (Trang 81)

Lagergren, một hãng kinh doanh các sản phẩm nội thất lớn của Thuỵ Điển, đã bán một lô hàng đồ gỗ cho tập đoàn Cadtrak Furniture Co.Ltd của Đài Loan. Về phần mình, theo thoả thuận giữa hai bên, Cadtrak đã mở tại ngân hàng của mình một thƣ tín dụng L/C để chuyển nhƣợng số tiền hàng trị giá 760.000 USD cho Lagergren qua một ngân hàng Thuỵ Điển. Theo thoả thuận giữa hai bên, hàng sẽ đƣợc giao thành hai chuyến, mỗi chuyến cách nhau muộn nhất là 20 ngày. Tiền hàng cũng đƣợc thanh toán làm hai lần và việc thanh toán qua L/C sẽ tuân theo UCP500.

Có hai điều kiện đƣợc quy định cho thƣ tín dụng. Thứ nhất, ngân hàng Đài Loan sẽ tiến hành thanh toán khi nhận đƣợc một bộ đầy đủ vận đơn

đƣờng biển đã xếp hàng hoàn hảo. Thứ hai, ngân hàng Thuỵ Điển sẽ phải đợi giấy chấp nhận hàng do ngân hàng tại Đài Loan của Cadtrak cấp. Giấy này sẽ đƣợc cấp sau khi có thông báo của Cadtrak rằng họ đã nhận đƣợc hàng và hàng đã đƣợc cơ quan y tế Đài Loan tại cảng chấp nhận.

Sau khi hàng đến Đài Loan, ngân hàng Thuỵ Điển đã gửi bộ chứng từ của chuyến hàng cho Cadtrak và đã bị Cadtrak từ chối với lý do thời gian giữa hai chuyến giao hàng đã vƣợt quá 20 ngày. Ngân hàng Thuỵ Điển đã không chấp nhận điều này. Do vậy, ngân hàng đã thuyết phục Cadtrak chấp nhận điều không đúng nguyên tắc trên. Sau cùng, Cadtrak chấp nhận thời gian giao hàng quá 20 ngày nhƣng vẫn bảo lƣu ý kiến từ chối của mình với lý do đợi sự chấp nhận lô hàng của Bộ Y tế Đài Loan, cơ quan mà công ty Cadtrak nộp đơn xin kiểm tra hàng. Sau đó không lâu, Cadtrak thông báo rằng họ chính thức từ chối hàng của Lagergren vì Cơ quan Y tế Đài Loan tại cảng đã phát hiện ra nguy cơ mối mọt trong lô hang đồ gỗ này.

Lagergren lập luận rằng, trong biên bản của Cơ quan y tế đã không có dòng chữ bác bỏ sản phẩm. Tuy nhiên, Cadtrak vẫn giữ nguyên quan điểm của mình với nhận định rằng: “theo thông lệ, hàng đồ gỗ phải đủ độ tin cậy để lƣu kho trong vòng 12 tháng”. Cadtrak cho rằng sản phẩm mà họ đặt đã không đƣợc đảm bảo về chất lƣợng và bởi vậy khăng khăng không chấp nhận lô hàng này. Về phía Lagergren, hãng đã có đơn kiện gửi Uỷ ban trọng tài quốc tế (Unctad) mà hai bên đã lựa chọn giải quyết khi có tranh chấp. Đơn kiện ghi rõ Cadtrak đã từ chối không đúng cách bộ chứng từ và yêu cầu đƣợc thanh toán khoản tiền hàng cộng lãi suất hàng năm 13%.

Trƣớc hết, Uỷ ban trọng tài cho rằng lý do duy nhất mà hàng chƣa thuộc quyền sở hữu của Cadtrak – ngƣời mở thƣ tín dụng, là do họ đã từ chối lô hàng đó khi hàng đã đến nơi. Quyết định phải đƣa ra là trong tình huống này liệu điều kiện “hàng hoá đã đƣợc nhận bởi ngƣời mở thƣ tín dụng” đƣợc thoả mãn hay chƣa? Tiếp đó, Uỷ ban trọng tài định nghĩa bản chất của thƣ tín

dụng và cách mà ngƣời ta phải hiểu nó: “Thƣ tín dụng là một sự cam kết chắc chắn của ngân hàng mở thƣ tín dụng thanh toán hoặc sẽ thanh toán nếu các điều kiện của thƣ tín dụng đƣợc thoả mãn, nếu thƣ tín dụng đó dùng để thanh toán (Điều 3: Quy tắc và thực hành thống nhất tín dụng chứng từ)”.Bản chất của thƣ tín dụng là ngƣời bán chắc chắn sẽ đƣợc thanh toán nếu xuất trình đúng bộ chứng từ. Một đặc tính cơ bản của tín dụng chứng từ là tính hình thức của nó. Các chứng từ đƣợc xuất trình chỉ có thể là đúng hoặc không đúng. Sự mập mờ ở đây không đƣợc chấp nhận.

Một tín dụng chứng từ không thể đƣợc hiểu theo bất cứ một luật quốc gia nào mà các bên không có thoả thuận, thƣ tín dụng phải đƣợc hiểu theo các thông lệ đƣợc áp dụng cho đối tƣợng này trong thƣơng mại quốc tế. Một đặc tính nữa của thƣ tín dụng là việc thanh toán bằng phƣơng thức tín dụng chứng từ không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của các bên. Chỉ cần các điều kiện trong thƣ tín dụng đƣợc thoả mãn và ngƣời hƣởng lợi xuất trình đúng bộ chứng từ thì việc thanh toán sẽ đƣợc thực hiện. Cadtrak lập luận rằng trong trƣờng hợp này, với việc hàng giao không đƣợc ngƣời mở thƣ tín dụng chấp nhận nên điều kiện “hàng đã đƣợc nhận bởi ngƣời mở thƣ tín dụng” đã không đƣợc thoả mãn. Nhƣng theo trong tài thì việc thƣ tín dụng có đƣợc thanh toán hay không phụ thuộc vào thiện chí của ngƣời mở thƣ tín dụng (ngƣời mua). Việc hiểu điều kiện “hàng đã đƣợc nhận bởi ngƣời mở thƣ tín dụng” nhƣ vậy mâu thuẫn với mục đích của thƣ tín dụng chứng từ. Theo đó, việc thanh toán không đƣợc phụ thuộc vào thiện ý hay ý chí chủ quan của Cadtrak. Ở đây, hàng của Lagergren không có bất cứ sai phạm gì theo thoả thuận giữa hai bên, mà việc hạn sử dụng của hàng hoá là do Cadtrak không kiểm chứng từ trƣớc, hãng có thể khởi kiện vi phạm hợp đồng chứ không thể từ chối thanh toán đƣợc. Điều đó có nghĩa là nếu căn cứ vào lập luận của Cadtral thì hoàn toàn không an toàn cho Lagergren.

cho phép thanh toán cho Ngân hàng Thuỵ Điển. Bởi vậy, Uỷ ban trọng tài quyết định Lagergren đƣợc hƣởng số tiền hàng cộng với mức lãi suất là 13%/năm trong thời gian thanh toán quá hạn.

Qua vụ việc trên, ta có thể nhìn thấy một thực tế rằng, ngay cả những phƣơng thức thanh toán an toàn nhất thì nguy cơ rủi ro cũng có thể xuất hiện. Để tránh đƣợc rủi ro, ta cần nghiên cứu kỹ lƣỡng về đối tác cũng nhƣ những quy định pháp luật về phƣơng thức thanh toán đang đƣợc áp dụng.

Một phần của tài liệu Các biện pháp nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về thanh toán bằng thư tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam . ThS. Luật (Trang 81)