Tăng cƣờng đào tạo, tập huấn, phổ biến kiến thức pháp luật

Một phần của tài liệu Các biện pháp nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về thanh toán bằng thư tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam . ThS. Luật (Trang 98)

trong phƣơng thức tín dụng chứng từ L/C

Theo số liệu của Phòng thƣơng mại và Công nghiệp Việt Nam, có tới 70% Giám đốc doanh nghiệp vừa và nhỏ chƣa đƣợc đào tạo về nghiệp vụ ngoại thƣơng và TTQT trong khi 80-85% số doanh nghiệp đó tham gia kinh doanh XNK hoặc ủy thác XNK. Ngay cả ở Agribank, số cán bộ thông thạo quy tắc TTQT và ngoại ngữ (tiếng Anh) không phải nhiều, trong khi do sự phát triển của XNK nhu cầu TTQT tăng nhanh nên ngày càng có chi nhánh Agribank tham gia TTQT. Chính vì kiến thức, trình độ, kinh nghiệm của cả Agribank và Doanh nghiệp còn yếu, bên cạnh đó, do chƣa nhận thức rõ tính chất quan trọng, phức tạp của nghiệp vụ, nên còn chủ quan, tùy tiện, tắc trách, lƣời suy nghĩ và hậu quả là sai một ly đi một dặm. Chúng ta đã thấy rõ tình trạng trên qua những tranh chấp nêu ở Chƣơng 2 chẳng hạn nhƣ:

- Cán bộ ngân hàng vì lợi ích của doanh nghiệp, từ chối thanh toán L/C với lý do có những lỗi chứng từ, mà những lỗi này không thể chấp nhận đƣợc (hối phiếu không phải chứng từ quy định trong L/C thì không thể xét nó đúng hay sai mà từ chối; Ngày bốc hàng lên tàu đích danh đƣợc coi ngày phát hành vận đơn thì không thể nói là không ghi ngày bốc hàng ...)

mà vẫn thông báo cho ngƣời bán và lại quên xoá chỗ đã đƣợc Test, thể hiện sự tắc trách trong công việc của cán bộ ngân hàng, dẫn đến thiệt hại v.v..

Chính vì vậy đào tạo, phổ biến kiến thức, kinh nghiệm là việc rất quan trọng, không những đối với NHTM mà cả với doanh nghiệp XNK. Bên cạnh các kiến thức cơ bản nhƣ Quy tắc và thực hành TTQT (UCP500, UCP600, URR525, ISP 98 ...), các luật và nghị định liên quan của Việt Nam, cần thiết phải có các kiến thức sau:

(i) Luật pháp về TTQT của các nƣớc có liên quan nhƣ UCC Điều 5 của Hoa Kỳ, Luật Trung Quốc, các quy định của ngân hàng đại lý.

Trên cơ sở đó mới nắm vững và vận dụng những điều có lợi cho mình, tránh những điều bất lợi. Chẳng hạn nếu Toà án Trung Quốc có quyền ra lệnh đình chỉ thanh toán L/C thì phải chú ý đặc biệt khi nhận L/C do Ngân hàng Trung Quốc mở. Hoặc đã biết quy định của ngân hàng đại lý đƣợc phép trích tài khoản của ngân hàng mở L/C trong trƣờng hợp họ cho là có căn cứ đòi tiền thì phải có biện pháp để phòng tránh v.v..

(ii) Kiến thức về thị trƣờng hàng hóa và thị trƣờng tài chính trên thế giới. Đây là những kiến thức rất quan trọng, đặc biệt trong bối cảnh lừa đảo, gian lận thƣơng mại quốc tế có xu hƣớng gia tăng. Bên cạnh kiến thức, trình độ, phẩm chất của cán bộ NHTM và doanh nghiệp Việt Nam. Những tranh chấp trong TTQT thƣờng xảy ra khi đối tác (ngân hàng nƣớc ngoài, doanh nghiệp nƣớc ngoài) cũng có trình độ non kém trong TTQT hoặc nặng hơn cố tình lừa đảo, lợi dụng. Có thể nhận diện nhƣ sau:

- NHTM không có tên tuổi, uy tín ở những nƣớc đang phát triển, luật pháp chƣa chặt chẽ thí dụ nhƣ NIGERIA, PANMA, NICARAGOA.

Năm 2003, Ngân hàng Bank Negara Indonesia (Pesero) – là ngân hàng thông báo cho ngƣời xuất khẩu gỗ chỏ chỉ xẻ hộp. Pesero gửi hai bộ chứng từ đòi tiền trị giá 682.000 USD cho Agribank – Chi nhánh Nam Hà Nội – Ngân

hàng mở L/C. Khi nhận hai bộ chứng từ trên, Chi nhánh Nam Hà Nội phát hiện chứng từ có lỗi, không phù hợp với yêu cầu của L/C. Tuy nhiên sau nhiều lần gửi điện liên lạc, Pesero thể hiện thái độ không bình thƣờng trong việc cung cấp thông tin và chỉ thị liên quan đến bộ chứng từ.

Sau khi kiểm tra tại các cơ quan liên quan, đƣợc biết không có lô hàng nào đƣợc vận chuyển về cảng Hải Phòng (cảng Việt Nam nhận hàng) theo nội dung vận đơn của bộ chứng từ nói trên. Hoàn toàn khẳng định rằng không có hàng và bộ chứng từ là giả mạo.

Trƣờng hợp này cho thấy:

+ Ngƣời xuất khẩu lừa đảo, phối hợp với ngân hàng tiếp tay để lấy tiền của ngƣời mua. Sau khi lấy đƣợc tiền ngƣời xuất khẩu sẽ tự giải thể, phá sản hoặc bỏ trốn nên ngƣời bị hại kiện cáo thì cũng không giải quyết đƣợc gì, nhất là luật lệ của nƣớc ngƣời xuất khẩu không rõ ràng.

+ Cũng có thể ngƣời mở L/C phối hợp với phía nƣớc ngoài để:  Hợp pháp hóa việc chuyển ngoại tệ từ Việt Nam ra nƣớc ngoài.  Tìm cách vay đƣợc tiền của ngân hàng Việt Nam bằng các chứng từ, hợp đồng ngoại, L/C rồi tìm cách chiếm đoạt hoặc chiếm dụng một thời gian.

Trong mọi trƣờng hợp xảy ra, Ngân hàng Việt Nam mở L/C nếu trả tiền đều bị thiệt hại. Chính vì vậy việc theo dõi nắm vững các ngân hàng đại lý có quan hệ TTQT là rất quan trọng.

Năm 2004, một Tập đoàn có tên TBI hứa cho vay một doanh nghiệp ở Phú Yên 20 triệu USD chỉ với điều kiện NHTM Việt Nam xác nhận tài khoản. Nhƣng khi đƣa mẫu xác nhận thì lại là hối phiếu. Nếu Ngân hàng không nắm vững, vẫn ký thì coi nhƣ đã cam kết bảo lãnh trả nợ hối phiếu này. - Doanh nghiệp nƣớc ngoài chào hàng với giá rẻ, các điều kiện ƣu đãi và cả hoa hồng cao cho ngƣời mua. Một số doanh nghiệp Việt Nam ham lợi, ký hợp đồng, mở L/C rồi bị lừa (họ lập bộ chứng từ rất hoàn hảo rồi phối hợp

với ngân hàng cùng tham gia lừa đảo làm ngân hàng thông báo dẫn đến phía Việt Nam phải trả tiền nhƣng không có hàng hoặc hàng xấu, hàng giả; lợi dụng L/C phía Việt Nam mở để lừa đảo. v.v..

Để đào tạo, phổ cập các kiến thức trên, vai trò của các Trƣờng Đại học chuyên ngành nhƣ Đại học Luật Hà Nội, Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội kết hợp với VCCI, các trƣờng đại học chuyên ngành kinh tế nhƣ Học Viện Ngân hàng, Kinh tế quốc dân ... là rất quan trọng. Bên cạnh đó các Tạp chí chuyên ngành nhƣ Tạp chí Ngân hàng, Tạp chí Thị trƣờng tài chính tiền tệ ... cần mở chuyên mục thƣờng xuyên về TTQT, tiến tới xuất bản tạp chí TTQT riêng. Với việc tuyên truyền các quy định, quy ƣớc bổ sung, thay đổi, các trƣờng hợp tranh chấp và kinh nghiệm trao đổi trong TTQT, tạp chí sẽ có vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao trình độ hiểu biết về TTQT nói chung và thanh toán bằng L/C nói riêng.

Một phần của tài liệu Các biện pháp nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về thanh toán bằng thư tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam . ThS. Luật (Trang 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)