7. Kết cấu của luận văn
2.3.3. Nguyên nhân
2.3.3.1. Do bất cấp từ một số quy định của pháp luật ngân sách hiện hành
Những hạn chế trên đây do nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng chủ yếu là do nhận thức, quan điểm về các chủ trương, giải pháp phân cấp quản lý ngân sách nhà nước còn chưa rành mạch, thiếu nhất quán, trách nhiệm, thẩm quyền còn chồng chéo, ngại phân cấp mạnh, còn chia cắt. Việc chủ trì xây dựng và phân bổ dự toán ngân sách nhà nước hằng năm phân thành hai nhóm
do hai cơ quan đảm nhiệm. Nhóm chi đầu tư phát triển do Bộ kế hoạch và đầu tu chủ trì và xây dựng phương án phân bổ. Nhóm chi thường xuyên và trả nợ do Bộ tài chính chủ trì và xây dựng phương án phân bổ. Hệ thống pháp luật còn thiếu đồng bộ, mới chỉ có Luật Ngân sách nhà nước, các luật thuế mà chưa có pháp luật về Tài chính quốc gia về quản lý ngân quỹ nhà nước, quản lý và điều hành tài chính nhà nước, ngân khố quốc gia ... đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong nền kinh tế thị trường mở cửa và hội nhập.
2.3.3.2. Chưa gắn kết kế hoạch ngân sách nhà nước hằng năm với kế hoạch tài chính trung hạn
Luật Ngân sách Nhà nước hiện nay quy định việc lập dự toán Ngân sách hàng năm mà chưa quy định xây dựng kế hoạch tài chính trung và kế hoạch chi tiêu trung hạn. Tuy nhiên trên thực tế khi quyết định các chính sách chi ngân sách, hoặc phê duyệt dự án đầu tư xây dựng cơ bản việc bố trí dự toán Ngân sách Nhà nước không chỉ dừng lại ở một năm mà sẽ phải bố trí ngân sách trong một số năm để thực hiện chính sách, dự án đó. Việc chưa quy định xây dựng kế hoạch tài chính trung hạn và chi tiêu trung hạn đã hạn chế tính dự báo của Ngân sách Nhà nước, hạn chế tính chủ động của các cơ quan trung ương, địa phương trong xây dựng kế hoạch và bố trí nguồn lực ngân sách một cách hợp lý và hiệu quả nhất; việc ban hành chính sách nhiều khi vượt quá khả năng của ngân sách; làm hạn chế công tác thẩm tra và quyết định dự toán Ngân sách Nhà nước hàng năm của Quốc hội dẫn đến nhiều chính sách, dự án thời gian thực hiện kéo dài, hiệu quả không cao.
2.3.3.3. Bộ máy thực thi Luật Ngân sách Nhà nước còn yếu
Bộ máy các cơ quan hành chính của nước ta còn quá cồng kềnh, năng lực chưa đồng đều giữa trung ương và địa phương, giữa các địa phương với nhau.
Đặc biệt trình độ và năng lực của cán bộ làm công tác quản lý ngân sách còn hạn chế chưa tương xứng với yêu cầu nhiệm vụ. Thực tế, mức độ
phân cấp về nguồn thu và nhiệm vụ chi từ trung ương xuống các địa phương ngày càng tăng, tuy nhiên năng lực cán bộ làm công tác tài chính ở các địa phương chưa tăng lên tương xứng với yêu cầu công việc. Hầu hết số cán bộ làm công tác tài chính ở các phòng tài chính và các ban tài chính chưa được chuẩn hóa trình độ, đặc biệt ở các xã không có cán bộ chuyên trách mà chỉ làm công tác kiêm nhiệm.
Mặt khác, công tác quản lý và điều hành ngân sách ở các địa phương còn mang nặng tính thủ công, chưa áp dụng công nghệ thông tin vào việc tổng hợp và phân tích số liệu; còn nặng về các loại báo cáo bằng giấy thay cho việc truyền các file dữ liệu; chưa có phần mềm sử dụng thống chung trong việc xây dựng và quản lý ngân sách chung cho cả địa phương, cả nước ...
Yếu kém trong khâu cán bộ được thể hiện rõ nét nhất trong lĩnh vực quản lý đầu tư xây dựng cơ bản, tình trạng cố ý làm sai, vi phạm pháp luật, vụ lợi trong đầu tư xây dựng cơ bản còn diễn ra ở nhiều dự án, công trình, biện pháp ngăn ngừa kém hiệu quả, phát hiện chậm, xử lý không nghiêm. Nhiều vụ việc sau khi báo chí, công luận nêu lên mới được xử lý. Việc bố trí cán bộ ít hiểu biết về chuyên môn đầu tư xây dựng cơ bản làm công tác điều hành, quản lý và thực hiện dự án ở nhiều Bộ, ngành, địa phương diễn ra khá phổ biến; việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí chưa được nhận thức đầy đủ và thực hiện không nghiêm. Công tác chỉ đạo, điều hành của cả cấp Trung ương, địa phương có nơi, có lúc thiếu kiên quyết, nhất quán, có trường hợp không đúng với quy hoạch, kế hoạch đã được phê duyệt, ngược lại có trường hợp có chủ trương, kế hoạch, nhưng thiếu quyết tâm thực hiện.
2.3.3.4. Công tác kiểm toán vẫn chưa thực sự hiệu quả
Luật Ngân sách Nhà nước hiện hành quy định cơ quan Kiểm toán Nhà nước thực hiện việc kiểm toán, xác định tính đúng đắn, hợp pháp của báo cáo
quyết toán Ngân sách Nhà nước các cấp, cơ quan, đơn vị có liên quan theo quy định của pháp luật.
Như vậy, trong lĩnh vực Ngân sách Nhà nước, ngoài hoạt động kiểm toán báo cáo quyết toán Ngân sách Nhà nước như hiện nay, Kiểm toán Nhà nước còn thực hiện nhiệm vụ kiểm toán việc tuân thủ Luật Ngân sách Nhà nước (trong đó có quy định về lập dự toán); trình ý kiến để Quốc hội quyết định dự toán Ngân sách Nhà nước, phân bổ Ngân sách trung ương; tham gia với Uỷ ban kinh tế và Ngân sách quốc hội xem xét, thẩm tra báo cáo dự toán Ngân sách Nhà nước, phương án phân bổ Ngân sách trung ương. Cụ thể được quy định trong Luật Kiểm toán Nhà nước (có hiệu lực từ 01/01/2006):
- Kiểm toán báo cáo tài chính, kiểm toán tuân thủ (tình hình chấp hành Luật NSNN...), kiểm toán hoạt động đối với cơ quan, tổ chức quản lý, sử dụng ngân sách, tiền và tài sản Nhà nước.
- Trình ý kiến của Kiểm toán Nhà nước để Quốc hội xem xét, quyết định dự toán ngân sách Nhà nước, quyết định phân bổ ngân sách trung ương, quyết định dự án, công trình quan trọng quốc gia, phê chuẩn quyết toán ngân sách Nhà nước.
- Tham gia với Uỷ ban kinh tế và ngân sách của Quốc hội và các cơ quan khác của Quốc hội, Chính phủ trong việc xem xét, thẩm tra báo cáo về dự toán ngân sách Nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương, phương án điều chỉnh dự toán ngân sách Nhà nước, phương án bố trí ngân sách cho dự án, công trình quan trọng quốc gia do Quốc hội quyết định và quyết toán Ngân sách Nhà nước.
Tuy nhiên các khâu này, Kiểm toán thực hiện vẫn chưa hiệu quả, các ý kiến tham gia vẫn chung chung.
Hiện nay cơ quan Kiểm toán Nhà nước thực hiện kế hoạch kiểm toán hàng năm đối với một số Bộ, cơ quan trung ương và một số địa phương;
phạm vi các cơ quan, đơn vị, địa phương được kiểm toán còn hạn chế, chưa phản ánh được toàn bộ tình hình chấp hành Luật Ngân sách Nhà nước và thực hiện Ngân sách Nhà nước trên phạm vi cả nước.
TÓM TẮT CHƯƠNG 2
Trong chương 2 đã trình bày về thực trạng phân cấp quản lý NSNN ở Việt Nam với những nội dung cụ thể sau:
- Khái quát về hệ thống hành chính, hệ thống ngân sách nhà nước của Việt Nam.
- Thực trạng phân cấp về thẩm quyền ban hành cơ chế, chế độ chính sách, thẩm quyền quyết định ngân sách, định mức phân bổ ngân sách. - Thực trạng phân cấp về nguồn thu và nhiệm vụ chi ngân sách nhà
nước và cơ chế bổ sung ngân sách.
- Thực trạng về phân cấp quy trình ngân sách.
Việc phân tích thực trạng trên những nội dung của phân cấp quản lý ngân sách Nhà nước ở Việt Nam và đưa ra những nhận xét, đánh giá là căn cứ để đề xuất những giải pháp hoàn thiện cơ chế phân cấp quản lý ngân sách nhà nước Việt Nam trong chương 3.
CHƯƠNG 3
PHƯƠNG HƯỚNG VÀ HỆ THỐNG GIẢI PHÁP
HOÀN THIỆN PHÂN CẤP QUẢN LÝ NSNN Ở VIỆT NAM