7. Kết cấu của luận văn
3.3. Kiến nghị:
3.3.1. Đối với Nhà nước.
Thứ nhất, hoàn thiện khung pháp lý.
- Trước tiên phải tiếp tục hoàn thiện các khung pháp lý cụ thể là cải cách hành chính, tiếp tục quy định rõ hơn quyền, nghĩa vụ của các cơ quan quản lý.
- Ngân sách Nhà nước phải chủ động nguồn lực để phân bổ ngân sách cho các đơn vị thụ hưởng theo kế hoạch trung và dài hạn (có thể là hình thức cam kết chi). Muốn vậy phải xây dựng được định mức phân bổ, xây dựng cơ chế “khoán chi” cho phù hợp; đảm bảo sự công bằng, tránh dần tình trạng “xin - cho”. Xây dựng cơ chế khuyến khích tăng thu để chi cho con người (chi thường xuyên) và chi cho phát triển kinh tế - xã hội (chi đầu tư).
- Cần có cơ chế tăng cường phân cấp nguồn thu cho ngân sách cấp dưới, để các đơn vị này chủ động được nguồn thu nhằm phân bổ cho các nhiệm vụ chi của mình.
Thứ hai, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát.
Cơ quan Kiểm toán Nhà nước là cơ quan thuộc Quốc hội, mà Quốc hội là cơ quan quyết định phân bổ dự toán ngân sách Nhà nước hàng năm, do vậy về vấn đề kiểm toán, cần bổ sung quy định cơ quan Kiểm toán Nhà nước phối hợp với Bộ Tài chính kiểm tra quy trình lập dự toán Ngân sách Nhà nước, phương án phân bổ Ngân sách trung ương đảm bảo thực hiện đúng quy định của Luật Ngân sách Nhà nước. Để tăng cường tính công khai, minh bạch và hiệu quả của Ngân sách Nhà nước cần tiến tới thực hiện chế độ kiểm toán Nhà nước bắt buộc đối với tất cả ngân sách các cấp và các đơn vị sử dụng ngân sách.
Tăng cường hệ thống cơ quan Kiểm toán Nhà nước, nghiên cứu thực hiện nguyên tắc các cấp kiểm toán ngân sách (trung ương, tỉnh, huyện có cơ quan kiểm toán của cấp mình để thực hiện). Đồng thời xây dựng, hoàn thiện cơ sở pháp lý mở rộng thực hiện kiểm toán nội bộ, kiểm toán độc lập.
Thứ ba, nâng cao chất lượng, năng lực của đội ngũ cán bộ, công chức.
Nhà nước cũng cần phải chú ý đến vấn đề nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức. Cụ thể là tiếp tục thực hiện rà soát, tinh giảm đội ngũ công chức ở cả trung ương và địa phương làm cho bộ máy chính quyền Nhà nước
bớt cồng kềnh, hoạt động được hiệu quả. Nhất là trong lĩnh vực đầu tư cần có đội ngũ cán bộ trình độ am hiểu về lĩnh vực đầu tư, có năng lực, có đạo đức.
Tạo môi trường pháp lý thuận lợi, rõ ràng, các điều kiện về cơ sở vật chất tối ưu để tạo điều kiện cho cán bộ, công chức làm việc; cần có những biện pháp xử lý nghiêm minh đối với những trường hợp lạm dụng chức vụ, quyền lực dẫn đến hiện tượng thất thoát, lãng phí Ngân sách Nhà nước.
3.3.2. Đối với chính quyền các cấp
Nguồn thu Ngân sách Nhà nước như đã trình bày ở trên chủ yếu là từ thuế, tức là từ sự đóng góp của dân và doanh nghiệp và mục đích chi tiêu của Ngân sách cũng là phục vụ nhân dân. Tuy nhiên, Ngân sách Nhà nước hiện nay sử dụng chưa thực sự hiệu quả, chưa thực sự mang lại nhiều lợi ích cho người dân.
Để sử dụng hiệu quả nguồn vốn do ngân sách Nhà nước thì đơn vị thụ hưởng ngân sách phải có chức năng nhiệm vụ rõ ràng, đội ngũ cán bộ, công chức phải được chuẩn hoá, tức là đội ngũ cán bộ, công chức có đủ trình độ chuyên môn, năng lực, đạo đức để thực hiện quản lý tốt nguồn vốn khi được phân cấp.
Đơn vị thụ hưởng ngân sách phải được Nhà nước trao quyền chủ động hoàn toàn (có thể thực hiện theo hình thức “khoán chi”); các đơn vị thụ hưởng ngân sách có thể căn cứ vào “khung pháp lý” do Nhà nước ban hành để thực hiện. Nhà nước chỉ đóng vai trò hướng dẫn, kiểm tra và kiểm soát.
Đơn vị thụ hưởng ngân sách phải được trao quyền phân cấp quản lý ngân sách theo hướng tự cân đối ngân sách, tức là giao cho đơn vị dự toán tối đa cả các khoản thu - chi trong thời kỳ ổn định ngân sách, theo nguyên tắc cân đối thu – chi để tạo điều kiện cho các đơn vị thụ hưởng ngân sách nuôi dưỡng nguồn thu và quyết định các nội dung chi cho phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của từng thời kỳ nhằm mang lại hiệu quả sử dụng vốn (đơn vị
dự toán phân bổ nguồn lực một cách có hiệu quả, tránh lãng phí).
TÓM TẮT CHƯƠNG 3
Chương này đã trình bày những quan điểm để thực hiện phân cấp quản lý ngân sách nhà nước. Trên cơ sở đó chương này đã đưa ra các giải pháp cơ bản để hoàn thiện cơ chế phân cấp quản lý NSNN ở Việt Nam. Cụ thể là:
- Hoàn thiện hệ thống Ngân sách Nhà nước.
- Hoàn thiện các quy định về thẩm quyền quản lý Ngân sách Nhà nước. - Hoàn thiện cơ chế phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi của các cấp Ngân sách.
- Cải tiến các quy định về thời kỳ ổn định ngân sách và bổ sung từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới.
- Bỏ cơ chế thưởng vượt thu cho các địa phương như hiện nay. - Quy định tỷ lệ dư nợ vốn vay trên tổng thu Ngân sách Nhà nước. - Hoàn thiện chu trình Ngân sách Nhà nước.
Với những giải pháp đã nêu, nội dung chương cũng đưa ra những đề xuất, kiến nghị với Nhà nước và các đơn vị thụ hưởng ngân sách để thực hiện đồng bộ và hiệu quả các giải pháp trên.
KẾT LUẬN
Phân cấp ngân sách nhà nước là một nội dung quan trọng và phức tạp nhất của quản lý tài chính công nhằm mục tiêu quản lý thống nhất nền tài chính quốc gia, nâng cao tính chủ động và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc quản lý và sử dụng ngân sách nhà nước, củng cố kỷ luật tài chính, sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả ngân sách và tài sản của Nhà nước, tăng tích lũy nhằm thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống nhân dân, bảo đảm quốc phòng, an ninh, đối ngoại.
Ở nước ta xu hướng tăng cường phân cấp được thể hiện rõ trong qúa trình cải cách tài chính công những năm gần đây. Đặc biệt, Luật ngân sách nhà nước ban hành năm 2002 (được thực thi từ ngày 1-1-2004) đã tạo ra sự chuyển biến đáng kể trong phân cấp quản lý ngân sách cho địa phương và các đơn vị dự toán. Tuy nhiên, việc thực thi phân cấp quản lý ngân sách nhà nước theo Luật trên thực tế còn nhiều vướng mắc và cũng còn không ít hạn chế.
Từ những lý luận chung về phân cấp ngân sách và kinh nghiệm phân cấp cho các địa phương ở một số nước, căn cứ vào thực trạng phân cấp ngân sách ở nước ta trong thời gian qua, luận văn này cũng đề ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện và tăng cường phân cấp ngân sách nhiều hơn cho chính quyền địa phương ở nước ta.
Các giải pháp này có mối liên hệ và tác động lẫn nhau. Vì vậy cần xác định rõ định hướng cải cách trong từng giai đoạn, từ đó có một hệ thống giải pháp cụ thể. Đồng thời, việc phân định các giải pháp theo từng nội dung như thu chi ngân sách, ban hành các chế độ chính sách, tiêu chuẩn định mức chi
ngân sách chỉ mang tính tương đối.
Phân cấp ngân sách là một quá trình khó khăn, phức tạp và không thể nóng vội. Vì vậy việc thực hiện các giải pháp này cần tiến hành từng bước, bảo đảm tính hiệu quả, góp phần cho quá trình cải cách hành chính ở nước ta.
Luận văn thạc sỹ quản lý tài chính công được hoàn thành nhờ sự giúp đỡ tận tình của thầy giáo hướng dẫn khoa học là PGS.TS Trần Đình Ty, cùng với các thầy cô trong khoa Quản lý Tài chính công. Qua đây, cho phép tôi được bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới PGS.TS Trần Đình Ty và toàn thể các thầy cô trong khoa Quản lý Tài chính công.
Do điều kiện về thời gian nghiên cứu và sự hiểu biết có hạn, nên Luận văn không tránh khỏi những sai sót. Với sự cầu thị, kính mong được sự chỉ dẫn và đóng góp ý kiến của các thầy giáo, cô giáo, các nhà khoa học và toàn thể các đồng nghiệp./.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Tài chính (2003), Các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật Ngân
sách Nhà nước 2002, NXB Tài chính, Hà Nội.
2. Bộ Tài chính (2008), Báo cáo tổng kết 5 năm thực hiện Luật Ngân
sách Nhà nước, Vụ NSNN- Bộ Tài chính.
3. Bộ Tài chính (2006-2007-2008-2009-2010), Báo cáo quyết toán thu
chi Ngân sách Nhà nước, Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội.
4. Bộ Tài chính (2006-2007-2008-2009-2010-2011), Dự toán thu chi
Ngân sách Nhà nước, Vụ NSNN - Bộ Tài chính.
5. Bộ Tài chính (2008), Một số vấn đề về kinh tế - tài chính Việt Nam, Nhà xuất bản tài chính, Hà Nội.
6. Học viện Tài chính (2007), Giáo trình quản lý tài chính công, NXB Tài chính, Hà Nội.
7. Phạm Đức Hồng (2002), Hoàn thiện cơ chế phân cấp ngân sách của các
cấp chính quyền địa phương ở Việt Nam, Luận án Tiến sỹ, Học viện Tài chính.
8. Trần Quốc Vinh (2008), Đổi mới quản lý Ngân sách Nhà nước ở các
tỉnh vùng Đồng bằng Sông Hồng, Luận án Tiến sỹ, Trường đại học kinh tế
quốc dân.
9. Ngân hàng thế giới (2005), Phân cấp ở Đông Á, NXB Văn hoá Thông tin, Hà Nội.
10. Trường Đại học kinh tế quốc dân (2002), Kinh tế và tài chính công, NXB Thống kê, Hà Nội.
11. Viện khoa học Tài chính (2003), Đổi mới quản lý chi tiêu công
cộng ở Việt Nam, Bộ Tài chính, Hà Nội.
công, NXB Lao động, Hà Nội. PGS. TS Trần Đình Ty.
13. Học viện Hành chính quốc gia (2006), Phân cấp quản lý ngân sách
cho chính quyền địa phương – Thực trạng và giải pháp, NXB Chính trị quốc
gia, Hà Nội. PGS.TS Lê Chi Mai.
14. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1992), Hiến
pháp nước Cộng hoà xã hội Chủ nghĩa Việt Nam 1992.
15. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2003), Luật
Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân.
16. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005), Luật
Kiểm toán Nhà nước.
17. Thủ tướng Chính phủ (2010), Quyết định số 59/2010/QĐ-TTg ngày
30/9/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên NSNN năm 2011.
18. GS.TS Vũ Văn Hoá, PGS.TS Lê Văn Hưng (2009), Giáo trình Tài
chính công, Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội.
19. PGS. TS Trần Đình Ty (2007), Quản lý tài chính công, NXB Lao động. 20. Tạp chí tài chính các số năm 2010, 2011.
21. Tạp chí kinh tế phát triển các số năm 2008, 2009, 2010. 22. Tạp chí quản lý nhà nước các số năm 2010.
23. Các trang Web báo điện tử Đảng Cộng sản (www.cpv.org.vn); Tạp chí cộng sản (www.tapchicongsan.org.vn); Chính phủ ( www.chinhphu.vn); Bộ tài chính (www.mof.gov.vn)