Những mặt tồn tại, hạn chế:

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kế toán Nguyên vật liệu, Công cụ dụng cụ. Biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng Nguyên vật liệu, Công cụ dụng cụ tại Công ty TNHH Xây dựng và Thương mại Đức Cường (Trang 91)

32 PX 97 31/10 Xuất kho thép hình cho CT MNTT Vôi 10.850.000 10.850

3.1.2.Những mặt tồn tại, hạn chế:

Bên cạnh những ưu điểm cơ bản, trong quá trình quản lý và sử dụng kế toán NVL còn một số hạn chế sau:

Trong mọi trường hợp mua vật tư, dự phòng vật tư mua hay các đội tự mua thì đều phải tiến hành làm thủ tục và lập phiếu nhập kho, phiếu xuất kho. Đây là cách quản lý vật tư chặt chẽ nhưng cũng gây ra một số khó khăn nhất định như: trường hợp vật tư do đội mua thì hầu hết mua về đến đâu, xuất dùng đến đó, nên số vật tư nhập bằng số vật tư xuất. Mà các công trình thường ở xa nên điều đó gây ra khó khăn, làm chậm tiến độ thi công công trình.

- Đối với hạch toán chi tiết các nhà cung cấp:

Là đơn vị xây dựng, công ty cần nhiều NVL với nhiều quy cách, chủng loại khác nhau. Và trong cùng một thời gian có thể công ty đảm nhận thi công nhiều công trình. Do vậy mà công ty có mối quan hệ chặt chẽ với nhiều người cung cấp. Để theo dõi việc thanh toán cho nhà cung cấp, kế toán đã mở sổ riêng đối với từng người bán. Điều này làm cho khối lượng ghi chép nhiều.

- Đối với việc đánh giá NVL:

Khi vật liệu mua về nhập tại kho của công ty thì toàn bộ chi phí thu mua được tính vào giá trị thực tế NVL nhập kho. Trong khi đó NVL cung cấp tại chân công trình thì chi phí thu mua chỉ tính với NVL chính. Còn với vật liệu phụ, vật liệu khác, nhiên liệu lại được hạch toán vào chi phí dịch vụ mua ngoài .Việc hạch toán như vậy sẽ không phản ánh đúng trị giá thực tế vật liệu nhập kho

- Đối với hạch toán chi tiết vật liệu:

Để hạch toán chi tiết NVL, công ty đã sử dụng Sổ đối chiếu luân chuyển .Tuy nhiên Sổ đối chiếu luân chuyển của công ty chỉ là hình thức, nó được dùng để theo dõi ở kho công ty, còn ở kho đội thì không theo dõi, như vậy không kiểm tra, đối chiếu được số liệu giữa thủ kho đội và kế toán công ty gây ra việc phản ánh không chính xác số nguyên vật liệu tại kho đội bị thất thoát, mất mát.

- Với đặc thù là sử dụng NVL của ngành xây dựng như: sắt, thép, xi măng, phụ gia, vôi, cát... mà trong thời điểm hiện nay, giá cả những mặt hàng này luôn biến động nhưng thực tế tại công ty lại không trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho. Như vậy,

việc phản ánh trị giá NVL thực tế tồn kho cuối kỳ là không chính xác. Điều này sẽ ảnh hưởng đến công tác tính giá thành.

*Việc phân loại và lập sổ danh điểm vật tư

Để đảm bảo việc quản lí và hạch toán NVL được chính xác thì phân loại NVL phải đảm bảo tính khoa học hợp lý. Trong mỗi loại vật liệu căn cứ vào tính chất lí hóa của vật liệu để chia ra thành các nhóm cho phù hợp. Chính vì vậy công ty nên lập thêm sổ danh điểm vật tư. Việc hạch toán được tiện lợi, chính xác, giảm bớt được khối lượng công việc, cung cấp thông tin được nhanh chóng kịp thời.

3.2 Các biện pháp hoàn thiện công tác kế toán Nguyên vật liệu tại Công ty TNHH Xây dựng và Thương mại Đức Cường.

* Về phương pháp quản lý nhập xuất NVL:

Đối với NVL, cụ thể là nhiên liệu, khi xuất sử dụng, phòng vật tư lập phiếu nhập kho dưới dạng lệnh cấp phát nhiên liệu. Các trường hợp còn lại thì sử dụng phiếu xuất kho thông thường. Do phiếu xuất kho vật tư chỉ có hiệu lực một lần không phù hợp với việc sử dụng vật liệu thường xuyên xuất trong tháng. Do căn cứ vào kế hoạch sản xuất trong tháng, các đội chia thành nhiều đợt mua khác nhau, nên cứ sau mỗi lần mua vật tư về lại phải lập phiếu xuất kho thì gây phiền toái. Vậy theo em đối với phần vật tư xuất tại các kho công trình nên sử dụng phiếu xuất kho theo hạn mức, điều này phù hợp với đặc điểm sản xuất của Công ty.

Phiếu xuất vật tư theo hạn mức dùng để theo số lượng vật tư xuất kho trong tháng. Phụ trách bộ phận cung ứng vật tư sẽ căn cứ vào kế hoạch thi công trong tháng và định mức sử dụng NVL thi công cho từng công trình để xác định hạn mức được được duyệt và lập phiếu xuất. Mỗi phiếu được dùng cho một loại NVL sử dụng cho cả tháng và được người phụ trách cung cấp lập làm 2 liên và cả 2 liên đều giao cho bộ phận sử dụng mang 2 liên đến kho, người nhận vật tư giữ một liên còn 1 liên đưa cho thủ kho. Đến cuối tháng dù hạn mức còn hay hết thì thủ kho cũng phải ký vào 2 liên.

Ngoài ra cả hai liên đều phải có chữ ký của người phụ trách bộ sử dụng, phụ trách kế toán. Tổng số lượng NVL xuất trong phiếu lĩnh vật tư bao giờ cũng phải nhỏ hoặc bằng hạn mức được lĩnh. Nếu do kế hoạch sản xuất thi công thay đổi, cần lĩnh thêm NVL, thì phải lập phiếu lĩnh vật tư mới hoặc sử dụng phiếu xuất kho.

* Trong việc hạch toán chi tiết thanh toán với người bán:

Công ty mở riêng 1 sổ đối với từng nhà cung cấp là không cần thiết. Theo em Công ty nên mở sổ chi tiết theo dõi đối với nhà cung cấp thường xuyên còn đối với người bán không thường xuyên thì nên mở chung 1 sổ, mỗi người một trang sổ.

* Trong việc tính giá NVL cung cấp tại chân công trình:

Để phản ánh chính xác giá thành từng công trình, công ty nên hạch toán chi phí mua của VL phụ , vật liệu khác vào trị giá vốn thực tế của chúng khi nhập kho đội. Mặt khác khi xảy ra trường hợp : vật tư nhập về sử dụng cho công trình này nhưng không hết chuyển sử dụng cho công trình sau, lúc này chi phí thu mua có liên quan đến số vật tư này được tính vào chi phí sản xuất chung của công trình trước và nó sẽ làm cho giá thành công trình đó tăng lên một cách bất hợp lý. Ngược lại công trình mới lại không phải chịu chi phí thu mua của số vật liệu đó sẽ làm cho giá thành công trình mới thấp hơn so với trường hợp tự mua về.

Trong trường hợp này công ty nên tính chi phí thu mua đó vào trị giá thực tế NVL nhập tại kho công trình.

* Về việc lập dự phòng giảm giá NVL tồn kho:

Để giúp cho doanh nghiệp có nguồn tài chính bù đắp tổn thất có thể xảy ra trong năm kế hoạch nhằm bảo toàn vốn kinh doanh của doanh và để phản ánh đúng trị giá vật tư tồn kho cuối kỳ ( tại thời điểm lập báo cáo). Khi giá thị trường vật tư nhỏ hơn giá gốc thì công ty nên lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho.

Số cần trích lập được xác định như sau:

Số dự phòng cần trích lập cho năm tới

= Số lượng vật liệu tồn kho cuối năm nay x Đơn giá gốc vật liệu tồn kho - Đơn giá thị trường

Cuối kỳ kế toán năm (hoặc quý), khi lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho lần đầu tiên, ghi: Nợ TK 632- Giá vốn hàng bán

Có TK 159 - Dự phòng giảm giá hàng tồn kho. Cuối kỳ kế toán năm (hoặc quý) tiếp theo:

- Nếu khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập ở cuối kỳ kế toán năm nay lớn hơn khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho đã lập ở cuối kỳ kế toán trước chưa sử dụng hết thì số chênh lệch lớn hơn, ghi:

Nợ TK 632- Giá vốn hàng bán (Chi tiết dự phòng giảm giá hàng tồn kho) Có TK 159 - Dự phòng giảm giá hàng tồn kho.

- Nếu khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập ở cuối kỳ kế toán năm nay nhỏ hơn khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho đã lập ở cuối kỳ kế toán trước chưa sử dụng hết thì số chênh lệch nhỏ hơn, ghi:

Nợ TK 159 - Dự phòng giảm giá hàng tồn kho

Có TK 632- Giá vốn hàng bán (Chi tiết dự phòng giảm giá hàng tồn kho).

* Trong trường hợp vật liệu về nhưng chưa có hoá đơn đỏ:

Công ty nên đối chiếu với hợp đồng mua hàng tiến hành kiểm nhận , lập phiếu nhập kho. Khi nhận được phiếu nhập kho, kế toán chưa ghi ngay mà nên ghi vào tập hồ sơ “ hàng về chưa có hoá đơn”

Nếu trong tháng có hoá đơn về thì kế toán căn cứ vào phiếu nhập kho và ghi: Nợ TK 152

Nợ TK 1331 ( nếu có)

KẾT LUẬN

Qua thời gian tìm hiểu thực tế tại Công ty TNHH Xây dựng và Thương mại Đức Cường em nhận thấy rõ được tầm quan trọng và sự ảnh hưởng to lớn của công tác kế toán nguyên vật liệu tới quá trình sản xuất kinh doanh của Công ty. Hạch toán nguyên vật liệu là công cụ đắc lực giúp cho lãnh đạo Công ty nắm bắt được tình hình và chỉ đạo sản xuất cũng như việc lập kế hoạch thu muc, sử dụng và chi tiêu nguyên vật liệu thích hợp từ đó có ý nghĩa quyết định đến việc hạ giá thành công trình, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.

Như vậy, có thể thấy tổ chức kế toán nguyên vật liệu đóng vai trò rất quan trọng là nhu cầu tất yếu của công tác quản lý. Công tác kế toán nguyên vật liệu cần phải được quan tâm đúng mức, luôn được hoàn thiện và đổi mới.

Trong thời gian thực tập tại Công ty, được sự chỉ bảo, hướng dẫn tận tình của các Cô chú, Anh chị trong phòng Tài chính - Kế toán và giáo viên hướng dẫn em đã có được những kiến thức thực tế nhất định về quá trình kế toán trong doanh nghiệp sản xuất, đã nêu lên những ưu điểm, tồn tại trong công tác quản lý, hạch toán nguyên vật liệu ở Công ty và mạnh dạn đề xuất những ý kiến với mong muốn công tác quản lý và hạch toán nguyên vật liệu của Công ty không ngừng hoàn thiện và ngày càng phát huy được những mặt mạnh, hạn chế được những khuyết điểm của mình.

Tuy nhiên, do trình độ và thời gian thực tập còn nhiều hạn chế, công tác quản lý hạch toán nguyên vật liệu là một công tác phức tạp nên đồ án này mới chỉ đi vào tìm hiểu một số vấn đề chủ yếu và chắc chắn cồn nhiều thiếu sót. Vì vậy, em kính mong được sự đóng góp ý kiến của thầy cô giáo và các cô chú anh chị trong phòng Tài chính - Kế toán để đồ án được hoàn thiện hơn.

Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ chi dẫn tận tình của cán bộ phòng Kế toán Công ty TNHH Xây dựng và Thương mại Đức Cường và đặc biệt là cô giáo Ths.Đỗ Minh Ngọc đã trong thời gian qua đã tạo điều kiện cho em hoàn thành đồ án này!

Hà Nội, ngày tháng năm 2014

Sinh viên

Nguyễn Thị Cúc

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kế toán Nguyên vật liệu, Công cụ dụng cụ. Biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng Nguyên vật liệu, Công cụ dụng cụ tại Công ty TNHH Xây dựng và Thương mại Đức Cường (Trang 91)