Đặc điểm tổ chức quản lý kinh doanh của công ty tnhh xây dựng và thương mại đức cường

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kế toán Nguyên vật liệu, Công cụ dụng cụ. Biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng Nguyên vật liệu, Công cụ dụng cụ tại Công ty TNHH Xây dựng và Thương mại Đức Cường (Trang 39)

thương mại đức cường

2.1.2.1. Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH Xây dựng và thương mại Đức Cường

Ngay từ khi thành lập, Công ty đã mở rộng mô hình hoạt động sản xuất kinh doanh với nhiều ngành nghề khác nhau:

- Xây dựng dân dụng, công nghiệp, giao thông, thủy lợi, xây lắp điện, hệ thống cấp thoát nước; lắp đặt hệ thống đường ống mạng nước cứu hỏa; san lấp mặt bằng, mua bán vật liệu xây dựng;

- Khảo sát, tư vấn thiết kế công trình dân dụng, hạ tầng kĩ thuật, công trình điện dân dụng, hạ tầng kĩ thuật, công trình điện dân dụng và công nghiệp, nước sinh hoạt và nước thải công nghiệp, công trình giao thông cầu, đường bộ, công trình thủy lợi, đê đập, hồ chứa nước, kênh mương tưới tiêu.

- Thi công các công trình hạng mục công trình lớn và nhỏ - Thi công san đắp nền móng, xử lý nền đất yếu

- Xây dựng công trình dân dụng, công nghiệp, hạ tầng kỹ thuật đô thị, cấp thoát nước, giao thông bưu điện ( cầu, đường, các tuyến cáp đường dây thông tin…), xây dựng các công trình thuỷ lợi, thuỷ điện ( đê, kè, đập, kênh, mương, trạm bơm…), xây dựng các công trình điện ( đường dây và trạm ).

- Tư vấn, thiết kế các công trình xây dựng. - Tư vấn đầu tư, thực hiện các dự án đầu tư.

- Mua bán máy móc, thiết bị vật tư, linh kiện, phụ kiện phục vụ nghành xây dựng, công nghiệp, nông nghiệp, giao thông, thủy lợi;

- Lắp đặt, xây dựng các hệ thống cấp thoát nước, điện, điện lạnh, thông gió, lò sưởi và điều hòa không khí cho các công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp, thủy lợi;

- Sản xuất, mua bán vận chuyển bê tông thương phẩm và cấu kiện bê tông đúc sẵn; Công ty TNHH Xây dựng và Thương mại Đức Cường có địa bàn hoạt động chủ yếu ở tỉnh Bắc Giang. Để có chỗ đứng vững chắc và có thể cạnh tranh được với các doanh nghiệp khác trên thị trường, đồng thời nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Công ty TNHH Xây dựng và Thương mại Đức Cường tập trung nâng cấp, cải tạo cơ sở hạ tầng, mua sắm thêm các loại máy móc, trang thiết bị hiện đại đưa vào sản xuất. Bên cạnh đó Công ty chú

trọng đến việc đào tạo bồi dưỡng thêm cho đội ngũ cán bộ công nhân viên trong toàn Công ty, đảm bảo có tay nghề cao, chuyên môn giỏi, nhiệt tình với công việc và thân thiện với khách hàng.

2.1.2.2.Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý tại Công ty TNHH Xây dựng và Thương mại Đức Cường

Mô hình tổ chức bộ máy quản lý của công ty

Sơ đồ 2.1: Bộ máy quản lý Công ty TNHH Xây dựng và Thương mại Đức Cường

Do là một công ty TNHH mới được thành lập nên bộ máy tổ chức và quản lý của công ty tương đối đơn giản nhưng lại hết sức chặt chẽ. Mỗi phòng ban trong Công ty đều có mối quan hệ mật thiết với nhau tạo thành một khối bền vững kích thích, thúc đẩy và tạo điều kiện lẫn nhau hoàn thành nhiệm vụ, đạt được mục tiêu

GVHD:Ths. Đỗ Minh Ngọc

P. Vật tư -

thiết bị P. Kế hoạch P. Kỹ thuật P. Tổ chức hành chính P. Kế toán

Đội thi công hệ thống cấp nước Đội xây lắp nhà xưởng Đội xây lắp cầu cống Tổ máy

thi công Tổ gia công kết cấu thép Tổ lắp đặt điện nước P.GIÁM ĐỐC GIÁM ĐỐC

của Doanh Nghiệp là tồn tại và ngày càng lớn mạnh.

- Giám đốc: Là người đại diện cho Công ty, quản lý Công ty theo chế độ một thủ trưởng, chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và làm nghĩa vụ với Nhà nước theo đúng quy định của Pháp luật.

- Phó giám đốc: Là do giám đốc Công ty đề nghị và được bổ nhiệm có trách nhiệm tham mưu giúp việc cho giám đốc Công ty hoàn thành nhiệm vụ được giao. Được giám đốc ủy quyền và thay mặt giám đốc điều hành toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty khi giám đốc đi công tác.

- Phòng vật tư - thiết bị: Là phòng giúp cho cho Ban Giám Đốc khai thác và sử dụng hiệu quả vật tư, máy móc, điều phối và mua sắm các trang thiết bị, vật tư cho hoạt động của Công ty.

- Phòng kế hoạch: Là cơ quan giúp Ban Giám Đốc lên kế hoạch, tổ chức điều hành thực hiện các kế hoạch sản xuất, kinh doanh của Công ty, theo dõi tiến độ thực hiện sản xuất, kinh doanh của Công ty.

- Phòng kỹ thuật: Đây là cơ quan giúp cho Ban Giám Đốc trong việc tổ chức, quản lý công tác kỹ thuật xây dựng. Tư vấn cho các đối tác về kĩ thuật, giám sát thực hiện công tác kỹ thuật.

- Phòng tổ chức hành chính: Là cơ quan giúp Ban Giám Đốc trong việc quản lý nhân sự, tổ chức quản lý, tuyển dụng nhân sự. Thực hiện việc điều hành các công việc hành chính văn phòng tại trụ sở Công ty.

- Phòng kế toán- tài chính: Là cơ quan giúp có nhiệm vụ ghi chép, tổng hợp, phản ánh các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh hàng ngày của Công ty vào các loại sổ sách kế toán. Đồng thời phân tích, cung cấp thông tin cho các bộ phận liên quan, kiểm tra việc thực hiện nghĩa vụ dối với Nhà Nước, thanh toán nợ và kiểm tra việc quản lý, sử dụng tài sản của Công ty.

- Các đội, tổ xây dựng: tiến hành thi công các công trình mà Công ty nhận thầu xây dựng, thi công công trình theo đúng tiến độ và kế hoạch đề ra, hoàn thành và bàn giao công trình đúng thời gian.

mại Đức Cường (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

A, Tổ chức bộ mày kế toán của Công ty TNHH Xây dựng và Thương mại Đức Cường

* Cơ cấu bộ máy kế toán:

Sơ đồ 2.2: Bộ máy kế toán của Công ty TNHH xây dựng và Thương mại Đức Cường

* Chức năng, nhiệm vụ của từng phần hành kế toán:

- Kế toán trưởng: Là người phụ trách chung và điều hành toàn bộ công tác kế toán của Công ty, là người chịu trách nhiệm trước giám đốc và Nhà Nước về việc quản lý và sử dụng vật tư, tiền vốn trong sản xuất kinh doanh kiểm tra phân tích số liệu cuối kỳ kinh doanh. Đôn đốc mọi bộ phận kế toán chấp hành các quy định, chế độ Kế toán do Nhà nước ban hành, đồng thời là người trực tiếp báo cáo các thông tin lên giám đốc và cơ quan có thẩm quyền. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về các số liệu đã báo cáo.

- Kế toán thanh toán: Có nhiệm vụ thanh toán tiền mặt hàng ngày, viết phiếu thanh toán (phiếu thu, phiếu chi), mở sổ quỹ và lập báo cáo, chứng từ, ủy nhiệm chi giao dịch với Ngân hàng, mở sổ chi tiết TGNH thanh toán với khách hàng, theo dõi các khoản vốn vay, khoản phải nộp nghĩa vụ Nhà nước và các khoản phải trả, phải nộp khác

- Kế toán tiền lương: Theo dõi tình hình thanh toán với công nhân và trích nộp BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ theo quy định của Nhà Nước, lập báo cáo lương, nắm tình hình thay đổi danh sách cấp bậc lương của cán bộ, công nhân viên, quỹ lương thưởng GVHD:Ths. Đỗ Minh Ngọc Kế toán tiền lương Kế toán Vật tư, thành phẩm Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành Thủ quỹ Kế toán thanh toán KẾ TOÁN TRƯỞNG

-Kế toán Vật tư, thành phẩm : Theo dõi chi tiết từng loại vật tư, thành phẩm, phân loại, tổng hợp các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến VT, TP. Tổ chức ghi chép, phản ánh, tổng hợp số liệu một cách đầy đủ, kịp thời về hiện trạng và giá trị CCDC hiện có, tình hình tăng giảm và di chuyển NLVL, CCDC. Tính toán và phân bổ chính xác số NLVL,CCDC vào chi phí sản xuất kinh doanh. Có nhiệm vụ theo dõi chi tiết và tổng hợp tình hình nhập – xuất kho từng loại vật tư bao gồm vật liệu chính, vật liệu phụ, công cụ lao động nhỏ diễn ra hàng ngày.

- Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm:

+ Xác định đối tượng phương pháp tập hợp CPSX và tính giá thành sản phẩm cho phù hợp với Công ty, tập hợp và phân bổ từng loại CPSX kinh doanh theo đúng đối tượng. Thường xuyên kiểm tra phân tích tình hình thực hiện các định mức chi phí, phải đề xuất các biện pháp tiết kiệm CPSX, tính giá thành sản phẩm dở dang và tính giá thành sản phẩm.

+ Tổ chức vận dụng các tài khoản kế toán để hạch toán CPSX và giá thành sản phẩm phù hợp với phương pháp kế toán hàng tồn kho mà doanh nghiệp lựa chọn.

+ Tổ chức tập hợp, kết chuyển hoặc phân bổ CPSX theo đúng đối tượng kế toán tập hợp CPSX đã xác định, theo các yếu tố chi phí và khoản mục giá thành.

+ Lập báo cáo CPSX theo yếu tố, định kỳ phân tích CPSX và giá thành sản phẩm ở doanh nghiệp.

+ Tổ chức kiểm kê và đánh giá khối lượng sản phẩm dở dang một cách khoa học, hợp lý, chính xác và đầy đủ.

-Thủ quỹ: Làm nhiệm vụ giữ tiền và thu chi tiền khi có phiếu thu, phiếu chi kiêm phát lương cho CBCNV hàng tháng

B, Hình thức sổ kế toán áp dụng tại Công ty TNHH Xây dựng và Thương mại Đức Cường.

- Chế độ kế toán: Công ty TNHH xây dựng và thương mại Đức Cường thực hiện công tác kế toán theo chế độ kế toán được ban hành theo QĐ số: 48/2006/QĐ – BTC của Bộ trưởng Bộ tài chính ban hành ngày 14 tháng 09 năm 2006

- Hình thức kế toán áp dụng: Chứng từ ghi sổ. Các chứng từ kế toán áp dụng đều tuân thủ theo đúng quy định của Nhà Nước được lập theo mẫu in sẵn của Bộ tài chính ban hành hoặc Công ty xây dựng có tính đặc thù sản xuất kinh doanh.

- Niên độ kế toán bắt đầu từ ngày 01/01/N đến ngày 31/12/N. - Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán là đồng Việt Nam.

- Phương pháp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên. - Phương pháp tính và nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.

- Phương pháp khấu hao TCSĐ đang áp dụng: khấu hao theo phương pháp đường thẳng.

Sơ đồ 2.3: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức chứng từ ghi sổ

Ghi chú:

: Ghi hàng ngày : Kiểm tra đối chiếu : Ghi cuối tháng

*Trình tự ghi sổ theo hình thức chứng từ ghi sổ:

Đặc trưng: Căn cứ trực tiếp để ghi sổ kế toán tổng hợp, chứng từ ghi sổ ( CTGS ) bao gồm:

− Ghi theo trình tự thời gian trên sổ đăng ký chứng từ ghi sổ.

− Ghi sổ nội dung kinh tế trên sổ cái : Sổ đăng ký CTGS là kế toán tổng hợp để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, quản lý CTGS vừa để kiểm tra đối chiếu số liệu với bảng cân đối số phát sinh.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kế toán Nguyên vật liệu, Công cụ dụng cụ. Biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng Nguyên vật liệu, Công cụ dụng cụ tại Công ty TNHH Xây dựng và Thương mại Đức Cường (Trang 39)