Chủ trương Đức trị

Một phần của tài liệu Quan niệm của Nho giáo sơ kỳ về xã hội lý tưởng và ý nghĩa hiện thời của nó (Trang 83)

Trước Khổng Tử, cũng có rất nhiều quan niệm cho rằng, người trị dân phải có đạo đức thì dân mới theo, mới mang lại hạnh phúc cho dân. Đồng thời, người cầm quyền phải có bổn phận giáo hóa dân, làm cho họ trở thành những người tốt, làm được như vậy, đất nước sẽ thịnh trị. Tuy nhiên, Khổng Tử là người đầu tiên đề cập một cách đầy đủ đến vấn đề tư cách của người cầm quyền, đến bổn phận của người cầm quyền là phải sửa mình, phải làm gương cho dân và giáo hóa dân. Khổng Tử luôn gắn đạo đức với chính trị, ông đã đạo đức hóa chính trị, đó cũng là lý do học thuyết của ông được gọi là học thuyết chính trị - đạo đức. Khổng Tử là người mở đầu đường lối “Đức trị”, chủ trương cai trị dân bằng đạo đức, chứ không phải bằng bạo lực. Đường lối ấy sau này được Mạnh Tử phát triển trong học thuyết “Nhân chính”, “Vương đạo”. Tuân Tử cũng kế thừa và mở rộng thêm trong lý thuyết về “Lễ Pháp kiêm trị”.

Để xây dựng mô hình xã hội lý tưởng, các nhà sáng lập Nho giáo sơ kỳ chủ trương “Đức trị”, nghĩa là trị nước, quản lý xã hội bằng đạo đức, thông qua những nguyên tắc, những chuẩn mực, những quy phạm đạo đức nhằm ổn định, duy trì trật tự xã hội và hướng tới xã hội lý tưởng. Đường lối chính trị của họ

nhìn chung là dùng Đức để nêu gương, dùng Lễ, Nhạc để giáo hóa, tổ chức. Tuy

nhiên, ở mỗi nhà nho cũng có những điểm riêng, có sự kế thừa, bổ sung và phát

triển. Khổng Tử chú trọng đến Nhân, NghĩaLễ, ông nói rằng, “dùng chính

lệnh để dẫn dắt dân, dùng hình pháp để giữ trật tự, dân tránh khỏi tội nhưng chưa biết hổ thẹn. Dùng đức để dẫn dắt, dùng lễ để giữ trật tự, dân biết hổ thẹn mà

tiến tới chỗ tốt lành” [55, tr.215]. Mạnh Tử cũng đề cập đến Nhân, nhưng ông

nhấn mạnh đến Nghĩa, ông nói nhiều về Nghĩa hơn về Lễ: “Đạo của vua Nghiêu,

vua Thuấn mà không dựa vào nhân chính cũng không thể bình trị thiên hạ” [55, tr.1014]. Các vua “ba triều đại [Hạ, Thương, Chu] sở dĩ được thiên hạ là nhờ lòng nhân, để mất thiên hạ vì lỗi bất nhân” [55, tr.1022]. Mạnh Tử nói với Lương Huệ Vương rằng: “Nhà vua hà tất nói đến lợi, chỉ nên nói tới nhân nghĩa

mà thôi!” [55, tr.712]. Tuân Tử lại đặc biệt chú trọng đến Lễ, cho rằng, “lễ là tiêu chuẩn cực tốt của đạo người”; “thiên hạ theo lễ thì trị, không theo lễ thì loạn, theo lễ thì yên, không theo lễ thì nguy, theo lễ thì còn, không theo lễ thì mất” [16, tr.107]. Tuân Tử cho rằng, tính người vốn ác, tính người ta muốn nhiều, nên tiên vương mới chế ra lễ để tránh sự tranh giành, rối loạn đó. Ông nói: “Người ta sinh ra là có lòng muốn, muốn mà không được thì không thể không tìm tòi, đòi hỏi, tìm tòi, đòi hỏi mà không có chừng mực, giới hạn thì không thể không tranh, tranh thì loạn, loạn thì khốn cùng. Tiên vương ghét loạn cho nên chế định lễ nghĩa để phân ra trật tự mà nuôi cái muốn của con người, cấp cho con người cái mà lòng họ muốn” [16, tr.108].

Trong quan niệm của Nho giáo sơ kỳ, để thực hiện đường lối “Đức trị”, cần thi hành những biện pháp dưới đây:

Một là, người cầm quyền phải nêu cao tấm gương đạo đức

Các nhà nho thời tiên Tần đều chủ trương “Đức trị”, biểu hiện đầu tiên của đường lối “Đức trị” đó là nêu gương, “Dĩ thân giáo, dĩ đức hóa”, nghĩa là lấy bản thân mình ra làm gương mà dạy dân, lấy đạo đức mà cảm hóa dân, người trên sửa mình để yên trăm họ, kẻ dưới noi theo, sửa mình để trở thành một người dân tốt. Theo Khổng Tử, nếu người cầm quyền biết làm những điều nhân nghĩa, đạo đức, thì tự thiên hạ trông theo và bắt chước. Ông cho rằng, “lấy đức để làm việc chính trị cũng ví như ngôi sao Bắc thần, ở yên vị mà các ngôi sao khác đều chầu về” [55, tr.214]. Khổng Tử cho rằng, bổn phận của người cầm quyền là phải luôn luôn sửa mình, trau dồi đạo đức, làm gương cho dân, giáo dục dân. Khổng Tử muốn lấy đức mà giáo hóa người hơn là dùng hình pháp để trị người: “Dùng chính lệnh để dẫn dắt dân, dùng hình pháp để giữ trật tự, dân tránh khỏi tội nhưng chưa biết hổ thẹn. Dùng đức để dẫn dắt, dùng lễ để giữ trật tự, dân biết hổ thẹn mà tiến tới chỗ tốt lành” [55, tr.215]. Sau này, Mạnh Tử coi trọng vai trò của đạo đức trong cai trị, giáo hóa dân: “Thiên hạ có ba điều rất đáng tôn trọng: tước vị, tuổi tác và đạo đức, đều ngang nhau. Ở triều đình, không có gì quý bằng tước vị; chỗ xóm làng, không gì quý bằng tuổi tác; về mặt giúp đời, giáo hóa dân chúng thì không gì quý bằng đạo đức” [55, tr.880]. Ông còn cho rằng, đạo đức

mạnh hơn là bạo lực, đạo đức là gốc rễ bền vững của chế độ chính trị, vì đạo đức chinh phục được lòng người, bạo lực chỉ làm người ta sợ mà không phục: “Dùng sức mạnh để chinh phục, người ta chẳng tâm phục, mà chỉ vì không đủ sức (chống lại) thôi. Dùng đức để chinh phục, người ta thật lòng vui vẻ, mà thật lòng tín phục, như bảy mươi đệ tử tín phục Khổng Tử vậy” [55, tr.852].

Quan điểm của Nho giáo sơ kỳ về việc nêu cao tấm gương đạo đức của người cầm quyền nhằm khích lệ sự nỗ lực phấn đấu, học tập giúp đời của trí sĩ và người cầm quyền, để mọi người ra sức học tập, tu dưỡng bản thân và tạo dựng một xã hội tốt đẹp. Điều đó có ý nghĩa không chỉ đối với thời đại của Khổng Tử, mà ngày nay, trong bất cứ xã hội nào, nếu người cầm quyền ngay thẳng, chính trực, biết yêu thương dân, lo lắng cho đời sống của nhân dân thì cũng sẽ đem lại xã hội tốt đẹp. Ngày nay chúng ta đang xây dựng chủ nghĩa xã hội, rất cần những cán bộ lãnh đạo vừa “hồng” vừa “chuyên”, biết nêu tấm gương tốt cho cấp dưới và nhân dân.

Tuy nhiên, việc tạo dựng một xã hội mới tốt đẹp không thể chỉ dựa vào sự nêu gương, không chỉ trông chờ vào sự tự giác của người cầm quyền, mà còn phải xây dựng những điều kiện kinh tế xã hội tốt đẹp nhằm tạo ra tiền đề vật chất hiện thực cho sự nghiệp xây dựng cuộc sống mới và ngăn chặn những tệ nạn xã hội trong đội ngũ cán bộ lãnh đạo. Về mặt này có thể nói Mạnh Tử đưa ra quan điểm “hằng sản” thiết thực hơn việc kêu gọi nêu gương của Khổng Tử.

Hai là, thực hiện Nhân, Lễ, Chính danh

Trong quan niệm của Nho giáo sơ kỳ, ngoài biện pháp nêu gương, các nhà nho còn nêu ra những biện pháp chủ yếu để thực hiện đường lối “Đức trị”, đó là

Nhân, Lễ, Chính danh, theo đó, Nhân là gốc, Lễ là căn cứ, là thước đo, Chính danh là nguyên tắc để thực hiện đường lối “Đức trị”.

Thứ nhất, “Nhân” là gốc rễ, là cốt lõi của chính sách cai trị

Nhân là phạm trù trung tâm, xuyên suốt trong toàn bộ học thuyết Nho

giáo. Nhân là nền tảng xuất phát của Nho giáo sơ kỳ trong quan niệm về đạo trị

Trong Luận ngữ, Nhân được Khổng Tử giải đáp theo nhiều văn cảnh khác

nhau, do đó nội dung của Nhân, nói chính xác hơn nội hàm của nó có nhiều điểm

khác nhau. Về cơ bản, các học giả khi nghiên cứu tư tưởng của Nho gia nói

chung, về Nhân nói riêng, đều có sự thừa nhận chung rằng, Nhân bao hàm những

nội dung cơ bản như: Nhân là thương yêu con người; Nhân là “trung thứ”; “khắc

kỷ phục lễ” để làm người có Nhân; hiếu đễ là gốc của Nhân; Nhân là đức mục

thuộc phạm trù người quân tử và bao trùm các đức mục khác.

Tuy nhiên, trong luận án này chúng tôi không đi sâu xem xét nội hàm của

Nhân nói chung, mà tập trung nghiên cứu Nhân với ý nghĩa là gốc rễ, là cốt lõi

của chính sách cai trị nhằm đạt tới mô hình xã hội lý tưởng của Nho giáo sơ kỳ. Thời đại của Khổng Tử là thời chiến tranh loạn lạc triền miên, các vua chư hầu, các quan đại phu chỉ lo củng cố địa vị và tranh giành quyền lực bằng giải pháp bạo lực, bất chấp sự lầm than và cùng cùng cực trong đời sống của dân. Trước tình cảnh xã hội đó, Khổng Tử chủ trương xây dựng một học thuyết

chính trị lấy Nhân làm tư tưởng chủ đạo. Trong tư tưởng của Khổng Tử, Nhân

bao gồm những nội dung cơ bản như: yêu người như yêu mình, cái gì mình không muốn thì đừng làm cho người khác, ngược lại, điều gì mình muốn thành đạt thì cũng nên giúp người khác thành đạt; thái độ cung kính, khoan dung và sẵn sàng giúp đỡ đối với người nghèo khổ, tàn tật, cô đơn. Trong chủ trương

chính trị của Khổng Tử, Nhân yêu cầu người cầm quyền phải thương yêu dân,

tiết kiệm của cải, sức lực của dân (tiết dụng nhi ái nhân, sử dân dĩ thời), làm cho

dân đông đúc giàu có, được giáo dục (Thứ, phú, giáo), hạn chế chiến tranh,

không lạm sát dân, tạo cho dân cuộc sống yên ổn, thái bình.

Mạnh Tử đã phát triển và làm rõ hơn nội dung của Nhân trong hoàn cảnh

lịch sử thời Chiến Quốc. Ông đã bổ sung phạm trù Nghĩa vào phạm trù Nhân

thành phạm trù Nhân nghĩa. Trong bối cảnh thời Chiến Quốc, chiến tranh tàn

khốc diễn ra khắp nơi, các vua chư hầu đua nhau chạy theo lợi, Mạnh Tử vẫn

chủ trương Nhân nghĩa. Có thể nói, Mạnh Tử là người đầu tiên trong lịch sử Nho

giáo sử dụng cụm từ Nhân nghĩa như một phạm trù đạo đức. Ông không chỉ luận

thực hiện Nhân nghĩa trong đường lối trị nước của mình, đó là Nhân chính (tức

là thực hành đường lối chính trị lấy NhânNhân nghĩa làm gốc). Nếu như

Khổng Tử coi trọng dân và luôn nhắc nhở nhà cầm quyền phải yêu dân, tiết kiệm của cải, sức lực của dân, làm cho dân đông, dân giàu, dân được giáo dục và phải quan tâm đến những vấn đề cốt lõi của quốc gia như lương thực đầy đủ, binh lực đầy đủ và được dân tin cậy thì Mạnh Tử phát triển thêm tư tưởng đó bằng chủ trương coi dân là quý nhất, rồi mới đến xã tắc, vua là thường (dân vi quý, xã tắc

thứ chi, quân vi khinh). Trong học thuyết Nhân chính, Mạnh Tử yêu cầu người

cầm quyền phải làm cho dân có đời sống vật chất đầy đủ (hằng sản), thu thuế có mức độ, điều chế điền sản công bằng, giảm bớt hình phạt, hạn chế chiến tranh, xây dựng “nhà tường”, “nhà tự” để giáo dục dân. Nếu như Khổng Tử chủ trương

thực hành Đức trị bằng việc yêu cầu người cầm quyền phải thực hiện cho được

năm điều, đó là cung kính, khoan dung, thành tín, cần mẫn và có ơn huệ (cung,

khoan, tín, mẫn, huệ) [55, tr.618], thì Mạnh Tử nhấn mạnh, người cầm quyền phải vui niềm vui của dân, lo nỗi lo của dân, phải giữ mình khiêm cung, sinh hoạt tiết kiệm, gia ân với người dưới. Thậm chí, Mạnh Tử còn cho rằng, những ông vua vô đạo, hại dân, hại nước thì phải bị phế bỏ. Như vậy, trong chủ trương

chính trị lấy Nhân làm cốt lõi, cả Khổng Tử và Mạnh Tử đều quan tâm đến trách

nhiệm của nhà cầm quyền với dân, phải biết yêu thương dân mà chăm lo đến đời sống vật chất của dân và đặc biệt là chú trọng việc giáo dục dân. Điều đó thể hiện tinh thần nhân bản sâu sắc trong đường lối trị nước của các nhà nho sơ kỳ.

Tư tưởng Nhân chính của Mạnh Tử về thực chất là phát triển tư tưởng

“Đức trị” của Khổng Tử khi ông chủ trương đường lối trị nước “vương đạo” trong sự đối lập với “bá đạo”. Trong quan niệm của Mạnh Tử, dùng sức mạnh để cai trị là “bá đạo”, dùng đạo đức mà cai trị gọi là “vương đạo”: “Dùng sức mạnh để chinh phục, giả làm nhân chính, đó là bá…dùng đức để thi hành nhân chính, đó là vương” [55, tr.852]. Mạnh Tử cho rằng “vương đạo” là con đường dẫn đến thành công: “Nếu thi hành nhân chính để xây dựng nên vương nghiệp, thì không ai ngăn cản nổi vậy” [55, tr.826]. Bởi vì, trong quan niệm của Mạnh Tử, nguyên

tắc cơ bản của “bá đạo” là Lợi, nguyên tắc cơ bản của “vương đạo” là Nhân,

những rối loạn trong xã hội. “Vương đạo” dựa trên Nhân, Nghĩa nên thiên hạ sẽ thái bình thịnh trị. Sống trong thời kỳ Chiến Quốc loạn lạc, chiến tranh triền miên, các vua chư hầu đua nhau tranh bá, Mạnh Tử càng thiết tha thực hành “vương đạo”. Vì thế ông đã đi chu du nhiều nước, thuyết giáo về chủ trương

Nhân chính của mình. Ông nói: “Nếu nhà vua chịu thi hành nhân chính với dân, giảm bớt hình phạt, nhẹ thuế khóa, khuyên dân cày sâu cuốc bẫm, nhổ cỏ cho kỹ, khuyên những người trai tráng nhân lúc nhàn rỗi ráng tu sửa những nét hiếu đễ, trung tín, để ở nhà đủ thờ cha anh, ra ngoài đủ thờ bậc trưởng thượng, như thế có thể khiến họ chỉ sử dụng gậy gộc mà cũng đủ đánh lại quân Tần, quân Sở vũ trang bằng áo giáp kiên cố và binh khí bén nhọn vậy” [55, tr.730]. Mạnh Tử cho

rằng, chỉ cần người nào thực hành được “vương đạo”, Nhân chính thì có thể quy

tụ được thiên hạ, không kể họ có nhiều hay ít đất đai và lực lượng, như vua Thang lúc bắt đầu có 70 dặm, Văn Vương lúc khởi nghiệp có một trăm dặm mà vẫn làm nên nghiệp lớn.

Theo Lã Trấn Vũ, “Đạo nhân không những là hạt nhân của hệ thống lý luận của Khổng Tử, mà những điều thuộc về các phương diện chính trị, luân lý… cũng đều do đó mà ra, cũng đều bắt nguồn từ đạo nhân và do đạo ấy quyết định. Cho nên đạo nhân chính là tinh thần hoàn mỹ tốt đẹp nhất, là nền tảng quyết định tất cả” [136, tr.83].

Thứ hai, Lễ là công cụ quan trọng trong duy trì trật tự xã hội

Trong các thư tịch cổ thời Tây Chu, nguyên nghĩa của chữ Lễ chỉ sự cúng

tế, về sau Lễ được chế định để duy trì trật tự giai cấp trong xã hội “tông pháp”

của Tây Chu, mang ý nghĩa chính trị. Sau này, ý nghĩa của Lễ còn bao gồm cả

phong tục tập quán, những quy tắc ứng xử lớn nhỏ mà đạo đức Nho giáo đòi hỏi mọi người phải tuân theo.

Lễ được đề cập trong nhiều thiên của Lễ ký, bao gồm những nội dung như,

hiếu với cha mẹ là biết Lễ, trung với vua là biết Lễ, có lòng nhân, điều gì không

muốn không áp dụng cho người là biết Lễ, nắm được chữ “thời” cũng là biết Lễ

Đến thời Khổng Tử, Lễ bao hàm thêm những nội dung mới mang tính

Khổng Tử chủ trương noi gương nhà Chu nên muốn duy trì trật tự xã hội theo những pháp điển, lễ nhạc của Chu Công. Ông nghiêm khắc đòi hỏi phải tôn trọng những khuôn phép ấy từ việc tế lễ quỷ thần đến mọi quan hệ vua tôi, cha con, chồng vợ, anh em, bè bạn, từ những quy tắc sinh hoạt hàng ngày như ma chay, cưới xin, giỗ tết đến các cách đi đứng, chào hỏi, ăn uống, trang phục.

Lễ mà Khổng Tử nói đến, không những là một thứ nguyên tắc về chính trị,

một văn bản về nghi tiết, mà còn là một thứ chế độ. Trong chế độ xã hội có sự

phân biệt đẳng cấp thì Lễ là một thước đo để phân biệt trật tự đẳng cấp đó. Do

vậy, “danh để đặt ra đạo nghĩa, đạo nghĩa để đặt ra lễ. Đó là nguồn gốc của cái gọi là dùng lễ để cai trị” [136, tr.92].

Trong Luận ngữ, Lễ có những ý nghĩa và vai trò cơ bản như, “dẹp bỏ tư

Một phần của tài liệu Quan niệm của Nho giáo sơ kỳ về xã hội lý tưởng và ý nghĩa hiện thời của nó (Trang 83)