Tuân Tử

Một phần của tài liệu Quan niệm của Nho giáo sơ kỳ về xã hội lý tưởng và ý nghĩa hiện thời của nó (Trang 46)

Tuân Tử họ Tuân, tên Huống, tự là Khanh, người đời cũng gọi ông là Tôn

Khanh. Trong Sử Ký Tư Mã Thiên, phần Mạnh Tử, Tuân Khanh liệt truyện chép:

“Tuân Khanh người nước Triệu, năm mươi tuổi mới đi học ở nước Tề… Nước Tề tôn kính là “Liệt đại phu”, và Khanh ba lần làm tế tửu. Có người Tề gièm Tuân Khanh. Tuân Khanh bèn sang Sở. Xuân Thân Quân cho Tuân Khanh làm huyện lệnh Lan Lăng. Xuân Thân Quân chết rồi, Tuân Khanh lui về, nhân làm nhà ở Lan Lăng. Lý Tư có lần đến theo học và sau làm thừa tướng nước Tần. Tuân Khanh ghét chính sự thời dơ đục, nước mất, vua hỏng luôn luôn nối nhau. Các vua không theo được đạo lớn mà lo cúng tế, bói toán, tin điều may, điều rủi. Bọn Nho bỉ lậu, câu nệ, nhỏ nhen như bọn Trang Chu lại dùng lối khôi hài làm rối loạn phong tục. Tuân Khanh bèn xét những hành vi đạo đức của đạo Nho, đạo Mặc, xét nguồn gốc của việc hưng thịnh, bại vong, liệt thành thứ tự, làm ra sách vài vạn chữ, rồi chết, chôn ở huyện Lan Lăng” [98, tr.392- 393].

Về trước tác của Tuân Tử thì Lưu Hướng gọi là Tôn Khanh Tân Thư. Sách

Hán chí lại chép là Tôn Khanh tử; Dương Kinh đời Đường có chú thích và gọi

tắt là sách Tuân Tử. Dù tên gọi khác nhau, nhưng cũng chỉ một quyển Tuân Tử.

[98, tr.252]. Về nguồn gốc của bộ Tuân Tử, hầu hết các học giả đều thừa nhận

rằng, Tuân Tử là một tác phẩm hỗn tạp chứ không thuần nhất như Mạnh Tử,

nghĩa là tác phẩm này không chỉ do một mình Tuân Tử viết, mà còn do học trò của ông viết hoặc người đời sau thêm vào. Trong số 32 thiên, chỉ có bảy thiên (Thiên Luận (trừ đoạn cuối), Chính luận, Giải tế, Chính danh, Tính ác, Phú quốc, Phú) là chắc của Tuân Tử [16, tr.14]. Lương Khải Siêu lại nói thêm: “Các

chương Nho hiệu, Nghị binh, Cường quốc, đều gọi “Tôn Khanh tử”, thì có thể do

các học trò ghi chép lại. Trong đó như cuối chương Nghiêu vấn, đều là những lời

phê bình Tuân Tử, thì rõ ràng là do người khác viết. Lại sáu chương sau chương

Đại lược, Dương Kinh đã chỉ rõ là do học trò ghi lại các lời nói và chuyện vặt về Tuân Khanh. Như vậy thì cái lý cho rằng toàn tập không phải chính tay Tuân Tử viết, lại càng thêm rõ. Về đại thể, ý của Lương Khải Siêu không có gì đáng ngờ.

Như vậy trừ cái đoạn cuối của chương Nghiêu vấn, còn thì vẫn có thể là đại biểu

cho luận thuyết của Tuân Khanh” [136, tr.252].

Có thời kỳ người ta xem Nho giáo sơ kỳ chỉ gồm có Khổng Tử và Mạnh Tử. Bởi vì, Khổng Tử là người sáng lập trường phái Nho gia, còn Mạnh Tử là học trò, kế thừa và phát triển các quan điểm của Khổng Tử. Nhưng Tuân Tử lại có những quan niệm khác biệt, thậm chí có chỗ đối lập với các tiền bối của ông. Chẳng hạn như khi bàn về tính người, Khổng Tử cho rằng, “tính tương cận, tập tương viễn”, còn Mạnh Tử cho rằng, tính người là thiện, nhưng Tuân Tử lại nói tính người là ác, thậm chí ông còn nói Mạnh Tử đã sai khi cho rằng tính người là thiện “Mạnh Tử nói: bản tính của người đời nay thiện, mất cái bản tính ấy nên thành tính ác. Ta nghĩ rằng: nói như thế là sai vậy. Bản tính của người đời nay sinh ra đã xa rời cái chất phác, xa rời cái trí tuệ (nên đã ác rồi). Phải làm cho tính ấy mất đi. Lấy đó mà xét thì bản tính con người là ác, thật đã rõ ràng vậy” [136, tr.255]. Tuân Tử cũng cho rằng, bản tính con người tuy là một nhưng khác nhau ở sự rèn luyện và tu dưỡng, khác nhau ở hoàn cảnh sống nên đã hình thành sự khác nhau giữa người thống trị và người bị trị. “Cho nên, người biết thận trọng

lo liệu, năng tập luyện, năng thuận theo hoàn cảnh thì thành quân tử vậy. Thả lỏng tính tình mà không học tập đầy đủ, thì thành tiểu nhân” [136, tr.259]. Về điểm này thì Tuân Tử có kế thừa quan niệm “tính tương cận, tập tương viễn” của Khổng Tử.

Khi bàn về chính trị, cả Khổng Tử, Mạnh Tử và Tuân Tử đều phản đối chiến tranh, muốn tạo lập một trật tự xã hội mới bằng đạo đức, nhân, lễ. Nhưng khi bàn về vai trò của quân đội đối với sự phát triển của quốc gia thì quan điểm của các nhà sáng lập Nho giáo sơ kỳ lại có những điểm khác biệt. Khổng Tử nói trong ba thứ lương thực, binh lực và lòng tin của dân, bất đắc dĩ phải bỏ một thứ thì bỏ binh lực trước tiên. Mạnh Tử thì kết tội những kẻ bề tôi phụng sự vua

chúa, không giúp vua cai trị đất nước bằng Nhân nghĩa mà chỉ lo luyện tập binh

mã để đánh các nước khác thì cũng bị coi là kẻ thù của dân [70, tr.1270]. Trong

khi đó, Tuân Tử viết chương Nghị Binh nói về việc xây dựng binh lực, làm cho

quốc cường, binh mạnh.

Khổng Tử tin là có mệnh trời, sợ mệnh trời, “Người quân tử sợ ba điều: sợ mệnh trời, sợ bậc đại nhân và sợ lời nói của thánh nhân”(tứ thư, tr 604), ông tự nhận mình là “năm mươi tuổi biết mệnh trời” [55, tr.216]. Tuân Tử lại nói: “Chỉ bậc thánh nhân không cần biết đến giời”, “Người quân tử tôn trọng những cái ở mình, và không hâm mộ những cái ở giời, cho nên mỗi ngày một tiến. Kẻ tiểu nhân không thấy đúng những cái ở mình, mà chỉ hâm mộ những cái ở giời, nên mỗi ngày một lùi” [136, tr.260]. Tuân Tử không chỉ chủ trương “không cần biết đến trời”, mà ông còn cho rằng, có thể “chế ngự trời”, tức là khắc phục tự nhiên “Tôn thờ và mong đợi ở giời, sao bằng chứa chất cho nhiều các vật mà chế hóa nó? Cứ theo mệnh giời mà ca tụng giời sao bằng chế ngự mệnh giời mà chế ngự mệnh giời và ứng dụng nó?… muốn cầu giời làm ra vật sao bằng có cái tài làm nên vật” [136, tr.260]. Quan niệm này của Tuân Tử thể hiện tư tưởng tiến bộ vượt bậc của Tuân tử và lịch sử tư tưởng Trung Quốc, bước tiến bộ vượt bậc của nhân loại trong việc nhận thức về sức mạnh của con người.

Trong quan niệm về mô hình xã hội lý tưởng, Tuân Tử cũng thừa nhận về mặt nguyên tắc trật tự xã hội phong kiến sơ kỳ, tức là tổ chức xã hội theo kiểu

phân phong chức tước và ruộng đất theo kiểu nhà Chu. Tuy vậy, thời đại Tuân Tử đã có nhiều biến đổi so với thời kỳ của Khổng Tử và Mạnh Tử, các lãnh chúa phong kiến đương thời đã thối nát suy vong. Trong khi đó, địa chủ mới muốn vươn lên nắm quyền và ngày càng có những ảnh hưởng chính trị lớn hơn. Cho nên, khác với Khổng Tử và Mạnh Tử, Tuân Tử chủ trương bảo vệ quyền lợi và ủng hộ cho tầng lớp địa chủ mới lên. Nhưng giai cấp địa chủ quý tộc lại dựa vào “trời”, dựa vào “số mệnh” như một lá bùa hộ mệnh để bảo về quyền lợi và địa vị của mình. Do đó, Tuân Tử chủ trương không chịu mệnh trời, mà dùng người hiền tài làm chính trị, mong ổn định xã hội đang rối loạn.

Theo Nguyễn Hiến Lê, Tuân Tử tính tình điềm đạm, học rộng, tự tín, có nhiều ý độc đáo, suy luận sắc bén. Nếu như Mạnh Tử là một chính trị gia hơn một triết gia thì trái lại, Tuân Tử là một triết gia, một tư tưởng gia hơn là một chính trị gia [16, tr.12]. Và ông cũng được đánh giá là người có học vấn sâu rộng vào bậc nhất thời bấy giờ [136, tr.252].

Tuân Tử cũng suy tôn Khổng Tử và muốn cứu đời như Khổng Tử và Mạnh Tử. Chính ông cũng đi bôn ba các nước Tần, Tề, Sở để thuyết giáo về đạo Nho nhưng không được vua nào dùng, không có cơ hội hành đạo, và cũng giống như các bậc tiền bối, về cuối đời, ông viết sách truyền lại tư tưởng cho hậu thế.

Tiểu kết chƣơng 1

Xã hội Trung Hoa thời Xuân Thu - Chiến Quốc diễn ra sự chuyển biến mạnh mẽ, sâu sắc trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội: Sự phân hóa và mâu thuẫn giai cấp gay gắt; chế độ sở hữu ruộng đất “tỉnh điền” thời Tây Chu tan rã, chiếm hữu ruộng đất tư ngày càng phổ biến; các cuộc chiến tranh diễn ra triền miên, đời sống của quần chúng vô cùng khổ cực; đạo đức xã hội suy vi. Thực trạng đó làm cho chế độ nhà Chu suy tàn nhanh chóng, đòi hỏi phải thay thế chế độ xã hội cũ bằng một chế độ xã hội mới phù hợp hơn. Chính nhu cầu cần đến các học thuyết trị nước của các vua chúa chư hầu đương thời là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự xuất hiện của các học thuyết chính trị - xã hội thời Xuân Thu - Chiến Quốc, do đó, thời kỳ này xuất hiện nhiều trường phái, nhiều học thuyết chính trị xã hội với những khuynh hướng chính trị đa chiều, thậm chí

đối lập nhau. Khác với các trường phái chính trị- xã hội đương thời, Nho giáo sơ kỳ không chủ trương vô vi lánh đời, cũng không quá chú trọng vào hình phạt mà chủ trương dùng đạo đức, văn hóa, lễ nhạc để lập lại trật tự xã hội. Với tinh thần nhập thế cứu đời không mệt mỏi, mong muốn thiết lập lại trật tự xã hội theo thể chế nhà Chu, các nhà sáng lập Nho giáo sơ kỳ lấy xã hội Tây Chu làm mẫu mực, chủ trương khôi phục văn hóa, lễ nhạc Tây Chu, hướng tới xây dựng một xã hội vua ra vua, tôi ra tôi, cha ra cha, con ra con, xã hội an lạc thái bình, không còn cảnh chiến tranh tàn khốc, không còn cảnh con người tàn sát lẫn nhau, mọi người có cuộc sống đầy đủ, có giáo dục. Thiết tha với nguyện vọng đó, các đại biểu của Nho giáo sơ kỳ đã xây dựng thành học thuyết, nỗ lực hiện thực nó bằng cả cuộc đời hoạt động thực tiễn. Mặc dù cả Khổng Tử, Mạnh Tử và Tuân Tử đều không thành công trong thời đại của mình, nhưng các ông vẫn không ngừng nỗ lực thực hiện lý tưởng bằng cách soạn sách, dạy học trò, nhằm truyền lại lý tưởng của mình cho các thế hệ mai sau.

Tóm lại, xuất phát từ những điều kiện kinh tế, chính trị - xã hội; từ những tiền đề văn hóa, tư tưởng được kết tinh trong lịch sử tư tưởng và triết học Trung Quốc thời Xuân Thu - Chiến Quốc; từ yêu cầu khách quan của thời đại cần có học thuyết luận giải và khắc phục thực trạng xã hội rối loạn đương thời đã dẫn đến sự ra đời quan niệm của Nho giáo sơ kỳ về xã hội lý tưởng.

Chƣơng 2

NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN TRONG QUAN NIỆM CỦA NHO GIÁO SƠ KỲ VỀ XÃ HỘI LÝ TƢỞNG

2.1. Mục tiêu của xã hội lý tƣởng trong quan niệm của Nho giáo sơ kỳ

Trong Từ điển Tiếng Việt, lý tưởng là danh từ chỉ “mục đích cao nhất, tốt

đẹp nhất mà người ta phấn đấu để đạt tới” [132, tr.566].

Trong Từ điển Triết học, xã hội lý tưởng là “quan niệm phù hợp với lợi ích kinh tế và chính trị của một tập đoàn xã hội nào đó về một chế độ xã hội hoàn thiện nhất, chế độ đó là mục đích cuối cùng của những ước vọng và hoạt động của tập đoàn xã hội ấy” [132, tr.345].

Theo Tiến sĩ Nguyễn Thanh Bình, “xã hội lý tưởng là một khái niệm dùng để chỉ một chế độ xã hội, một trạng thái xã hội phát triển cao nhất và hoàn thiện nhất. Chế độ, trạng thái xã hội ấy không chỉ là mục đích cuối cùng và cao nhất của những ước vọng và hoạt động của của một giai cấp nhất định mà nó còn chi phối, định hướng toàn bộ hoạt động của giai cấp ấy. Nó phản ánh và bảo vệ những lợi ích kinh tế và chính trị căn bản của một tập đoàn, một giai cấp xã hội nào đó (thường là tập đoàn, giai cấp thống trị)” [11, tr.45].

Trong lịch sử tư tưởng nhân loại, các học thuyết chính trị - xã hội đều hướng đến việc xác lập, duy trì một chế độ xã hội lý tưởng, xuất phát từ những điều kiện kinh tế xã hội hiện thực và từ lập trường xuất thân của những người sáng lập ra những học thuyết đó. Theo chúng tôi, xã hội lý tưởng là một trạng thái xã hội cao nhất, tốt đẹp nhất mà một giai cấp, một tập đoàn xã hội mong muốn đạt được. Quan niệm đó chi phối, định hướng toàn bộ hoạt động chính trị xã hội nhằm duy trì, bảo vệ địa vị chính trị và những lợi ích kinh tế của một giai cấp, một tập đoàn nhất định trong xã hội.

Trong lịch sử tư tưởng nhân loại đã từng xuất hiện nhiều quan niệm về mô

hình xã hội lý tưởng. Trải qua nhiều thế kỷ, các quan niệm ấy luôn có sự thay đổi trong sự phụ thuộc vào tồn tại xã hô ̣i . Tuy nhiên, ý thức xã hô ̣i với tư cách là hệ quả của sự phản ánh tồn tại xã hô ̣i , bản thân nó cũng có tính vượt trước và góp

phần vào sự hình thành tư tưởng về chủ nghĩa cộng sản khoa học . Quan niệm của Nho giáo sơ kỳ về xã hô ̣i lý tưởng , theo chúng tôi, chỉ ở mức độ sơ khai, nhiều yếu tố của nó còn bộc lộ rất rõ tính không tưởng, viễn tưởng, song đó cũng là những gợi ý đáng để chúng ta tìm hiểu, đối chiếu với học thuyết của chủ nghĩa Mác-Lênin về chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản.

Quan niệm của Nho giáo sơ kỳ về mô hình xã hội lý tưởng với ý nghĩa là

xã hội Đại đồng xuất hiện sớm nhất trong Kinh Thư, một trong những tác phẩm

kinh điển của Nho giáo (xuất hiện vào thế kỷ 8 - thế kỷ 5 Tr.CN). Trong đó thể hiện quan niệm chính trị - xã hội không tưởng của Nho giáo sơ kỳ về một xã hội “đại thống nhất”, “đại bình đẳng”, trước hết là bình đẳng về quyền sở hữu đối với ruộng đất theo hình thức “tỉnh điền”.

2.1.1. Nguồn gốc và nội dung tư tưởng “Đại đồng” trong sách Lễ ký và Luận ngữ Luận ngữ

Theo Ngữ văn Hán Nôm thì Chu Công là người đã sưu tập những nghi

thức đương thời, biên soạn thành Kinh Lễ, về sau Khổng Tử bổ sung thêm.

Nhưng Kinh Lễ bị thất truyền, đến đầu thời Hán, Cao Đường Sinh tìm được 17

thiên. Các học giả đời sau đã lý giải, phụ chú Kinh Lễ, do đó Lễ Ký ra đời. Như

vậy, Lễ ký “không phải là tác phẩm của một người, đồng thời nó luôn trải qua

quá trình chỉnh lý và chọn lọc nên không có tính hệ thống nhất quán” [133, tr.704]. Vì thế, đây cũng là một trong những lý do nảy sinh những quan điểm bất

đồng về nguồn gốc của tư tưởng “Đại đồng” trong Lễ Ký.

Trong sách Lễ Ký, thiên Lễ Vận chép:

“Xưa kia Trọng Ni có lần được mời làm khách dự lễ lạp cuối năm, lễ xong, ông ra ngoài du ngoạn nhìn những cổng kết làm lễ, đột nhiên thở dài. Ngôn Yển đứng bên cạnh hỏi: “Người quân tử có gì mà phải thở dài?” Khổng Tử đáp: “Đạo lớn vào lúc ấy nên ba đời Hạ, Thương, Chu mới có nhiều anh tài. Khâu này chưa thấy được nhưng chí lúc nào cũng muốn vậy. Đạo lớn thi hành, cả thiên hạ là của công, tuyển chọn người hiền có tài năng, nói điều tín nghĩa hòa mục, cho nên người ta không chỉ lo cho người thân của mình, không chỉ lo cho con cái của mình. Xã hội

như vậy đủ khiến cho người già được chết yên lành và người khỏe mạnh có chỗ dùng tới, xã hội như vậy kính trọng người cô quả bơ vơ, bệnh tật và nuôi dưỡng họ. Đàn ông nào cũng có chức phận, đàn bà nào cũng có chồng. Của cải không bị phung phí mà cũng chẳng cần cất giấu. Sức mạnh không cần mang ra khoe mà cũng chẳng vì mình. Cho nên xã hội như thế không cần dùng trí mưu lược mà bọn đạo tặc trộm cắp cũng không nổi lên được, cho nên cửa ngoài không cần đóng. Đó là xã hội Đại Đồng” [95,

Một phần của tài liệu Quan niệm của Nho giáo sơ kỳ về xã hội lý tưởng và ý nghĩa hiện thời của nó (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(195 trang)