Về văn hóa, tư tưởng

Một phần của tài liệu Quan niệm của Nho giáo sơ kỳ về xã hội lý tưởng và ý nghĩa hiện thời của nó (Trang 34)

Những mâu thuẫn của xã hội đương thời đòi hỏi phải thay thế chế độ xã hội cũ bằng một chế độ xã hội mới phù hợp hơn, mở đường cho sự phát triển của xã hội. Do vậy, về mặt tư tưởng cũng đòi hỏi phải có học thuyết mới luận giải cho sự tồn tại, phát triển của một chế độ xã hội mới phù hợp hơn. Tình hình ấy đặt lên vai các nhà tư tưởng một sứ mệnh trọng đại, đó là tìm cơ sở lý luận cho việc thiết lập một trật tự xã hội mới. Có thể nói, chính nhu cầu cần đến các học thuyết trị nước của vua chúa chư hầu đương thời là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự xuất hiện của các học thuyết chính trị - xã hội thời Xuân Thu - Chiến Quốc. Vì thế, trong xã hội lúc này xuất hiện tầng lớp trí thức, những mưu sĩ, họ là những người hiểu biết, có kinh nghiệm, hiểu thời thế, hiểu được tâm tư nguyện vọng của nhân dân cũng như quyền lợi của giai cấp thống trị, đồng thời, họ cũng muốn mưu cầu lợi ích riêng cho mình. Các nhà tư tưởng đó cũng mong muốn tìm được minh chủ để tỏ rõ tài năng của mình, thực hành học thuyết cứu đời, ổn định trật tự xã hội, chấm dứt tình trạng chiến tranh loạn lạc đương thời. Họ mạnh dạn đưa ra lập trường, chính kiến của mình thể hiện trong các học thuyết chính trị, đề xuất những phương pháp chính trị, quân sự, ngoại giao nhằm tạo dựng thế lực, tăng cường sức mạnh cho nước mình, vua mình và tiêu diệt các nước khác, thực hiện giấc mộng bá chủ. Những người này đều đứng trên lập

trường giai cấp của mình để phê phán trật tự xã hội cũ, đề xuất việc xây dựng xã hội tương lai. Nhiều học thuyết ra đời như vậy nên người ta gọi thời kỳ này là “Bách gia chư tử” (trăm nhà nhiều thầy), “Bách hoa tề phóng”, “Bách gia tranh minh”, (trăm hoa đua nở, trăm nhà đua tiếng). Đây là thời kỳ có một không hai trong lịch sử tư tưởng Trung Quốc, bởi có quá nhiều học thuyết chính trị xã hội khác nhau xuất hiện. Tuy nhiên, theo Sử ký của Tư Mã Thiên, chỉ có 9 phái cơ bản, nhưng trong số các học thuyết đó, nổi bật và có ảnh hưởng lớn nhất đến đời

sống chính trị - xã hội đương thời là Nho gia, Đạo gia, Mặc gia, Pháp gia.

Các học thuyết ra đời thời kỳ này cũng đề cập đến việc tạo lập xã hội lý tưởng, khắc phục tình trạng hỗn loạn của xã hội đương thời.

Các nhà sáng lập Đạo gia chủ trương “vô vi nhi trị” (không làm mà vẫn cai trị được), nghĩa là giai cấp thống trị không can thiệp đến đời sống của nhân dân, cũng không cần dạy dỗ dân, cứ để cho dân chúng muốn làm gì thì làm, sống theo bản năng, theo quy luật của tự nhiên, như thời nguyên thủy của loài người. Lão Tử phê phán sự bóc lột thậm tệ của giai cấp thống trị đối với nhân dân, ông

phác họa quốc gia lý tưởng trong chương 80 cuốn Đạo đức kinh, đó là quốc gia

nước nhỏ dân ít, dù có khí cụ gấp chục gấp trăm sức người cũng không dùng đến. Ai nấy cũng coi sự chết là hệ trọng nên không đi đâu xa, có thuyền xe mà không ngồi, có binh khí mà không bày. Bỏ hết văn tự, bắt dân dùng lại lối thắt dây thời thượng cổ. Thức ăn đạm bạc mà thấy ngon, quần áo tầm thường mà cho là đẹp, nhà ở thô sơ mà thích, phong tục giản dị, chất phác mà lấy làm vui. Các nước gần gũi có thể trông thấy nhau, nước này nghe được tiếng gà gáy, chó sủa của nước kia mà nhân dân các nước ấy đều già chết cũng không qua lại với nhau. Như vậy, trong xã hội lý tưởng của Lão Tử, dân chúng chỉ lo ăn no mặc ấm, ở yên, sống vui, ghét sự xa xỉ. Kế thừa tư tưởng “vô vi” của Lão Tử, Trang Tử cũng chủ trương vô chính phủ, ông cho rằng, hãy để cho các cá nhân trong xã hội muốn làm gì thì làm và xã hội muốn yên ổn thì con người phải chất phác, quay về sống với tự nhiên như thời nguyên thủy. Tuy tư tưởng của Lão Tử và Trang Tử bề ngoài có vẻ hấp dẫn nhưng nó lại phi thực tế, đi ngược lại với sự

vận động, phát triển của lịch sử nhân loại, thể hiện tính không tưởng rõ rệt, không thể áp dụng được.

Mặc Tử, người sáng lập Mặc gia muốn có một quốc gia thống nhất, quyền hành tập trung vào một người có đức, có tài, do dân cử lên. Mặc Tử chủ trương trọng hiền, ông cho rằng, người làm vua không nhất thiết phải thuộc dòng dõi quý tộc mà cần phải có tài, có đức. Ông chủ trương xây dựng một xã hội mà trong đó dân cư đông đúc, đủ ăn, đủ mặc, cần kiệm, không có sự xa hoa, không có đảng phái, tư tưởng từ trên xuống dưới nhất loạt như nhau, ai cũng lo lợi chung của đồng bào, xã hội. Mặc Tử mong muốn một xã hội mà mọi người yêu

thương lẫn nhau (kiêm ái), ông cũng phản đối chiến tranh, chủ trương tiêu dùng

tiết kiệm. Tóm lại, xã hội mà Mặc Tử mơ ước là xã hội có nền chính trị hòa bình,

dân chúng có cuộc sống yên ổn (chính bình dân an).

Các nhà sáng lập Nho giáo sơ kỳ chủ trương khôi phục lại xã hội theo khuôn mẫu nhà Chu, xã hội mà các ông cho là lý tưởng. Xã hội đó rất có tôn ti, trật tự, đứng đầu là thiên tử, bên dưới là các chư hầu lớn nhỏ, quý tộc và bình dân. Mọi người trong xã hội đều có phận sự, có quyền lợi và nghĩa vụ rõ ràng; sống hòa hảo với nhau, giúp đỡ lẫn nhau, giữ chữ tín với nhau, không xâm phạm lẫn nhau. Trong xã hội đó, ai cũng phải lấy việc tu thân làm trọng, đặc biệt là các bậc vua chúa càng phải nỗ lực tu thân, bởi vì đối với bậc vua chúa, ngoài bổn

phận Dưỡng dân - lo cho dân đủ ăn, đủ mặc, người già được an hưởng tuổi già,

trẻ nhỏ được chăm sóc - họ còn có bổn phận Giáo dân nữa. Khổng Tử chủ

trương Đức trị, ông yêu cầu người cầm quyền phải nêu cao tấm gương đạo đức

trong giáo hóa dân chúng. Khổng Tử cho rằng, lấy Đức để giáo hóa dân thì

giống như ngôi sao Bắc đẩu ở một nơi mà các ngôi sao khác đều chầu về. Do vậy, để đạt được xã hội lý tưởng, các nhà sáng lập Nho giáo sơ kỳ cho rằng, nhà

cầm quyền không chỉ Dưỡng dân mà còn lo Giáo dân bằng cách làm gương cho

dân, Giáo dân bằng Lễ, Nhạc, Văn, Đức và bất đắc dĩ mới phải dùng hình pháp.

Xã hội đó lấy gia đình làm cơ sở, trọng hiếu đễ, yêu trẻ, kính già; ai nấy đều trọng tình cảm và sự công bằng, không ai nghèo quá mà cũng không ai giàu quá, không tập trung quá nhiều của cải vào tay một số ít người, người giàu thì khiêm

tốn, giữ lễ, người nghèo thì lạc đạo, được như vậy thì các giai cấp hòa hợp với nhau, bề trên không ăn hiếp kẻ dưới, kẻ dưới không oán bề trên. Tóm lại, Nho

giáo muốn duy trì một xã hội có trật tự đẳng cấp, có Lễ nghĩa, thông qua các

biện pháp như Đức trịLễ trị và Chính danh. Điều đó cho thấy, các nhà sáng

lập Nho giáo sơ kỳ thực tế hơn Lão Tử, Trang Tử. Các ông tìm cách hạn chế những mặt tiêu cực của xã hội đương thời, cố gắng điều hòa mâu thuẫn giữa hai giai cấp quý tộc và bình dân, làm giảm bớt sự bất bình đẳng trong xã hội. Cho nên một mặt, Nho giáo sơ kỳ chủ trương không đúng chức vị thì không bàn việc của chức vị đó (bất tại kỳ vị, bất mưu kỳ chính), mặt khác lại yêu cầu người cầm quyền phải có tài đức xứng với chức vị của họ.

Khác với Nho gia, Pháp gia chủ trương trị nước bằng pháp luật. Người cầm quyền cứ theo hình pháp mà thực hiện thật nghiêm, thưởng phạt cho đúng là dân sợ mà nước sẽ trị. Hàn Phi cho rằng, dùng pháp luật, mệnh lệnh, hình phạt để cai trị là phương pháp có hiệu quả nhất, vì “dân vốn nhờn với lòng thương mà chỉ vâng theo uy lực” [Dẫn theo 100, tr.155]. Nhưng muốn pháp luật được thi hành thì vua phải có “thế” (tức là có đầy đủ uy quyền) và phải có “thuật” (tức là phương pháp điều hành). Hàn Phi còn cho rằng, trong việc cai trị đất nước chỉ

cần chú ý hai việc, một là sản xuất nông nghiệp và hai là chiến tranh, còn Lễ

nhạc, giáo dục không cần thiết, thậm chí còn có hại cho sự phát triển của xã hội

và sự thống trị của nhà vua. Pháp gia muốn có một quốc gia mà quyền hành tập trung vào một người là nhà vua. Nhưng vua không phải do dân cử lên mà cũng không cần có đạo đức mà chỉ cần biết thuật trị người; xã hội đó phải có nền kinh tế phát triển, giàu mạnh để chiến thắng được những nước khác; xã hội đó cũng không cần có nền văn hóa cao, chỉ cần nông phẩm và binh khí nhiều; vua chẳng cần thi ân huệ, dạy dân, cứ yên vị ngồi trên mà điều khiển đất nước bằng việc áp dụng pháp luật một cách nghiêm khắc và công bằng, không chút tư vị (dù là với người thân, vì vua không thân thiết với ai hết, kể cả cha mẹ, vợ con). Xã hội lý tưởng của Pháp gia là xã hội “quốc cường quân tôn”.

So sánh những mô hình xã hội lý tưởng của các trường phái chính trị Trung Quốc cổ đại nêu trên, chúng ta cũng có thể lý giải vì sao từ thời Hán trở

đi, suốt trên hai ngàn năm, Nho giáo được độc tôn, vua chúa đời nào cũng cố gắng áp dụng nó ở mức độ nào đó. Nho giáo thực tế hơn đạo Mặc gia, Lão gia, nhân bản hơn thuyết Pháp gia, văn hóa hơn cả 3 phái kia, hợp tình hợp lý hơn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tóm lại, trong hoàn cảnh lịch sử xã hội Trung Quốc thời Xuân Thu - Chiến Quốc nhiều biến động phức tạp, nhiều cuộc chiến tranh giành ngôi thiên tử khốc liệt kéo dài, làm cho dân tình đói khổ, loạn ly, kỷ cương xã hội điên đảo, đạo đức suy vi, v.v.. Hoàn cảnh lịch sử ấy đã làm nảy sinh nhiều học thuyết của các học giả kiệt xuất nhằm mục đích giải quyết các vấn nạn của xã hội. Cũng trong thời kỳ này, học thuyết Nho gia ra đời với những nội dung chủ yếu về chính trị, xã hội, đạo đức, con người, những nguyên tắc cai trị, các mối quan hệ xã hội, mẫu người toàn thiện, tính người, giáo dục con người… với mục tiêu tạo lập và duy trì xã hội thái bình, có trật tự.

Sự ra đời quan niệm của Nho giáo sơ kỳ về xã hội lý tưởng, một mặt, xuất phát từ những nhu cầu khách quan của xã hội đương thời, cần có một học thuyết giải quyết những vấn nạn của xã hội Trung quốc thời Xuân Thu - Chiến Quốc loạn lạc, mặt khác, Khổng Tử, người sáng lập trường phái Nho gia đã kế thừa những tư tưởng, văn hóa tinh thần của xã hội được lưu giữ trong các kinh điển (kinh Thi, kinh Thư, kinh Lễ, kinh Nhạc, kinh Dịch) và những giá trị tinh thần được phản ánh trong các huyền thoại về các vị vua sáng, tôi hiền của lịch sử Trung Hoa cổ đại trong quá trình sáng lập học thuyết của mình.

Theo truyền thuyết, Trung Quốc thời kỳ cổ đại đến cuối xã hội nguyên thủy, ở lưu vực sông Hoàng Hà có nhiều thủ lĩnh bộ lạc nối tiếp nhau. Đó là Hoàng Đế, Thiếu Hiệu, Chuyên Húc, Đế Cốc, Đế Chí, Đường Nghiêu, Ngu Thuấn, Hạ Vũ

[100, tr.124). Năm Nghiêu 72 tuổi, Nghiêu đề nghị cử người khác làm thủ lĩnh

liên minh bộ lạc, vì Nghiêu đã già, hội nghị liên minh bộ lạc đã bầu Ngu Thuấn, một người có tinh thần trách nhiệm lên thay. Đến khi Thuấn già, hội nghị lại bầu Hạ Vũ, là người có công trong việc trị thuỷ lên làm thủ lĩnh liên minh bộ lạc. Chính vì vậy, sau này Khổng Tử luôn ca ngợi những vị vua sáng như Nghiêu, Thuấn, Vũ, mong muốn một xã hội tốt đẹp an bình như thời các vua huyền thoại ấy trị vì. Khổng Tử thường nêu gương của vua Nghiêu, Thuấn để răn dạy người

đời. Khổng Tử khen: “Lớn lao thay sự nghiệp của vua Nghiêu lúc làm vua. Cao vòi vọi! Chỉ có trời là lớn lao, chỉ có vua Nghiêu sánh kịp! Công đức của ngài cao lồng lộng, dân không biết nói sao cho xiết! Cao vòi vọi là sự thành công của ngài! Rực rỡ thay là văn chương của ngài” [55, tr.390]. Điều đáng chú ý ở đây là, Khổng Tử ca ngợi các ông vua huyền thoại như vua Nghiêu, vua Thuấn đã không nhận những thành tựu to lớn đó là công lao của họ, thêm nữa, họ còn sống một cuộc sống giản dị, mộc mạc, mà tập trung hết sức lực, tâm trí vào việc xây dựng đất nước, giúp ích cho dân như sửa sang kênh rạch: “Đức cao vòi vọi! Vua Thuấn, Vua Vũ có thiên hạ, mà chẳng coi là vinh dự” [55, tr.389]. “Với vua Hạ Vũ, ta không có điều gì để chê trách cả. Ăn uống đạm bạc… quần áo thường ngày xuyềnh xoàng, cung thất nhỏ hẹp mà ngài dồn hết sức vào việc sửa sang kênh rạch” [55, tr.394]. Xã hội tốt đẹp mà phần lớn nhờ vào lối sống và cách trị thiên hạ của những vị vua sáng ấy đã trở thành mục tiêu phấn đấu của Khổng Tử cho một xã hội tương lai, và những tấm gương sáng của “các vua hiền chúa thánh minh” thời ấy đã tác động không nhỏ đến việc hình thành tư tưởng của Khổng Tử, đặc biệt là tư tưởng của Khổng Tử về xã hội lý tưởng. Ông mong muốn một xã hội tốt đẹp như Đường, Ngu, trong đó, trẻ nhỏ được thương yêu, người già được nuôi dưỡng, người tàn tật, cô đơn được giúp đỡ.

Tính tất yếu của sự ra đời các quan niê ̣m Nho giáo sơ kỳ về xã hội lý tưởng không chỉ xuất phát từ khát vọng phổ biến của toàn xã hô ̣i Trung Quốc cổ đại, mà còn bắt nguồn từ truyền thống triết học của dân tộc này. Truyền thống triết học đó đã để lại dấu ấn rõ nét trong các tác phẩm kinh điển của Nho giáo, đặc biệt là Kinh Dịch. Với tư cách là cuốn sách về lẽ biến dịch của tự nhiên,

mang đậm màu sắc của triết học tự nhiên, Kinh Dịch đã trình bày những qui luật

phổ biến mà người Trung Hoa cổ đại đem áp dụng nó cho tất thảy các lĩnh vực của đời sống. Đó là sự biến đổi tuần hoàn, âm dương luôn bù trừ đắp đổi theo qui luật xác định, hết rồi lại bắt đầu, “bĩ cực ắt thái lai”, “loạn đến cùng cực thì trị sẽ đến”. Trên nguyên tắc đó, Khổng Tử và các học trò của ông tin tưởng vững chắc rằng, sẽ đến lúc xã hô ̣i Trung Quốc quay trở về với thời kỳ Đường Nghiêu , Ngu Thuấn, tức là trở về với mô hình xã hô ̣i lý tưởng với những đặc trưng tốt đẹp như thiên hạ là của chung, trọng người hiền tài, trọng điều tín nghĩa, xã hội

không có giặc giã, trộm cướp, con người đối với nhau hòa thuận, thân ái, cuộc sống yên ổn, thái bình. Trước thời Xuân Thu từ lâu, dân tộc Trung Hoa cũng như các dân tộc trong nền văn minh nông nghiệp đã có quan niệm hết thịnh thì tới suy, hết suy đến thịnh. Vì thịnh suy hữu thời là một hiện tượng thiên nhiên, dân tộc làm ruộng, trồng trọt nào cũng để ý đến từ rất sớm; trăng khuyết rồi trăng lại tròn, hết ngày đến đêm, bốn mùa qua lại đắp đổi, mùa xuân hạ, cây cỏ tốt tươi, mùa thu đông tàn tạ, con người trẻ rồi già, hết đời cha đến đến đời con…Mạnh Tử đã áp dụng quy luật đó vào chính trị, ông phát minh ra thuyết “nhất trị, nhất loạn” [55, tr.1000]. Mạnh Tử tin rằng cứ 500 năm lại trở về một thời trị, [55, tr.915] rồi ông tính từ thời Thành Thang đến đời ông được gần 1.500 năm, cho nên, ông cho rằng lại sắp đến thời thịnh, vì thế ông hăng hái đi thuyết phục các vua Tề, Lương theo đạo Khổng để lập lại trật tự cho xã hội. Tuân Tử có lẽ cũng

Một phần của tài liệu Quan niệm của Nho giáo sơ kỳ về xã hội lý tưởng và ý nghĩa hiện thời của nó (Trang 34)