Tăng cường kiểm tra, giám sát và quản lý nợ vay

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Hoàn thiện hoạt động cho vay hộ kinh doanh tại ngân hàng NN&PTNT Huyện Quế sơn (full) (Trang 78)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.2.2.Tăng cường kiểm tra, giám sát và quản lý nợ vay

Tăng cường kiểm tra, giám sát và quản lý nợ vay được thực hiện sau khi ngân hàng phát tiền vay cho khách hàng. Ngân hàng kiểm tra là nhằm xác định khách hàng có sử dụng vốn đúng mục đích đã thỏa thuận trong hợp

đồng tín dụng không? Kiểm tra tình hình thực tế tài sản đảm bảo. Việc chấp hành trả nợ gốc và lãi cho ngân hàng....Đây là một nội dung rất quan trọng

ảnh hưởng đến chất lượng của hoạt động quản trị rủi ro tín dụng, giúp phát hiện và ngăn ngừa sớm các rủi ro có thể phát sinh. Để nâng cao hiệu quả của

hoạt động kiểm tra, giám sát khách hàng vay, cán bộ tín dụng cần quán triệt các nguyên tắc sau:

- Định kỳ kiểm tra công việc sản xuất kinh doanh của khách hàng vay nợ cùng với việc rà soát hồ sơ khoản vay, đánh giá lại các yếu tố liên quan

đến đề xuất tín dụng xin phê duyệt ban đầu, cập nhật các thông tin có liên quan. Trong trường hợp xảy ra các sự kiện ảnh hưởng xấu đến tình hình tài chính hoặc hoạt động của khách hàng, cần tiến hành rà soát ngay.

- Thực hiện kiểm tra vốn vay thường xuyên, đảm bảo ít nhất 3 tháng/lần đối cho vay ngắn hạn và 6 tháng/lần đối cho vay trung dài hạn.

Bên cạnh đó, thông qua kết quả kiểm tra, cán bộ tín dụng phải thu thập lưu trữ các thông tin sau đây phục vụ cho việc xếp hạng tín dụng khách hàng:

- Xác định khách hàng vay sử dụng vốn đúng mục đích không

- Giá trị tài sản hình thành từ vốn vay, giá trị vật tư hàng hóa thực tế

có cân đối với giá trị vốn vay

- Khách hàng có vi phạm cam kết khác, có báo cáo trung thực không? - Các dấu hiệu bất thường liên quan đến tình hình tài chính của khách hàng…

Trong quá trình kiểm tra, giám sát và quản lý nợ vay, các phòng chức năng cần phối hợp lẫn nhau trong suốt quá trình thực hiện. Tùy thuộc, vào chức năng của từng bộ phận, từng cán bộ tín dụng để thực hiện việc kiểm tra, giám sát nợ vay hiệu quả, phát hiện, cảnh báo sớm rủi ro nhằm có biện pháp thích ứng. Để thực hiện giám sát, quản lý nợ vay có hiệu qủa thì cán bộ tín dụng cần phải thực hiện 2 công việc sau đây:

- Phòng tín dụng chỉđạo xây dựng kế hoạch kiểm tra sử dụng vốn vay của một số hồ sơ tín dụng tiêu biểu cho từng loại hình kinh doanh như: kế

hoạch kiểm tra sử dụng vốn vay để thu mua hàng hóa như tiến độ đến

đâu...Kế hoạch kiểm tra sử dụng vốn vay mua hàng: phân bón, nguyên vật liệu....có đúng với kế hoạch hay không

- Cán bộ tín dụng căn cứ vào kế hoạch kiểm tra xây dựng lịch trình kiểm tra sử dụng vốn vay cụ thể đối với từng khách hàng và đề xuất phương thức kiểm tra thích hợp đối với ngành nghề, từng lĩnh vực kinh doanh. Thời gian thực hiện kiểm tra là khi ngân hàng giải ngân món tiền vay đầu tiên và chậm nhất sau 15 ngày kể từ ngày giải ngân nếu khách hàng vay nhận tiền mặt.

ØThực hiện kiểm tra sử dụng vốn vay

Căn cứ vào lịch trình đã được xây dựng, cán bộ tín dụng tiến hành kiểm tra với từng khách hàng cụ thể. Tùy thuộc vào đặc điểm của từng khoản vay, có thể chọn lọc những nội dung kiểm tra như sau:

- Đối với khách hàng vay vốn kinh doanh, bổ sung vốn lưu động

Trường hợp này, ngân hàng cần kiểm tra hàng hóa lưu kho. Căn cứ

vào giá trị hàng hóa thực tế lưu kho, ngân hàng cân đối với tiền vay đã giải ngân theo hợp đồng tín dụng. Đối với nhiều loại hàng hóa có số lượng nhiều khó kiểm đếm thực tế thì có thể căn cứ vào hóa đơn bán hàng, phiếu nhập kho... để chứng minh số lượng, mẫu mã loại hàng hóa đang lưu kho.

Nếu khách hàng có quan hệ tín dụng với nhiều ngân hàng cùng thời

điểm kiểm tra hàng lưu kho thì cán bộ tín dụng yêu cầu khách hàng phải thông báo hàng trong kho được hình thành từ những nguồn vốn nào? Và đối chiếu giữa số dư nợ vay ngân hàng với giá trị thực tế hàng lưu kho.

Để thuận lợi trong việc kiểm soát các dòng tiền của khách hàng, khi cho vay khách hàng hộ kinh doanh, ngân hàng yêu cầu khách hàng mở tài

khoản tiền gửi thanh toán tại ngân hàng. Như vậy, ngân hàng sẽ kiểm soát

được tình hình hoạt động kinh doanh của khách hàng qua diễn biến trên tài khoản tiền gửi, để có biện pháp thu hồi nợ thích hợp.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Hoàn thiện hoạt động cho vay hộ kinh doanh tại ngân hàng NN&PTNT Huyện Quế sơn (full) (Trang 78)