Các chỉ tiêu phản ánh hoạt động cho vay hộ kinh doanh

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Hoàn thiện hoạt động cho vay hộ kinh doanh tại ngân hàng NN&PTNT Huyện Quế sơn (full) (Trang 27)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.2.4. Các chỉ tiêu phản ánh hoạt động cho vay hộ kinh doanh

a. Ch tiêu định lượng

* Chỉ tiêu dư nợ cho vay

Dư nợ cho vay là tổng số tiền mà ngân hàng cho vay tại một thời điểm nhất định, thường là cuối năm kinh doanh. Tổng dư nợ cho vay bao gồm tổng dư nợ cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn. Tổng dư nợ cho vay cao và tăng trưởng phản ánh một phần hiệu quả hoạt động tín dụng tốt và ngược lại tổng dư nợ tín dụng thấp phản ánh hiệu quả tín dụng thấp, ngân hàng không có khả năng mở rộng hoạt động cho vay hay mở rộng thị phần, khả năng tiếp thị của ngân hàng kém.

Tuy nhiên, tổng dư nợ cao chưa hẳn đã phản ánh hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng cao vì đôi khi nó là biểu hiện cho sự tăng trưởng nóng của hoạt động tín dụng, vượt quá khả năng về vốn cũng như khả năng kiểm soát rủi ro của ngân hàng hoặc mức dư nợ cao hoặc tốc độ tăng trưởng nhanh do mức lãi suất cho vay của ngân hàng thấp hơn so với thị trường dẫn

đến tỷ suất lợi nhuận giảm

* Chỉ tiêu nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu

- Nợ xấu:

Là các khoản nợ dưới chuẩn, có thể quá hạn và bị nghi ngờ về khả

năng trả nợ lẫn khả năng thu hồi vốn của chủ nợ.

Theo quy định 493 thì nợ xấu bao gồm: Nợ dưới tiêu chuẩn (nhóm 3), nợ nghi ngờ (nhóm 4), nợ có khả năng mất vốn (nhóm 5). Ba nhóm nợ này là cơ sởđểđo lường chất lượng tín dụng của Ngân hàng thương mại.

Nhóm 3: Nợ dưới tiêu chuẩn gồm:

- Các khoản nợ quá hạn từ 90 ngày đến 180 ngày

- Các khoản nợ cơ cấu tại thời hạn trả nợ quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn đã cơ cấu lại

- Các khoản nợđược phân loại vào nhóm 3 theo quy định tại khoản 3 và khoản 4 điều này

Nhóm 4: Nợ nghi ngờ gồm:

- Các khoản nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày

- Các khoản nợ cơ cấu tại thời hạn trả nợ quá hạn từ 90 ngày đến 180 ngày theo thời hạn đã cơ cấu lại

- Các khoản nợđược phân loại vào nhóm 4 theo quy định tại khoản 3 và khoản 4 điều này

Nhóm 5: Nợ có khả năng mất vốn gồm: - Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày - Các khoản nợ khoanh chờ chính phủ xử lý

- Các khoản nợ cơ cấu tại thời hạn trả nợ quá hạn trên 180 ngày theo thời hạn đã cơ cấu lại

- Các khoản nợđược phân loại vào nhóm 5 theo quy định tại khoản 3 và khoản 4 điều này

- Tỷ lệ nợ xấu

Đây là chỉ tiêu đánh giá rủi ro rín dụng cũng như chất lượng tín dụng tại ngân hàng. Chỉ tiêu này càng lớn càng thể hiện hiệu quả trong hoạt động tín dụng càng kém và ngược lại. Theo quy định của NHNN hiện nay chỉ tiêu này không được vượt quá 3%.

Tỷ lệ nợ xấu = Nợ xấu

b. Ch tiêu định tính

Chỉ tiêu định tính thể hiện ở việc đảm bảo các quy chế, nguyên tắc, điều lệ tín dụng, việc thực hiện quy trình cho vay hợp lý, chính sách tín dụng của ngân hàng, chi phí tín dụng và sựđóng góp vào sự phát triển kinh tế-xã hội.

* Sự tuân thủ các nguyên tắc tín dụng:

Việc chấp hành tốt nguyên tắc tín dụng là rất quan trọng vì nó giúp phòng ngừa rủi ro, là nền tảng cho một khoản vay tốt. Hoạt động tín dụng của NHTM nói chung dựa trên một số nguyên tắc nhất định nhằm đảm bảo tính an toàn và khả năng sinh lợi. Nhìn chung các nguyên tắc tín dụng quy

định như sau:

- Khách hàng phải cam kết sử dụng vốn vay theo đúng mục đích được thỏa thuận với ngân hàng, không trái với quy định của Pháp luật và các quy

định khác của ngân hàng cấp trên.

- Khách hàng phải cam kết hoàn trả vốn gốc và lãi với thời gian xác định. - Ngân hàng thực hiện tài trợ dựa trên phương án kinh doanh có hiệu quả.

* Quy trình cho vay hợp lý

Đối với NHTM, quy trình tín dụng đảm bảo việc thực hiện các hoạt

động tín dụng theo một quy trình thống nhất, chặt chẽ, hiệu quả nhằm tạo

điều kiện thuận lợi cho ngân hàng trong công tác quản lý hoạt động tín dụng

được an toàn, chất lượng.

Nếu ngân hàng thực hiện đúng theo quy trình tín dụng, tức là việc thực hiện phải logic, bài bản, giúp cho ngân hàng đánh giá đúng về tình hình khách hàng từđó đưa ra quyết định tài trợ hợp lý, đảm bảo an toàn cho ngân hàng, hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng của ngân hàng. Ngược lại, nếu ngân hàng thực hiện tài trợ không theo quy trình tín dụng thì có thể gây ra cho ngân hàng những rủi ro trong hoạt động tín dụng.

* Chính sách cho vay của ngân hàng

Là một hệ thống các biện pháp liên quan đến việc khuếch trương hay hạn chế tín dụng do ban lãnh đạo vạch ra để đạt được mục tiêu đã định. Bao gồm các yếu tố giới hạn mức cho vay đối với một khách hàng, kỳ hạn, lãi suất, lệ phí của khoản vay, các loại cho vay được thực hiện, sự đảm bảo và khả

năng thanh toán của khách hàng, các khoản nợ quá hạn, nghiên cứu từng đối tượng khách hàng để có chính sách, cách giải quyết đối với từng nhóm khách hàng nhất định...Như vậy, chính sách cho vay ảnh hưởng rất lớn đến kết quả

hoạt động cho vay, là yếu tố định hướng cho hoạt động của cán bộ tín dụng. Thực hiện tốt chính sách cho vay góp phần hoàn thiện hoạt động cho vay.

* Mức độđáp ứng kịp thời nhu cầu tài trợ của khách hàng

Để đánh giá hoạt động cho vay của ngân hàng đối với khách hàng là tốt khi ngân hàng có khả năng đáp ứng kịp thời và đầy đủ vốn vay hợp lý của khách hàng. Đểđảm bảo được điều đó, ngân hàng cần phải có hệ thống phân tích, đánh giá, dự báo nhu cầu tín dụng của khách hàng một cách nhanh chóng và chính xác, từđó hoàn thiện hoạt động cho vay của ngân hàng.

* Chi phí tín dụng

Chi phí tín dụng ở đây bao gồm chi phí bằng tiền mặt như lệ phí, chi phí đi lại, chi phí chứng thực giấy tờ...và chi phí cơ hội do tham gia hoạt

động tín dụng của cả ngân hàng và khách hàng. Chi phí tín dụng thấp một mặt làm gia tăng lợi nhuận từ hoạt động tín dụng, mặt khác sẽ thu hút được khách hàng đến giao dịch với ngân hàng. Như vậy, chi phí tín dụng thấp sẽ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Hoàn thiện hoạt động cho vay hộ kinh doanh tại ngân hàng NN&PTNT Huyện Quế sơn (full) (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)