Giai đoạn này chủ yếu trẻ ở nhà.
Trẻ sơ sinh
Căn phòng: Yên tĩnh, không tạp âm, không nói chuyện. Ánh sáng: ngoài những lúc cần bật đèn thì ánh sáng trong phòng có thể để hơi tối một chút. Nhiệt độ và độ ẩm trong phòng: điều chỉnh cho gần với môi trường trước khi trẻ chào đời. Giữ vệ sinh môi trường và không khí trong phòng sạch sẽ, thông thoáng. Đặt trẻ nằm ở mặt phẳng hơi dốc, như vậy trẻ sẽ dễ dàng nhìn thấy mọi thứ xung quanh hơn. Thường xuyên cho trẻ ở trong môi trường tự nhiên đẹp đẽ. Đặt trẻ ở một vị trí cố định có thể tăng cảm giác an toàn cho trẻ.
Quần áo: Không nên bó chặt. Quần áo của trẻ nên mềm mại, rộng rãi, nếu như nhiệt độ cho phép, tốt nhất nên đặt trẻ ở trần trên một chiếc giường nhỏ mềm và ấm. Trong 3 tháng sau khi sinh không cần thiết phải dùng gối đầu. Khi tiếp xúc và di chuyển trẻ, không được nhanh chóng, đột ngột đổi tư thế của trẻ, phải nhẹ nhàng, chậm rãi, đồng thời cần cẩn thận với xương và làn da non nớt của trẻ. Những bộ phận quan trọng của trẻ như phần gáy, eo, vai cần phải được nâng đỡ thích hợp. Tốt nhất nên ít động đến trẻ.
Dành nhiều thời gian cho bé. Luôn túc trực bên bé, kể cả khi bé đã ngủ. Kiên trì nuôi con bằng sữa mẹ. Thường xuyên nói chuyện với bé hoặc hát cho bé nghe. Khi bé bú, hay thức, hãy tập trung vào trẻ, đừng dùng điện thoại hay bất kỳ thứ gì làm xao nhãng.
Không làm phiền. Hạn chế tối đa các kích thích, trong 1 tháng đầu hạn chế người ra vào.
Chú ý biểu hiện của trẻ: tiếng khóc, các cử động, nụ cười, ánh mắt, hãy luôn đáp lại nỗ lực của trẻ
Các giai đoạn
0-1 tháng là giai đoạn trẻ cần yên tĩnh nghỉ ngơi tuyệt đối
0-8 tháng là giai đoạn phát triển cảm giác cơ bản, hình thành 11 cảm giác an toàn với môi trường xung quanh, mẹ cần ở bên trẻ.
Từ 9 - 18 tháng, trẻ bắt đầu học đi, học cách tự ăn và học nói. Cần trợ giúp và cổ vũ trẻ, để trẻ tự do khám phá.
18-36 tháng: phát triển giao tiếp xã hội: tạo môi trường giao tiếp lành mạnh, tránh xa cái xấu.
2 Hỗ trợ trẻ trong giai đoạn 2,5 – 6 tuổi
Giai đoạn này chủ yếu trẻ ở trường
Giai đoạn 1 trẻ mới đến trường Mont
Thực hành kỹ năng sống: Di chuyển ghế ngồi không phát ra tiếng động (sinh hoạt thực tế); Thắt dây giầy, cài cúc áo, treo quần áo...
Cảm giác: Luyện tập hình trụ. Tập cho trẻ bắt đầu tập trung sự chú ý, thực hiện sự so sánh và có sự lựa chọn đầu tiên của mình, đồng thời cũng thực hiện luyện tập phán đoán. Vì vậy, tré sẽ luyện được trí lực của bản thân. Những hình trụ có cùng độ cao và giảm dần đường kính. Những hình trụ có tất cả các kích thước đều giảm dần. Những hình trụ có cùng đường kính và giảm dần độ cao.
Giai đoạn 2
Thực hành kỹ năng sống: đi thẳng, đứng lên ngôi xuống không phát ra tiêng động.
Luyện tập cảm giác: Trong giai đoạn luyện tập mới này, muốn hoàn thành những động tác luyện tập, trẻ phải cần đến sự nỗ lực cố gắng và cả sức lực của cơ bắp. Trẻ thể hiện sự nỗ lực cố gắng này thông qua những hành động như đi từ bàn xuồng thảm, đứng lên, quỳ xuống, chuyển đồ vật nặng. Trong giai đoạn này, trẻ thường không hiểu rõ hai vật thể cuối cùng cũng là hai vật thể lớn nhất, vì tỷ lệ giữa sự chênh lệch và vật thể ở vật lớn là nhỏ hơn so với vật nhỏ. Những dụng cụ dạy học liên quan đến kích cỡ bao gồm gậy gỗ, vật hình chóp hoặc hình lập phương. Kích thích nhiệt độ và xúc giác, màu sắc, âm nhạc.
Thực hành kỹ năng sống: Trẻ cần phải biết tự tắm rửa, tự mặc tự cởi quẩn áo, biết tự lau bàn, học được cách sử dụng các loại đồ vật...
Luyện tập cảm giác: thính giác, nặng nhẹ, hình vẽ
Giai đoạn 4
Thực hành kỹ năng sống: dọn dẹp và xếp bàn trong bữa trưa, vệ sinh cá nhân của bản thân và một vài chi tiết khác nữa.
Luyện tập cảm giác: lặp lại các bài tập, nốt nhạc
Luyện tập liên quan đến viết chữ: những hình phẳng làm bằng kim loại, dùng tay lần theo đường viền, dùng bút chì vẽ lại đường viền trên giấy, dùng bút chì tô màu các hình, đường viền của các hình phức tạp, nhận biết chữ giấy nhám, ghép từ.
Luyện tập số học: gậy gỗ: đặt số cạnh gậy, cây đinh gỗ lớn, đặt số lượng dưới các con số.
Giai đoạn 5
Các bài trước, tăng độ phức tạp. Vẽ tự do, sử dụng màu nước Ghép từ đơn, câu ngắn Tự viết từ đơn, câu ngắn Đọc những mảnh giấy
3 Thực hành cuộc sống
3.1 Sinh hoạt cá nhân
3.1.1 Ăn uống − Cho bé tham gia phụ bếp − Tập ăn thô
− Tự uống nước 3.1.2 Ngủ
3.1.4 Vệ sinh cá nhân − Đi vệ sinh − Rửa tay − Làm sạch móng tay − Rửa mặt, tai, mắt − Đánh răng − Rửa chân − Xì mũi − Tắm 3.1.5 Lịch trình hàng ngày
− Sáng sớm sau khi thức dậy: Rửa tay, rửa mặt, đánh răng − Khi đi ra ngoài: Nhổ đờm, xì mũi đúng cách
− Khi đi về: đóng mở cửa, thay quần áo, treo lên móc, cất giầy, rửa tay, rửa mặt.
− Trước khi ăn: Rửa tay, xếp bát, đũa, thìa, lấy khăn ăn, đeo yếm, so đũa − Trong khi ăn: cả nhà cùng ăn, đứng lên, ngồi xuống, trước khi ăn phải
mời, lấy đồ ăn và gắp cho người khác, không phát ra tiếng động khi sếp đồ, cách dùng đũa, thìa, dĩa, dao, khi ăn không nói chuyện, không chơi, không xem tivi
− Sau khi ăn: dọn bàn ăn, cất bát đũa, lau bàn, rửa bát, rửa tay, súc miệng / đánh răng.
− Trước khi đi ngủ: Rửa mặt hoặc đi tắm, đánh răng, rửa chân, vệ sinh móng tay
− từ 8 tháng tuổi dạy trẻ giơ tay, giơ chân, nghiêng đầu
− Từ 1 tuổi trở-đi, khuyến khích trẻ tự mình lau rửa tay, trước khi rửa thì xắn tay áo lên, khi rửa thì không được nghịch nước, sau khi rửa thì dùng khăn lau khô.
− Từ 2 tuổi trở đi, dạy cho trẻ cách dùng xà phòng rửa tay, người lớn nên vắt khô khăn đồng thời làm mẫu cho trẻ cách rửa mặt, bắt đầu dạy cho trẻ cách súc miệng bằng nước lọc ấm sau khi ăn cơm
− Sau 2 tuổi rưỡi, để cho trẻ học cách tự mình vắt khô khăn, tự mình rửa tay, rửa mặt, dùng bàn chải đánh răng. Đồng thời, vừa dạy trẻ làm vừa nói cho trẻ biết các từ ngữ có liên quan đến việc làm vệ sinh cá nhân như "đánh răng, cốc đánh răng, khăn mặt, nước lạnh, súc miệng". Khi dạy trẻ, cha mẹ nên nhẫn nại, vừa giải thích vừa làm mẫu và giúp đỡ trẻ khi cần thiết.
Lưu ý
− cần kiên trì, thường xuyên nhắc nhở
− có thể sáng tác một bài hát về hoạt động đó 3.1.7 Đo chiều cao, cân nặng, tự theo dõi 3.1.8 Vận động, thể thao
0-8 tháng: giúp con hiểu giường là nơi nằm ngủ, tự ngủ, tự chơi, luyện tập cầm nắm, theo dõi, tìm kiếm đồ vật, v...v...
9-12 tháng: tập bò, tập đi,
12-24 tháng: đi bộ, bê đồ, leo trèo
24 - 60 tháng: Tăng cường các nội dung luyện tập, dẫn dắt trẻ luyện tập những kĩ năng cơ bản để sinh tồn như: đi bộ đường dài, bơi, leo núi, trèo cây, nuôi trồng, xây đắp, nặn đất, chạy bộ, tập tạ, xà đu, đấm bốc, đá bóng, ném bóng, bóng rổ, tâng cầu lông, đá cầu, nhảy dây, tạo thành lịch sinh hoạt cố định. Ngoài ra còn nhiều hoạt động bổ ích khác: vẽ hình trên đất và đi theo, kết hợp
bật nhạc và đi theo tiết tấu, vận động theo khẩu lệnh, hít thở sâu, ngồi xích đu, chuyền bóng, đu thang dây, vặn nắp chai, ốc vít, cho các loại chai khác nhau, đạp xích lô, v...v...
3.2 Lao động
3.2.1 Vệ sinh môi trường Quét dọn, phủi bụi, lau chùi, v...v...
Khi tay bẩn không được chạm vào đồ vật Phân công công việc phù hợp cho trẻ: 2 tuổi: giặt rẻ lau
3 tuổi: tự dùng khăn lau sạch tủ, giá, kệ, bàn ghế 4 tuổi: lau nhà
5 tuổi: gấp chăn, xếp giường 6 tuổi: tự giặt quần áo
3.2.2 Nuôi vật nuôi Tổ chim
3.2.3 Trồng cây
Trồng trong chậu, Canh tác ở ruộng 3.2.4 Đắm mình trong thiên nhiên
Tạo ra các điều kiện để trẻ được hoạt động ngoài trời hoặc trong công II viên, mỗi ngày nên tự do phơi nắng vài tiếng
3.2.5 Quản lý và chăm sóc đồ dùng
Từ khi trẻ có được năng lực tự chủ (từ 1 tuổi rưỡi), cha mẹ nên mua sắm cho trẻ những đồ vật thuộc quyền sở hữu của riêng chúng, nhằm xây dựng nên tính độc lập và có trách nhiệm của trẻ
Hướng dẫn cho trẻ cách dùng và vị trí đặt, trẻ tự quyết định sử dụng thế nào, mua đồ cho trẻ rất từ từ để trẻ biết trân trọng và sử dụng tối ưu.
Lịch trình:
2 tuổi: 3 đồ chơi, 1 tủ đồ
3 tuổi: 5 đồ chơi, 1 tủ đồ, 3 văn phòng phẩm
4 tuổi: 8 đồ chơi, 1 tủ đồ, 1 tủ quần áo, 5 văn phòng phẩm, 4 sách, quần áo, đồ dùng
3.2.6 Đi chợ
3.2.7 Chăm sóc gia đình
3.2.8 Làm gạch, xây tường, làm gốm
3.3 Giao tiếp, lễ nghi Ở nhà, ở trường Ở nhà, ở trường
− Chào khi gặp và tạm biệt − Cầm đồ, bê đồ
− Nhận đồ vật
Ngôn ngữ cơ thể
Đứng
Ngồi trên sofa Ngồi trên ghế cứng
Đi, chạy, đeo cặp, cầm bút, bê nước... không chỉ cần lấy sức khỏe làm cơ bản mà còn cần phải suy nghĩ đến yêu cầu về sự an toàn.
Cư xử nơi công cộng
Có những hoạt động vệ sinh cá nhân không được phép thực hiện nơi công cộng như đại tiểu tiện, khạc nhổ, ngoáy mũi, cắt móng tay
Những hành động như chải tóc, trang điểm, thay quần áo trước mặt mọi người cũng được coi là không lịch sự.
Ăn trước mặt người khác cũng được coi là không nho nhã và bất lịch sự, nhưng uống nước thì không vấn đề gì.
Tại nơi công cộng không được gọi hoặc hét to, nói lớn khi bàn luận về những chủ đề cá nhân.
4 Giác quan
4.1 Xúc giác
Chuẩn bị: rửa tay bằng nước lạnh và xà phòng, lau khô, ngâm ngón tay trong nước ấm vài giây giúp xóa các ký ức tiếp xúc trên tay, nâng cao độ nhạy cảm của các ngón tay − Nhiệt độ − Trọng lượng − Độ nhám - nhẵn của vật thể − Cứng mềm − Trò chơi vỗ tay − Bịt mắt, sờ đồ khắp phòng
− Chạm bộ phận nào gọi tên bộ phận đó
− Nhắm mắt, vẽ trên tay, chân, lưng và để trẻ đoán
4.2 Thị giác
− Màu sắc − Hình dạng
Hình khối
Kích thước: to nhỏ, dài ngắn, cao thấp, độ dày
4.3 Tri giác 4.4 Vị giác 4.5 Khứu giác
Ngửi mùi thơm của các loài hoa, sau đó bịt mắt trẻ, cho trẻ đoán ngửi mùi mùa xuân
khuyến khích trẻ ngửi từng món trong bữa ăn ngửi mùi thơm hoa quả
4.6 Thính giác
Trò chơi im lặng: xem ai im lặng lâu hơn trò chơi phát hiện âm thanh
Phân biệt to nhỏ
Nghe âm thanh, đoán đồ vật Nghe âm thanh, đoán hoạt động Bịt mắt gọi tên
Nghe tiếng thở của 1 em bé hoặc của mình Luyện tập hít thở + yên tĩnh trước khi đi ngủ
Luyện tập yên tĩnh trong tự nhiên, rừng, công viên bách thảo Học nhạc
4.7 Các trò chơi bổ trợ phát triển giác quan khác
Nói đúng Trò chơi nhắm mắt phát hiện vật thể Vẽ tự do Tô màu Đất nặn Trang trí nhà cửa, đồ dùng 5 Ngôn ngữ 6 Toán học 7 Văn hóa Phần 2: các bài tập thực hành