Các giai đoạn làm việc của giáo viên Montessori?

Một phần của tài liệu Quy luật phát triển của trẻ và phương pháp Montessori (Trang 41)

Bước 1: Sắp đặt sau đó duy trì và bảo vệ môi trường học tập. Tất cả các hoạt động mà giáo viên Montessori phải thực hiện nằm ở quá trình chuẩn bị. Sau những chuẩn bị đó là khoảng thời gian 'rảnh rỗi và bị động', đó được coi là một dấu hiệu của thành công. -S1-349. Giáo viên phải tập trung vào môi trường thay vì bị cuốn vào trẻ. Sắp xếp giáo cụ một cách quy củ và đẹp đẽ, sáng bóng, còn

tốt và đầy đủ, đế tất cả đều trông mới mẻ với bọn trẻ, giáo cụ phải hoàn thiện và sẵn sàng để sử dụng vào bất cứ lúc nào. Bản thân giáo viên cũng phải hấp dẫn. Cô ấy phải trẻ, đẹp, với những bông hoa trên mái tóc, sạch sẽ thơm tho, vui vẻ và đầy tự trọng. Cô ấy phải chú ý những cử chỉ của mình và điều chỉnh sao cho càng trở nên duyên dáng và dịu dàng càng tốt.

Bước 2: Giúp đỡ những trẻ còn đang bỡ ngỡ, chưa biết phương hướng đi của mình, suy nghĩ chậm chạp, thích lang thang, không thể tập trung vào bất cứ việc gì. Giáo viên có thể cho trẻ làm những việc mặc dù trẻ không ưa thích nhưng cũng không ghét. Ban đầu có thể trẻ sẽ tỏ ra không vui, vì thói quen hoạt động tự do của trẻ giờ đây đã bị thầy cô ngăn cản, thế nhưng điều đó cũng không có hại gì trong giai đoạn phát triển khởi đầu. Cho nên, việc khuyên trẻ làm một việc gì đó cũng là phương pháp rất hiệu quả.

Trước khi khả năng tập trung của trẻ xuất hiện thì giáo viên có thế ít nhiều làm những gì cô ấy muốn, vì cô ấy không gây ảnh hưởng lớn đến trẻ. Cô ấy có thế can thiệp vào hoạt động của bọn trẻ nếu thấy cần thiết.

Thử tất cả các cách đế làm chúng vui thích ... sử dụng thơ ca, vần điệu, hát, những câu chuyện, kịch, hề...; thứ gì cũng tốt hết chỉ trừ cây gậy. Giáo viên lôi cuốn sự thu hút của học sinh bằng những hoạt động thú vị. Một giáo viên năng động có thế thu hút trẻ dễ dàng thì tại sao lại không tận dụng điều đó? Hãy nói với trẻ bằng tinh thần hào hứng: "Hôm nay chúng ta thử thay đổi các vật dụng nhỉ" và rồi cùng làm với chúng, bản thân giáo viên cũng mang các đồ đạc một cách cẩn thận và gợi ý cho trẻ cách mang vác, luôn làm việc này với vẻ rạng rỡ. Hoặc: "Hay là chúng ta lau chùi chiếc bát bằng đồng thau này nhỉ?" hoặc: "Chúng ta ra vườn hái hoa đi?" Nếu giáo viên hấp dẫn thì hành động cũng sẽ hấp dẫn.

Nếu có đứa trẻ nào vẫn còn tiếp tục gây hấn, trêu chọc bạn ở thời kỳ này, giáo viên cần ngăn cản những hành động đó lại. Ngăn cản và nhờ thế giật đứt xâu chuỗi những hoạt động không hay của đứa trẻ. Sự ngăn cản có thể bằng lời nói hoặc thái độ quan tâm tới đứa trẻ. Thái độ quan tâm của ta đối với đứa trẻ

cũng giống như liều thuốc an thần, giúp đứa trẻ thay đổi thái độ trở nên tích cực. Nếu một đứa trẻ đang làm phiền những bạn khác, ta có thể nói: "Con ổn chứ, Johnnie? Lại đây, cô muốn cho con mấy thứ để làm này!" Có lẽ đứa trẻ sẽ không muốn làm việc đó, thế là ta nói: "Thế con không muốn làm việc đó à? Được thôi, vậy ta cùng ra vườn nhé" và đi cùng đứa trẻ hoặc để người trợ giúp của mình đưa đứa trẻ đi, rồi sự phá phách của đứa trẻ sẽ nằm trong tầm quản lý của ta và bọn trẻ khác sẽ không bị làm phiền nữa.

Bước 3: Sau khi trẻ đã có hứng thú, thầy cô có thể lùi về phía sau vị trí của mình, để tránh làm phiền đến các hoạt động của trẻ. Trong lúc trẻ làm việc thì quan sát và ghi lại, phát hiện ra cá tính của trẻ, hiểu được suy nghĩ của trẻ. Giáo viên tự trả lời các câu hỏi: Trẻ đang làm gì? Trẻ muốn giải quyết vấn đề gì? Đạt được mục đích gì? Tại sao trẻ lại muốn làm điều đó? Thể xác và tinh thần của trẻ đang ở trạng thái như thế nào? Mức độ phát triển? Còn có cách nào có thể thúc đẩy sự phát triển của trẻ hay không?

Không can thiệp nghĩa là không can thiệp, dưới bất cứ hình thức nào. Ví dụ: đi ngang qua và nói: "Tốt!", giúp đỡ trẻ. Ngợi ca, giúp dỡ hoặc thậm chí cả việc chú ý đến một đứa trẻ cũng đủ cấu thành sự can thiệp có thế phá hoại hoạt động của trẻ. Thậm chí, nếu đứa trẻ thấy người khác đang quan sát mình thì đứa trẻ cũng hết hứng luôn. Ngay khi sự tập trung xuất hiện, không chú ý gì nữa, cứ coi như đứa trẻ không tồn tại.

Chỉ giúp đỡ trẻ khi được yêu cầu. Cấp độ cao nhất: là khi giáo viên có thể nói: đứa trẻ tự làm việc cứ như là không có tôi vậy. Giáo viên trở thành hư không còn bọn trẻ trở thành tất cả. Chúng ta có thể để ý thấy đứa trẻ đang làm gì chỉ qua một ánh nhìn, mà không quá chú ý đến nỗi đứa trẻ nhận ra chúng ta đang dõi theo. Khi có nhiều hơn một trẻ muốn cùng một giáo cụ, chúng ta không được phép can thiệp trừ khi được nhờ; bọn trẻ sẽ tự giải quyết chúng. Nhiệm vụ của chúng ta chỉ là đưa những đồ vật mới khi đứa trẻ đã thử hết những hoạt động có thể nghĩ ra với những đồ vật cũ.

Ta không thể biến một giáo viên binh thường thành một giáo viên Montessori, ta phải tạo ra một giáo viên mới hoàn toàn. Vì thế người ngoại đạo sẽ tốt hơn.

Một phần của tài liệu Quy luật phát triển của trẻ và phương pháp Montessori (Trang 41)