Muốn trở thành giáo viên Montessori cần làm gì?

Một phần của tài liệu Quy luật phát triển của trẻ và phương pháp Montessori (Trang 40)

Điều đầu tiên cần làm là chuẩn bị về mặt đạo đức. -S2-188. Tự kiểm điểm mình, loại bỏ 7 tính xấu. Họ phải tự xét lại bản thân, tự kiểm điểm chính mình, thay đổi định kiến cũ, không cần phải trở nên hoàn hảo, hoàn toàn không có nhược điểm. Có 7 tội: giận dữ, kiêu ngạo, hà tiện, lười biếng, dâm dục, tham lam, ghen tức. Có 2 cách để thay đổi: 1 là cá nhân tự nhận thức và bằng ý chí để thay đổi tính xấu của mình, 2 là sự hỗ trợ của môi trường, sự nhắc nhở từ bên ngoài. Tính Kiêu Ngạo của chúng ta được làm nhẹ đi bởi ý kiến của kẻ khác về ta; tính Hà Tiện bởi các hoàn cảnh ta sống trong đó, sự Giận Dữ bởi phản ứng của kẻ mạnh, sự Lười Biếng bởi nhu cầu phải làm việc để sinh sống, sự Dâm Dục bởi các tập tục xã hội; sự Tham Lam bởi các cơ hội hạn chế không để ta có được nhiều hơn cái mình cần; sự Ghen Tức bởi nhu cầu phải làm ra vẻ có phẩm cách. Thực tế con người thường giấu dốt, không muốn bị người khác sửa sai, ... chúng ta thường chống chế, bao biện, v...v... Chúng ta quyến luyến các tật xấu của mình. Giáo viên phải tự thanh tẩy mình, bắt đầu từ 2 tội nặng nhất là giận giữ và kiêu ngạo. Các nhà giáo phải thường xuyên suy nghĩ về những hậu quả rất nghiêm trọng của những tình huống như vậy đối với đời sống của đứa trẻ. Chỉ có lí trí của trẻ không hiểu được sự bất công, nhưng tinh thần của nó cảm nhận được điều đó và trở nên khổ sở và bị bóp méo. Rồi phản ứng trẻ con xuất hiện, như biểu hiện của sự tự vệ vô thức. Nhút nhát, nói dối, ương ngạnh, khóc lóc vô cớ, mất ngủ, sợ hãi.

Người lớn thường độc tài. Mọi sự đàn áp với trẻ đều phải được loại bỏ. -> Khiêm tốn, bác ái và từ bi. Hay trong đạo Phật: từ bi và khiêm hạ (Hải thêm vào). Điều này không có nghĩa là họ phải chấp thuận mọi hành vi của đứa trẻ hay phải hoàn toàn tiết chế không xét đoán đứa trẻ hoặc không làm gì hết để trợ giúp sự phát triển trí tuệ và tình cảm của trẻ. Nói đúng hơn, người thầy không bao giờ được quên mục đích là để giáo dục, là để trở thành người trợ giúp đích thực của đứa trẻ. Nhưng chúng ta vẫn phải khiêm tốn và xóa bỏ hết cái định kiến nằm sâu trong tim ta, như vị linh mục trước khi bước lên bàn thờ, phải đọc kinh sám hối. Phải làm như vậy và không có cách gì khác hơn.

Hiểu được trẻ -S2-185. Hiểu rằng trẻ cần được giải phóng, môi trường cần hỗ trợ trẻ, và người lớn là một phần rất lớn của môi trường.

Hấp dẫn trẻ. Trẻ tuổi, vui vẻ, ăn mặc gọn gàng, thái độ lịch sự, yêu trẻ, tôn trọng trẻ, cuốn hút trẻ.

Biết vai trò của mình là giúp đỡ trẻ. Giáo viên cần phải cố gắng hết sức để ít can dự một cách tối đa vào việc của trẻ, nhưng giáo viên bắt buộc phải khiến trẻ cố gắng theo đuổi mục tiêu đúng đắn trong sự tự giáo dục này. Giáo viên cần nhạy bén cảm nhận được một vài điều, như giới hạn và độ nhạy bén không giông nhau của những đứa trẻ giống nhau. Giáo viên giống như một người giúp việc giỏi chuẩn bị cẩn thận một món đồ uống cho ông chủ và rồi để đó cho người chủ hoàn thành công việc, ấy là uống nó. Anh ta không ép người chủ của mình uống, đó không phải việc của anh ta. Việc của anh ta chỉ là chuẩn bị. -S1-232

Một phần của tài liệu Quy luật phát triển của trẻ và phương pháp Montessori (Trang 40)