Trẻ là trung tâm, giáo viên chỉ là người quan sát trẻ, tôn trọng sự tự do của trẻ, chỉ tham gia khi trẻ có những hành động không theo chuẩn mực đạo đức.
Coi trọng việc trẻ tự học, tự chơi. Các trò chơi có ý nghĩa hướng đến những hoạt động thực tế, trẻ được trải nghiệm thực tế, từ đó rút ra kinh nghiệm cho bản thân. Trẻ được tự do phát huy khả năng cũng như trí tưởng tượng của mình, được tự do thể Hiện cá tính của mình mà không bị gò ép theo khuôn mẫu nào.
Môi trường phù hợp vớị khả năng của trẻ, những dụng cụ hay đồ dùng học tập đều được chuẩn bị một cách kĩ lưỡng, chu đáo, có mục đích nhằm phát huy tối đa khả năng thiên bẩm của trẻ. Những đổ dùng dụng cụ của lớp học Montessori đều đuợc thiết kế phù hợp với chiều cao, tầm với của trẻ, ở đây, trẻ phải tự thân vận động để làm mọi việc từ chăm sốc bản thân đến các hoạt động học tập khác (tất nhiên có sự quan sát của giáo viên để đảm bảo tính an toàn cho trẻ).
Trẻ học theo sở thích, hứng thú của mình. Có nghĩa, chúng sẽ được tự do chọn lựa môn học mà mình yêu thích, chọn lựa trò chơi hay vị trí ngồi mà mình thấy thoải mái. Giáo viên lúc này là người quan sát để phát hiện những khả năng vượt trội của mỗi trẻ để vun đắp, bồi dưỡng trẻ.
Trẻ được phân nhóm theo hàng dọc. Có nghĩa là tại lớp học Montessori, những đứa trẻ có cùng nhóm sở thích, hay hứng thú học tập sẽ được xếp vào một nhóm, từ đó chúng có cơ hội học hỏi lẫn nhau và cùng nhau phát triển.
Sử dụng đồ dùng dạy học đặc biệt có yếu tố kiểm soát lỗi để trẻ tự sửa lỗi và làm lại cho đúng. Lâu dần sẽ hình thành khả năng tự sửa lỗi, từ đó mà trẻ học được cách điều khiển hành động của bản thân.
Trẻ tự học hoặc học theo nhóm không chính thức dưới sự hướng dẫn của giáo viên.
Thời khóa biểu linh hoạt, do đó trẻ có thể thoải mái hoàn tất công việc của mình hoặc đổi sang hoạt động khác nếu cần thiết.