Các yếu tố thành công khi triển khai phương pháp Montessori

Một phần của tài liệu Quy luật phát triển của trẻ và phương pháp Montessori (Trang 44)

sẽ tốt hơn.

8 Giáo cụ

Điều cần thiết duy nhất là kiến thiết những vật liệu và tư liệu, chính xác một cách khoa học, mà đứa trẻ có thể sử dụng được

Yêu cầu của giáo cụ: rèn rũa giác quan của trẻ + cung cấp khả năng kiểm soát sai lầm. Chính sai lầm khiến trẻ lặp lại nhiều lần hoạt động cho đến khi không còn sai lầm nữa. -S1-332

9 Các yếu tố thành công khi triển khai phương pháp Montessori Montessori

Hoàn cảnh nghèo khó. Trẻ được sống trong môi trường tự nhiên khiến trẻ có nhiều cơ hội bộ lộ sự giàu có nội tại của mình, trẻ không bị thu hút bởi những đồ chơi giả tạo, do đó sẽ đón nhận những học cụ một cách nồng nhiệt.

Cha mẹ mù chữ. Nên không có nhiều kiến thức và không thể hỗ trợ trẻ học hành và không thể trở thành rào cản. Họ hứng khởi trước mọi khả năng mới của trẻ, ngưỡng mộ trẻ khiến đứa trẻ được động viên. Họ không ngăn cản con họ làm việc.

Giáo viên không phải là giáo viên. Những giáo viên được đào tạo bài bản theo chương trình cũ sẽ chứa đầy những định kiến và làm cản trở trẻ, áp đặt trẻ. ... Đứa trẻ trưởng thành nhờ những hoạt động tự phát, tuân theo những chỉ dẫn của tự nhiên, chứ không phụ thuộc vào sự dạy dỗ của giáo viên. Giáo viên thuyết phục trẻ phải làm từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, từng bước một, trong khi đó thì đứa trẻ lại đi từ khó đến dễ với nhịp độ thần tốc. ... Nếu đứa trẻ thích thú với những gì đứa trẻ đang làm, đứa trẻ sẽ làm mãi không thôi và không cảm thấy mỏi mệt. Nhưng cứ vài phút thì giáo viên lại bắt đứa trẻ thay đổ và "nghỉ", đứa trẻ sẽ cảm thấy khó chịu. Ví dụ 45p học lại cho nghỉ 1 tí ... Điều

cần thiết duy nhất là kiến thiết những vật liệu và tư liệu, chính xác một cách khoa học, mà đứa trẻ có thể sử dụng được. Giáo viên càng lúc càng rút lui.

Ấn Độ là một nơi rất thành công vì có 3 điều trên.

10Nguyên tắc ứng xử với trẻ

Để bé làm việc

− cho bé thật nhiều cơ hội làm việc

− cho bé thời gian để bé làm việc theo tiến độ phù hợp với mình

− chấp nhận việc bé làm sai, làm vỡ, v...v... bé sẽ tự học từ chính lỗi sai của mình

− chỉ quan sát bé làm việc mà không can thiệp, nhận xét, hướng dẫn, thúc giục, v...v...

− chỉ khi trẻ có những hành vi xung đột hoặc làm người khác tức giận, hay có những hành vi thô lỗ, không lịch sự thì mới dừng bé lại, cách ly, giải thích, hướng dẫn lại, v...v...

− Tôn trọng những cảm giác của trẻ. Khi trẻ đang hứng thú, đang say sưa với 1 cái gì đó, nên ghi nhận, tham gia, giúp đỡ trẻ

− Để trẻ làm việc mà trẻ muốn, miễn là không nguy hiểm.

Dạy trẻ các giới hạn

− Trẻ cần hiểu các giới hạn trước khi tham gia vào hoạt động hoặc môi trường mới

− Giải thích với trẻ hậu quả của việc vượt qua giới hạn

Khi trẻ ứng xử sai nguyên tắc: cách ly

− B2: nếu bé khóc. Tìm cách để bé trấn tĩnh lại. Ví dụ đưa sang phòng khác hoặc ngồi ngay trong phòng đó trên một chiếc ghế thoải mái, cho bé đồ chơi mà bé thích, nghe nhạc, v...v...

− B3: khi đã bình tĩnh nói chuyện thì giải thích cho bé cách ứng xử đúng. Nếu bé đồng ý luật chơi thì có thể trở lại hoạt động chung với lớp, nếu không thì bé sẽ tự chọn hoạt động khác.

Khi nói chuyện với trẻ

− Đến gần chỗ trẻ

− Quỳ xuống cho ngang tầm mắt với trẻ − Nhìn vào mắt trẻ

− Nói chuyện

Ôm hôn

− Phải xin phép trẻ mới được thực hiện − Cách thể hiện: ôm nhẹ, má áp vào má − Không hôn môi, không hôn má

Sử dụng đồ dùng đúng cách, đúng mục đích

− Hướng dẫn cho bé tác dụng và cách dùng của từng đồ dùng − Giải thích các nguy hiểm nếu dùng không đúng cách

− Khi bé dùng sai: hỏi bé cái đấy để làm gì nhỉ − Làm gương cho bé

Cho trẻ lựa chọn

− Cho trẻ thoải mái lựa chọn hoạt động, nhưng nếu hoạt động đó đang được làm bởi người khác thì phải chờ

− Hỏi bé con thích cái A hay cái B

− Không dùng câu mệnh lệnh mà luôn hỏi

− Cái gì không muốn con làm thì đừng cho con nhìn thấy hoặc lấy được − Đừng sử dụng hình thức lựa chọn để ràng buộc hay đe dọa con bạn

Ngôn ngữ tích cực

− Thay vì ra lệnh “Đi ra khỏi bàn”, bạn nhấc bé khỏi bàn và nói, “Đặt chân xuống sàn nhà.”

− Thay vì nói con hư quá, hãy nói làm như thế này là chưa lịch sự, cần dạy bé các khái niệm, giá trị

Động viên chứ không khen

− Thay vì nói, “Con đúng là một người giúp việc giỏi”, hãy nói “Cám ơn con đã dọn bàn ăn”.

− Mô tả chi tiết việc bé đã làm đúng

− Thể hiện sự ghi nhận bằng cách tán thành, cảm kích, cám ơn, ngạc nhiên, v...v...

− Không dùng vật chất để thưởng

Xử phạt

− để trẻ trải nghiệm hậu quả của chính việc mình làm

− Khen thưởng hoặc xử phạt đều phải liên quan chặt chẽ với nhau giữa thời gian và nội dung hành vi của trẻ, thời gian để càng lâu thì hiệu quả càng giảm. Không đợi đến tối bố về.

Cố định lịch sinh hoạt

− Duy trì những thói quen hằng ngày một cách nhất quán.

− Bố trí thời gian hợp lý, trẻ cần thời gian ngủ, ăn, chơi với các thành viên gia đình, và nhiều cơ hội để đốt cháy năng lượng và giải trí ngoài trời.

− Đôi khi trẻ quá say sưa với công việc, ví dụ đến giờ ăn, hãy cho trẻ chọn làm việc tiếp (thời gian ăn sẽ ít đi) hoặc ăn.

− Mọi thao tác đều phải thực hiện đúng 1 trình tự

− Lịch sinh hoạt thay đổi theo mùa, nên tuân theo thời gian mặt trời mọc và lặn

Thống nhất cả nhà

− Những nguyên tắc chung trong gia đình áp dụng cho tất cả mọi người − Tốt nhất là bàn bạc để thống nhất rồi viết ra

− Dành thời gian ôn tập đế áp dụng

− Khi có hành vi sai, hãy mô tả và giúp nhau cải thiện

Ngăn nắp, trật tự

− để đồ dùng đúng chỗ

− có thể dán chữ để nhận biết

− khi thấy đồ dùng để sai thì chỉ cho bé thấy và để bé tự cất, người lớn cũng vậy

− nếu bé không chịu cất thì ???? thường là sẽ cất lên cao, hoặc cất luôn

Khi trẻ mất kiểm soát

− Xem bé có đói, mệt, nản chí hay quá khích động hay không. Từng trường hợp riêng sẽ cần một cách phản ứng khác nhau. -S1-325

Yêu thương vô điều kiện

− coi lỗi lầm là chuyện bình thường − giúp đỡ bé giải quyết hậu quả

− cho bé thấy dù bé có sai, ta vẫn luôn yêu thương bé

− Không dùng câu mệnh lệnh − Luôn bắt đầu bằng: con có thể

Nghiêm túc trả lời mọi câu hỏi của trẻ

− Ghi lại mọi câu hỏi của trẻ kèm câu trả lời của bạn và trẻ, đó sẽ là cuốn bách khoa toàn thư của riêng bạn

− Nếu trả lời được thì trả lời ngay, hoặc cách hay hơn là dùng câu hỏi gợi mở, giúp trẻ động não và tự tìm ra câu trả lời

− Nếu không trả lời được thì đố lại trẻ, hoặc cùng tìm hiểu nhé, và google − Thường xuyên ôn lại sổ ghi chép

Nói với trẻ nên làm thế nào chứ không nên nói không được, cấm Tôn trọng quyền sở hữu của trẻ

− Đồ dùng của trẻ thì để cho trẻ tự quản lý

− Trẻ có thể cho mượn hoặc không, đều phải tôn trọng

11 Dạy trẻ các hoạt động như thế nào?

Chọn hoạt động

Bài học phải đơn giản, thực tế, khách quan, rõ ràng, đi vào trọng tâm, và phù hợp với trẻ. Không quá dễ khiến trẻ thấy nhàm chán và không quá khó khiến trẻ bực bội, nản chí, phải vừa đủ để trẻ cố một chút là làm được.

Khi trẻ không thực hiện được hoạt động

Khi trẻ chưa hiểu, làm sai, v...v... gv cần chú ý: không lặp lại những nội dung như vậy ở lần sau (cất đi), không làm cho học sinh thấy mình sai lầm. GV có thể cất đi vài ngày sau làm mẫu lại

Khi hướng dẫn hoạt động

− Chia nhỏ các cử động thành những bước đơn giản mà bé có thể nhìn thấy và làm theo, chuỗi quy trình rõ ràng

− Không nói khi đang làm

− Các bước: 1: nói với bé là bạn sẽ hướng dẫn bé cách làm một việc nào đó như thế nào. 2: mời bé vào vị trí. 3. giới thiệu các khái niệm và mục tiêu của bài học. 4. thực hiện các bước nhưng không nói gì. 5. để trẻ tự làm. − Sử dụng mắt để giao tiếp và nở một nụ cười giữa mỗi bước trong quy

trình để giúp con bạn duy trì sự hứng thú.

− Ban đầu bạn có thể cần phải hỗ trợ một phần nhỏ và cùng làm trong hoạt động đó nhưng mục tiêu của bạn là làm ít nhất có thể.

− Dần dần bạn giảm đi sự giúp đỡ như thế con bạn sẽ nhận ra rằng bé đã tự mình làm được tất cả.

Dạy trẻ một khái niệm mới gồm 3 bước

Bước 1: cô giới thiệu. Nói đơn giản trong bài giảng của mình: Đây là cái dài, đây là cái ngắn, cái này màu đỏ, cái này màu vàng,... dùng những chữ đơn giản và cố định để biểu đạt rõ ràng tuần tự cảm giác, đồng thời tiến hành phân loại và sắp xếp chúng. Đọc một tên gọi hay tính từ một cách chuẩn xác, phát âm rõ ràng để trẻ có thể nghe rõ được mọi âm tiết cấu thành của từ đó. Ví dụ, trong bài tập xúc giác giai đoạn đầu, khi chạm vào những chiếc thẻ nhẵn và thô ráp, giáo viên nên nói: "Tấm thẻ này nhẵn, tấm thẻ này ráp". Đồng thời nhắc đi nhắc lại với những âm điệu khác nhau, nhưng vẫn phải phát âm chính xác. "Nhẵn, nhẵn, nhẵn; ráp, ráp, ráp". Những danh từ phải có nội dung liên tưởng với sự vật.

Bước 2: trẻ nhận ra. chọn 1 trong 2. Cô hỏi: đưa / chỉ cho cô ... Luôn có những cuộc kiểm tra nhỏ để đảm bảo thực hiện được mục tiêu giảng dạy của mình. Những cuộc kiểm tra này cần phải hạn chế trong phạm vi khả năng chú ý mà bài học về tên gọi tạo ra. Mục đích của việc kiểm tra là để

ta biết liệu trong đầu trẻ, tên gọi và vật thể có mối liên hệ hay không. Giáo viên cần phải để thời gian cách quãng ngắn và yên tĩnh giữa bài học và kiểm tra. Sau đó nói một cách chậm rãi và rõ ràng về những tên gọi hoặc tính từ mà mình đã dạy, giáo viên có thể hỏi trẻ: "Em có biết cái nào nhẵn, cái nào ráp không?". Trẻ sẽ lấy tay để chỉ vào vật thể, như vậy giáo viên sẽ biết được liệu trẻ đã thiết lập được mối quan hệ với vật thể hay chưa. − Nếu trẻ làm sai bước 2. Nhưng nếu trẻ không làm vậy, nếu trẻ nhầm, thì

giáo viên cũng không cần phải sửa vội, nên tạm thời dừng bài học sau vài ngày rồi tiếp tục. Tại sao lại không chữa lỗi cho trẻ? Vì khi trẻ không liên hệ được tên gọi và sự vật thì cách duy nhất đó là lặp lại quá trình kích thích cảm giác, cũng có nghĩa là dạy lại bài học đó. Khi trẻ không có mối liên hệ giữa tên gọi và sự vật thì chúng ta nên hiểu đó là lúc trạng thái của trẻ không tốt, nên tìm thời điểm khác. Sau khi mắc sai lầm, sự yên tĩnh sẽ giúp ý thức của trẻ được tỉnh táo, quá trình học vẫn có thể tiếp tục.

Bước 3: Trẻ gọi tên được. Cô hỏi đây là cái gì. Nếu trẻ không mắc lỗi sai nào thì giáo viên có thể bảo trẻ nói ra tên gọi hoặc tính từ. Có thể hỏi trẻ: "Đây là gì nào?" Trẻ sẽ trả lời: "Nhẵn". Nếu trẻ nói ngọng, ta có thể ngắt lời, dạy trẻ cách phát âm chính xác "nhẵn". Đầu tiên bảo chúng hít sâu một hơi rồi nói thật to. Khi làm như vậy, giáo viên cần phải chỉ ra khiếm khuyết trong phát âm của trẻ hoặc những lỗi nói ngọng của trẻ. Montessori cho rằng không cần thiết phải mở rộng những khái niệm mà trẻ cần tiếp nhận, ví dụ chỉ cho trẻ đồ vật gì trong môi trường là nhẵn, là ráp mà để trẻ sau khi học được khái niệm nhẵn, ráp, sẽ tự sờ những vật xung quanh và nói ráp, nhẵn, v...v... Giáo viên cần quan sát thật kỹ, xem trẻ dùng cách nào để thực hiện việc mở rộng khái niệm.

Chương trình đào tạo

Một phần của tài liệu Quy luật phát triển của trẻ và phương pháp Montessori (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(60 trang)