C. Nồng độ từng chất trong các dung dịch chuẩn (ppb)
A. Sắc kí khí
2.3.4. Ứng dụng tập số liệu phân tích để đánh giá phát thải và đánh giá rủi ro:
2.3.4.1. Đánh giá mức độ phát thải:
Nguyên tắc chung để tính hệ số phát thải (EF) của một chất từ nguồn phát thải ra môi trường tiếp nhận được thể hiện trong công thức sau:
Khối lƣợng PBDE trong môi trƣờng tiếp nhận
EF = (8)
Khối lƣợng PBDE trong nguồn phát thải
Trong đó, nguồn phát thải là phần nhựa chứa PBDEs trong các thiết bị điện, điện tử và môi trường tiếp nhận là bụi trong nhà.
Tuy nhiên do sự tích tụ của PBDEs trong bụi phụ thuộc vào thời gian nên cần tính tốc độ phát thải (ER), tức là lấy hệ số phát thải chia cho số năm sử dụng sản phẩm đó, còn gọi là tuổi thọ (tính bằng năm). Để tính tốc độ phát thải PBDEs từ hoạt động sử dụng tivi hay máy tính cá nhân ra bụi trong nhà có thể sử dụng công thức sau:
ERbụi = EFbụi / Tuổi thọ
(CPBDE, bụi × mbụi trong thiết bị )
= (9)
(CPBDE, nhựa trong thiết bị × mnhựa trong thiết bị ) × Tuổi thọ
Để tính được tốc độ phát thải cần có các giá trị hàm lượng PBDEs trong bụi, khối lượng bụi trong thiết bị, hàm lượng PBDEs trong nhựa và khối lượng nhựa trong thiết bị.
2.3.4.2. Đánh giá rủi ro:
Để đánh giá rủi ro với sức khoẻ con người do phơi nhiễm PBDEs cần tính toán giá trị lượng PBDEs hấp thu hàng ngày (DI) do tiếp xúc với bụi, công thức tính như sau:
DIbụi = Ibụi × Cbụi (10)
Trong đó Ibụi là tốc độ hấp thụ bụi, tính bằng mg/ngày và Cbụi là nồng độ PBDEs trong bụi. So sánh giá trị tính được với các giá trị ngưỡng an toàn cho phép của một số tổ chức quốc tế để đưa ra những đánh giá ban đầu về mức độ phơi nhiễm PBDEs trên người có tiếp xúc với bụi chứa PBDEs.