Giải pháp phát triển sản phẩm mới: sản xuất bột bắp

Một phần của tài liệu Một số giải pháp củng cố và mở rộng thị trường công ty cổ phần bột mì An Bình (Trang 69)

b/ Giải pháp cho thị trường đại lý phân phối sản phẩm bột mì

3.2.2.3 Giải pháp phát triển sản phẩm mới: sản xuất bột bắp

Hiện nay, công nghệ sản xuất các sản phẩm sau bột mì như mì ăn liền, bánh mì, bánh ngọt, bánh mì ngọt, bánh snack, thì ngoài nguyên liệu chính là bột mì, các nhà sản xuất cũng cần một số loại nguyên liệu khác để làm đẹp bề mặt sản phẩm, tăng độ bóng, tăng hàm lượng dinh dưỡng và đang sử dụng các sản phẩm như tinh bột bắp, bột sắn, chiếm hàm lượng 5%- 10% nguyên liệu bột. Sản phẩm bột bắp được sản xuất theo quy trình xay khô giống với công nghệ sản xuất bột mì, có thể thay thế tinh bột bắp và bột sắn trong công nghệ chế biến mì ăn liền để đáp ứng những yêu cầu trên.

Hiện nay, Công ty nghiên cứu sản xuất sản phẩm bột bắp đáp ứng nhu cầu của thị trường nhà máy mì ăn liền, vốn đang là khách hàng lớn của Công ty, cũng là một giải pháp nhằm khai thác nhu cầu thị trường do:

- Công nghệ sản xuất bột bắp giống với công nghệ sản xuất bột mì theo hình thức nghiền khô (khác với nghiền nước của dây chuyền sản xuất tinh bột, bột sắn)

- Việc sản xuất bột bắp không phát sinh thêm chi phí đầu tư máy móc thiết bị cũng như đầu tư về công nghệ.

- Sản phẩm bột bắp cũng có những công dụng như tinh bột bắp và bột sắn để đáp ứng yêu cầu của sản phẩm sau bột mì.

Nếu nhà sản xuất mì thay thế hỗn hợp bột sắn và tinh bột bắp bằng bột bắp thì sẽ mang lại hiệu quả như sau đối với khách hàng:

Bảng 3.2 Hiệu quả của vi羽c thay th院bột bắp

Hỗn hợp Bột sắn, tinh boat lúa mì (1kg)

Bột sắn Tinh bột bắp Bột bắp Tỷ lệ Giá (đ/kg) Trị giá bột sắn (đ/kg) Tỷ lệ Giá (đ/kg) Trị giá tinh bột lúa mì (đ/kg) Giá 1kg hỗn hợp Tỷ lệ Giá (đ/kg) Giá bột mì (đ/kg) So sánh giá (đ/kg) 95% 4,160 3,950 5% 41,600 2,080 6,030 100% 4,800 4,800 -26% Nguげn: Tác giV tば tính tốn

Đối với CTCPBMBA hiện nay, sản lượng bột mì mà Công Ty Cổ Phần Bột Mì Bình An cung ứng cho các nhà máy mì ăn liền chiếm khoảng 40% tổng sản lượng bán ra của Công ty tức khoảng 60,000 (tấn/ năm) x 40% = 24,000 tấn/ năm với hàm lượng tinh bột bắp và bột sắn chiếm khoảng 10% nguyên liệu bột trong chế biến mì ăn liền, nếu bột bắp thay thế hoàn toàn hỗn hợp tinh bột bắp và bột sắn thì lượng bột bắp cần để đáp ứng cho nhu cầu thị trường là 10% x 24,000tấn = 2,400 tấn/năm; khi

đó tổng sản lượng bán ra của Công ty sẽ tăng từ 60,000 tấn/năm lên 62,400 tấn/năm, góp phần làm giảm chi phí khấu hao trên đầu kg sản phẩm như sau:

Bảng 3.3 Hiệu quả của giải pháp sản xuất phụ- sản phẩm bột bắp Chỉ tiêu Hiện nay Thực hiện giải pháp

sản xuất bột bắp

So sánh

Tổng sản lượng (tấn) 60,000 62,400 2,400 Chi phí khấu hao /kg

thành phẩm (đ/kg) 97.00 93.27 (3.73)

Nguげn: Tác giV tば tính tốn

Như vậy, nếu thực hiện giải pháp sản xuất bột bắp như trên, Công Ty Cổ Phần Bột Mì Bình An giảm được khoảng 3.73 đ/kg trên giá thành sản phẩm, góp phần làm tăng lợi thế cạnh tranh về giá trên thị trường.

3.2.3. Nhóm giải pháp giảm chi phí 3.2.3.1. Giải pháp mua lúa đón đầu

Với thực trạng hiện nay, lượng lúa tồn kho tại Công ty chỉ còn đủ để sản xuất trong khoảng trên dưới một tháng thì Công ty mới tiến hành ký hợp đồng nhập khẩu theo giá thời điểm.

Nếu mua lúa khi đã qua mùa thì giá sẽ đắt hơn giá mùa vụ khoảng 20% (thống kê của Phòng Kế Hoạch – Kinh Doanh của Công ty CPBMBA), còn nếu mua lúa vào thời điểm mùa vụ thu hoạch thì giá sẽ rẻ hơn nhưng với số lượng đủ cho nhu cầu sản xuất của nhà máy cho cả năm (60,000 tấn lúa Úùc và 30,000 tấn lúa Ấn Độ, là

hai loại lúa chủ lực) thì Công ty sẽ gặp khó khăn về tài chính cũng như kho bãi, bảo quản.

Vì thế, để có thể có được giá nhập khẩu tốt nhất trong khả năng tài chính, kho bãi cho phép, Công ty cần áp dụng giải pháp mua lúa đón đầu. Nghĩa là Công ty đặt mua số lượng lúa cho nhu cầu sản xuất cả năm và chịu một giá cố định, đắt hơn khoảng 10% so với giá lúa trong mùa vụ thu hoạch.

Để thực hiện được giải pháp trên Công ty cần tận dụng mối quan hệ tốt đẹp sẵn có với Hiệp hội Lúa mì Úc, Ấn Độ, và sự bảo lảnh của Ngân hàng ngoại thương Việt Nam, là ngân hàng đại diện cho Công ty trong giao dịch ngoại thương trong nhập khẩu lúa mì, phân bón, máy móc thiết bị.

Giải pháp chỉ mang lại hiệu quả cao nếu Công ty có một kế hoạch sử dụng nguyên liệu trong năm, kế hoạch nhập hàng hàng quí, thông tin về mùa vụ thu hoạch …. chính xác, đầy đủ và kịp thời để có thể đàm phán, ký kết hợp đồng nhập khẩu, tổ chức thực hiện một cách có hiệu quả.

Bảng 3.4: Hiệu quả của giải pháp mua lúa đón đầu

Thực trạng nhập khẩu nguyên liệu Giải pháp mua lúa đón đầu

Lúa mua trong vụ thu hoạch Lúa mua ngoài vụ thu hoạch Loại lúa Tổng nhu cầu 1 năm (tấn) Sl nhập bình quân (tấn) Giá mùa vụ (USD / tấn) Giá trị (USD)Sl nhập bình quân (tấn) Giá trái mùa Giá trị (USD) Tổng giá trị NK nguyên liệu chủ lực (USD) Giá mua đón đầu (USD / tấn) Tổng giá trị NK nguyên liệu chủ lực (USD So sánh (USD) (1) (2) (3) = 1/3x(2) (4) (5) = (3)x(4) (6) = (2)-(3) (7) = (4) x 120% (8) = (6)x(7) (9) = (5)+(8) (10) = (4) x 110% (11) = (2)x(10) (12) = (9)– (11) Uùc 60,000 20,000 360 7,200,000 40,000 432 17,280,000 24,480,000 396 23,760,000 720,000 Ấn độ 30,000 10,000 340 3,400,000 20,000 408 8,160,000 11,560,000 374 11,220,000 340,000 Tổng 90,000 30,000 10,600,000 60,000 25,440,000 36,040,000 34,980,000 1,060,000 Nguげn: Tác giV tば tính tốn

Như vậy, với sản lượng nhập khẩu khoảng 90 nghìn tấn lúa Úùc và Ấn Độ hàng năm như hiện nay, khi thực hiện giải pháp mua lúa đón đầu, Công ty CPBMBA có thể tiết kiệm được hơn 1 triệu USD. Giải pháp trên sẽ càng mang lại hiệu quả khi công ty mở rộng được thị trường tiêu thụ, nâng cao được thì phần, mở rộng sản xuất.

3.2.3.2. Đầu tư hệ thống hút lúa xá vào kho nguyên liệu.

Với khoảng trên 90.000 tấn lúa nguyên liệu các loại được nhập khẩu phục vụ cho sản xuất của Công ty hàng năm, việc tiếp nhận lượng lúa về kho Công ty là một công tác hết sức quan trọng, vừa phải đảm bảo thời gian giải phóng tàu, thực hiện các thủ tục nhập khẩu, hải quan, bảo hiểm, vừa phải hạn chế tối đa các chi phí phát sinh trong quá trình tiếp nhận nguyên liệu, bao gồm: bốc xếp, vận chuyển, hao hụt.

Công ty thường tiếp nhận một lượng hàng lớn (thường là tàu 10.000 tấn/mỗi lần nhập khẩu) nên có nhiều kinh nghiệm trong việc triển khai, đặc biệt công ty có kho nguyên liệu được xây dựng đúng tiêu chuẩn vệ sinh, an toàn và bảo quản thực phẩm nên có khả năng chứa lúa xá trong kho, vị trí nằm cạnh bờ sông lớn giúp cho việc tiếp nhận được thuận tiện hơn khi vận chuyển lúa xá từ tàu về.

Tuy nhiên, hiện nay công ty chưa tận dụng được những lợi thế trên, thực trạng của quá trình đóng bao lúa, bốc vác, vận chuyển bằng xe tải từ xà lan vào kho nguyên liệu qua cân ô tô của Công ty còn nhiều bất cập, gây lãng phí về thời gian, nhân lực, vật lực.

Nhằm giảm chi phí trong quá trình tiếp nhận lúa nguyên liệu về kho, công ty nên tận dụng lợi thế trên để thực hiện giải pháp hút lúa từ xà lan về kho nguyên liệu.

Cụ thể, thay vì lúa xá trên xà lan được đóng bao, bốc vác lên xe tải, vận chuyển và bốc vác xuống kho nguyên liệu thì nay công ty có thể đầu tư lắp đặt hệ thống hút lúa xá trực tiếp từ xà lan, đưa vào kho nguyên liệu, số lượng lúa thực tế nhập được xác định bằng phương pháp đo mép nước xà lan và tính thể tích qui đổi.

Qui trình tiếp nhận cũ Giải pháp hút lúa

Xà lan lúa Xà lan lúa

Hệ thống máy hút lúa Xe tải

Kho nguyên

Bảng 3.5: Hiệu quả của giải pháp đầu tư hệ thống hút lúa xá

Thực trạng Giải pháp

Qui trình tiếp nhận lúa từ xà lan về kho nguyên liệu

Chi phí (đ/kg)

Giải pháp hút lúa từ xà lan về kho nguyên liệu

Chi phí (đ/kg)

Đóng bao tại xà lan(đóng bao 60kg, sử dụng 6 vòng)

8.00 Khấu hao hệ thống hút lúa(Đầu tư 2,560,000,000đ khấu hao 5 năm, SL lúa 90,000 tấn/năm)

5,69

Bốc vác lên xe tải 5 Chi phí lãi vay cho đầu tư hệ thống máy hút lúa

3 Vận chuyển đến kho

nguyên liệu

8 Chi phí điện năng sử dụng 10,88 Bốc vác xuống kho 5 Chi phí nhân công hút lúa 1.6

Chi phí khác (bảo vệ, giám sát….) 1.6

Tổng cộng 26 Tổng cộng 22,77

So sánh chi phí (đ/kg) 3,23

Hiệu quả / năm (đ): 90,000,000 x 3,23 290,000,000

Nguげn: Tác giV tば tính tốn

Qua bảng phân tích trên ta thấy hiệu quả của giải pháp như sau:

- Với sản lượng lúa nhập khẩu như hiện nay của Công ty ( trên 90,000,000 tấn lúa các loại), hàng năm Công ty có thể tiết kiệm được 290 triệu đồng.

- Ngoài ra, giải pháp còn mang lại hiệu quả về chi phí bảo quản nguyên liệu, khi lúa được chất cây sẽ gây khó khăn cho việc xông côn trùng, đòi hỏi phải tốn nhiểu công và thuốc cũng như khả năng chuyên môn (phải thuê Công ty VFC thực hiện)…. Trong khi nếu tồn trữ theo dạng lúa xá thì việc xông trùng sẽ dễ dàng hơn, ít đòi hỏi khả năng chuyên môn do đó công ty có thể thực hiện với chi phí thấp hơn.

3.2.2.3. Đầu tư hệ thống băng cào, băng tải để đưa lúa xá vào phân xưởng sản xuất xuất

Theo thực trạng hiện nay tại Công ty, lúa đóng bao, chất cây được đưa vào hầm của phân xưởng sản xuất theo qui trình bốc vác lên xe tải, vận chuyển về hầm lúa của phân xưởng, bốc vác xuống đổ vào hầm. Qui trình này bộc lộ nhiều bất hợp lý và tốn kém chi phí do thường xuyên phải cung cấp lúa cho sản xuất trong khi phải qua quá nhiều công đoạn.

Để khắt phục nhược điểm trên, giải pháp chuyển lúa xá vào sản xuất qua hệ thống băng cào, kết hợp với giải pháp hút lúa xá vào kho nguyên liệu là cần thiết và hiệu quả. Cụ thể

Qui trình chuyển lúa vào sản xuất đang áp dụng giải pháp băng cào, băng tải

Lúa đóng bao, chất cây tai kho

Hệ thống băng cào, băng tải

Lúa xá tại kho nguyên liệu

Bốc vác lên

Xe tải

Vận chuyển bốc vác xuống, trúc lúa vào hầm

Hầm lúa của phân

xưởng SX Hầm lúa của phân

Bảng 3.6 Hiệu quả của giải pháp chuyển lúa qua hệ thống băng cào

Thực trạng Giải pháp

Qui trình đưa lúa vào sản xuất hiện tại

Chi phí (đ/kg)

Giải pháp băng cào, băng tải đưa lúa vào sản xuất

Chi phí (đ/kg)

Bốc vác lên xe tải 5 Khấu hao

• Hệ thống băng cào: 800 triệu

• Băng tải: 480 triệu

• Cân định lượng: 480 triệu (Đầu tư 1.760.000.000đ, khấu hao 5 năm, sản lượng lúa 90.000 tấn/năm)

3,91

Vận chuyển đến hầm lúa 5 Chi phí lãi vay cho hệ thống máy hút lúa

2,05 Bốc vác và trúc lúa xuống

ham

5 Chi phí điện năng sử dụng 5,44

Tổng cộng 15 Tổng cộng 11,4

So sánh chi phí (đ/kg) (3,6)

Hiệu quả / năm (đ) 324,000,000

Nguげn: Tác giV tば tính tốn

- Hiệu quả về kinh tế: Công ty cổ phần bột mì Bình An có thể tiết kiệm được khoảng 324 triệu mỗi năm tương ứng với sản lượng nhập khẩu 90,000 tấn như hiện nay

- Về tổ chức thực hiện: đơn giản, dễ dàng vận hành, tiết kiệm nhân lực hơn.

- Góp phần hiện đại hóa, hợp lý hóa qui trình sản xuất, giảm nhiều công đoạn thủ công, phù hợp với xu hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước.

3.2.3.4. Giải pháp mở kho, vận chuyển bột mì bằng xà lan xuống Cần Thơ

Hiện nay, ở khúc thị trường này, CTCPBMBA chiếm thị phần chưa cao (3%) do hai nguyên nhân chính: thứ nhất, là giá cao do chi phí vận chuyển bằng đường bộ quá cao. Thứ hai việc lưu thông bằng phương tiện ô tô tải bị hạn chế trên các tuyến đường vào thành phố (phải lưu chuyển vào ban đêm). Để khắc phục nhược điểm trên, Công ty cần mở kho tại Cần Thơ, trung tâm của thị trường các tỉnh miền tây nam bộ, đồng thời tận dụng lợi thế nhà máy nằm gần bờ sông để vận chuyển bột mì bằng xà lan nhằm giảm chi phí vận chuyển.

Bảng 3.7: Hiệu quả của giải pháp mở kho ở Cần Thơ Stt Diễn giải Thực trạng Thực hiện gải pháp Ghi chú 1 Sản lượng (kg / tháng) 175,000

2 Chi phí tổng kho (đ/kg) 46 Chi phí tổng kho tính trên sản lượng hiện tại - Thuê kho: 5,000,000 đ/ tháng -Nhân công: 2,000,000 đ/ tháng -Chi phí khác: 1,000,000 đ/ tháng 3 Chi phí vận chuyển (đ/kg) 168 96 168đ/kg chi phí VC bằng ô tô tải 96đ/kg chi phí VC bằng xà lan 4 Tổng chi phí (đ/kg) 168 142

5 Hiệu quả chi phí (đ/kg) 26

Nguげn: Tác giV tば tính tốn

Nếu Công ty thực hiện được giải pháp này, sẽ mang lại hiệu quả như sau: - Giá bán bột mì tại thị trường Cần Thơ giảm được 26 đồng /kg bột.

- Đáp ứng nhanh nhu cầu của khách hàng cũng như chăm sóc khách hàng chu đáo hơn

Vì thế CTCPBMBA không những giữ được thị phần mà còn có khả năng tăng thị phần ở khúc thị trường này.

3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ

CTCPBMBA cần tân dụng quan hệ thương mại song phương khi nhập khẩu máy móc thiết bị, lúa nguyên liệu, ….để có được những ưu tiên trong việc xuất khẩu sản phẩm dùng nguyên liệu bột mì như mì ăn liền, bánh kẹo, hải sản…. từ đó nâng cao sức mua sản phẩm bột mì làm nguyên liệu sản xuất của các khách hàng nhà máy. Công ty cần thành lập hiệp hội các nhà sản xuất bột mì để chủ động trong việc nhập khẩu được nguồn nguyên liệu có tiêu chuẩn chất lượng cao, giá cả hợp lý. Công ty cần chủ động đề xuất với các cơ quan chính phủ:

+ Nhà nước cần có quy hoạch trong việc giao thẩm quyền cấp phép cho các nhà máy sản xuất bột mì để tránh tình trạng đầu tư hàng loạt dẫn đến cung vượt quá cầu và cạnh tranh không lành mạnh.

+ Nhà nước cần giảm thuế nhập khẩu lúa mì nhằm tăng khả năng cạnh tranh cho các doanh nghiệp sản xuất bột mì trong nước, phục vụ cho các ngành sản xuất sản phẩm đầu cuối có tiềm năng xuất khẩu.

KẾT LUẬN

Qua phân tích về thị trường của ngành sản xuất bột mì trong nước nói chung của Công Ty Cổ Phần Bột Mì Bình An nói riêng và từ một số giải pháp mang tính cơ bản đã được đề ra nhằm củng cố và mở rộng thị trường bột mì của CTCPBMBA, xin được rút ra một số kết luận như sau:

Sản phẩm bột mì ngày nay là một sản phẩm của thời đại công nghiệp hóa và hiện đại hóa, là một loại lương thực có hàm lượng đạm cao, dễ chế biến thành các dạng thực phẩm thông dụng, tiện lợi và ngon miệng như bánh mì, mì ăn liền, bánh kẹo, cho đến sản phẩm thức ăn cho tôm, cá, gia súc. Mặc dù nguyên liệu lúa mì không thể trồng tại Việt Nam, nhưng nhu cầu sử dụng các sản phẩm từ bột mì ngày càng tăng và đa dạng.

Công Ty Cổ phần Bột Mì Bình An là một trong số gần 30 Công ty trong ngành đang hoạt động. Với khả năng sản xuất hiện có, Công ty có đủ điều kiện làm công cụ để phát triển hiệu quả trong ngành sản xuất bột mì, và đây cũng là ngành mũi nhọn giúp cho Công ty thực hiện các nhiệm vụ của mình với các cổ đông và nhà nước. Với tình hình cạnh tranh gây gắt hiện nay, CTCPBMBA cần phát huy các mặt mạnh

Một phần của tài liệu Một số giải pháp củng cố và mở rộng thị trường công ty cổ phần bột mì An Bình (Trang 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)