Giải pháp sản xuất theo yêu cầu đặc trưng của khách hàng

Một phần của tài liệu Một số giải pháp củng cố và mở rộng thị trường công ty cổ phần bột mì An Bình (Trang 65)

b/ Giải pháp cho thị trường đại lý phân phối sản phẩm bột mì

3.2.2.1Giải pháp sản xuất theo yêu cầu đặc trưng của khách hàng

Hiện nay, cạnh tranh về giá trong ngành bột mì rất gay gắt, các chính sách khuyến mãi, hổ trợ gần như không khác biệt nhau mấy giữa các đối thủ cạnh tranh, nếu có cũng chỉ tồn tại trong một thời gian rất ngắn vì các đối thủ sẽ bắt chước. Vì vậy việc tạo được một sự khác biệt hóa, có tính khác biệt cao, được khách hàng coi trọng, và khó bị các đối thủ khác bắt chước thì sẽ tạo được lợi thế cạnh tranh khác biệt hơn hẳn đối thủ. Đây là điều mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng muốn, nhưng không phải ai cũng có thể thực hiện được.

CTCP BMBA được một lợi thế mà bất kỳ một nhà máy sản xuất bột mì nào ở Việt Nam cũng không thể có được, đó là những ưu điểm:

Thứ nhất, sản xuất bột mì theo công nghệ tiên tiến với hệ thống máy móc thiết bị hiện đại.

Thứ hai, có phòng thí nghiệm (KCS) đạt tiêu chuẩn kiểm nghiệm Đông Nam Á, có khả năng sản xuất thử nghiệm trên dàn máy mini duy nhất ở Việt Nam.

Thứ ba, đội ngũ kỹ sư, công nhân lành nghề, có nhiều năm kinh nghiệm.

Thứ tư, thương hiệu lâu năm, có uy tín trên thương trường và chất lượng sản phẩm ổn định.

Thứ năm, có khả năng sản xuất theo yêu cầu sản phẩm đặc trưng của từng khách hàng, đặt biệt là các khách hàng nhà máy sản xuất. Hiện nay, các loại bột được phân biệt về chất lượng cũng như giá cả chủ yếu dựa vào độ gluten và độ tro. Cụ

thể, bột để sản xuất bánh mì có độ gluten khoảng 28%. Bột để sản xuất mì ăn liền có độ gluten khoảng 26-27%, bột để sản xuất bánh ngọt cao cấp có độ gluten khoảng 32-34%. Tùy thuộc vào chất lượng lúa, công nghệ sản xuất riêng có mà mỗi công ty sẽ sản xuất một hoặc một số loại bột kể trên. Trong khi đó, hầu hết mỗi khách hàng nhà máy đều có một bí quyết, công thức sản xuất riêng, để sản xuất sản phẩm đặc thù của mình thường họ phải pha trộn nhiều loại bột mì hoặc pha trộn thêm một số loại phụ gia thực phẩm, nhằm để thay đổi độ gluten, protein và độ tro cho phù hợp với công thức. Tuy nhiên, hiện nay chưa có nhà máy bột mì nào có thể đáp ứng yêu cầu về tiêu chuẩn chất lượng riêng biệt của khách hàng nhà máy. Từ những đặc điểm và lợi thế trên, Công ty nên sử dụng phương thức khác biệt hóa sản phẩm theo khách hàng thông qua việc sản xuất theo yêu cầu đặc trưng của

khách hàng.

Để thực hiện giải pháp này, CTCPBMBA cần:

- Chủ động tiếp cận, nghiên cứu các yêu cầu về tiêu chuẩn chất lượng bột mì riêng của từng khách hàng.

- Tiến hành sản xuất thử trên dây chuyền mini và cùng với khách hàng sản xuất thử nghiệm sản phẩm cuối cùng cho đến khi đạt được sự thống nhất. - Xây dựng qui trình sản xuất thực tế dựa trên kết quả thử nghiệm.

- Đảm bảo uy tín trong việc giữ bí mật công nghệ, nguyên liệu của khách hàng bằng các cam kết pháp lý.

- Tận dụng lợi thế có nhiều dàn máy sản xuất độc lập, tổ chức thực hiện khoa học công tác điều độ để đảm bảo sản lượng cũng như chất lượng theo yêu cầu của khách hàng.

- Định kỳ làm việc với khách hàng để theo dõi quá trình thỏa mản nhu cầu khách hàng, kịp thời phát hiện, khắc phục các điểm không phù hợp phát sinh trong suốt quá trình phục vụ khách hàng.

Hiệu quả của giải pháp:

- Công ty sẽ có thể xây dựng mối quan hệ gắn bó, chặt chẽ với khách hàng, tạo ra rào cản đối với các đối thủ cạnh tranh.

- Việc quan tâm và đáp ứng những yêu cầu cụ thể của khách hàng sẽ làm cho họ trở thành khách hàng trung thành từ đó tạo được một đầu ra ổn định.

- Công ty có thể chủ động xây dựng kế hoạch sản xuất từ các đơn đặt hàng của khách hàng, chủ động nguyên liệu trong quá trình sản xuất.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp củng cố và mở rộng thị trường công ty cổ phần bột mì An Bình (Trang 65)