Bệnh viện sử dụng 238 thuốc năm 2012 và 265 thuốc năm 2013 được phân vào 7 nhóm tác dụng dược lý. Tổng giá trị sử dụng thuốc của BVTMHTW năm 2012 khoảng 26,5 tỷ VNĐ, năm 2013 là 30,5 tỷ VNĐ. Trong đó, nhóm kháng sinh có số lượng khoảng mục thuốc lớn nhất trong 2 năm lần lượt là 91/238 thuốc và 103/265 thuốc chiếm 52-53% tổng giá trị tiêu thụ của bệnh viện.
Thuốc ngoại có trên 80% SLKM thuốc, 70% số lượng thuốc tiêu thụ và chiếm 92- 94% tổng giá trị tiêu thụ thuốc.
Thuốc biệt dược chiếm gần 80% SLKM thuốc với giá trị tiêu thụ 75-79% số tiền mua thuốc.
Thuốc đường uống và đường tiêm chiếm khoảng 45-46% về SLKM thuốc. Về giá trị tiêu thụ, thuốc đường uống chiếm 37 - 38% và thuốc đường tiêm truyền chiếm 50 - 57% tổng giá trị sử dụng thuốc.
2. Mức độ sử dụng thuốc trong DMTSD tại Bệnh viện TMHTW
Thuốc nhóm A chiếm khoảng 75% tổng giá trị tiêu thụ với 36-37% tổng số lượng khoản mục thuốc sử dụng, trong đó nhóm thuốc ngoại chiếm tỷ lệ cao nhất về số lượng thuốc là khoảng 85%.
Năm 2012, thuốc V chiếm 22,69%, thuốc E chiếm 67,23% và thuốc N chiếm 10,08% tổng số lượng khoản mục thuốc sử dụng. Năm 2013, tỷ lệ này thay đổi ở nhóm V, E, N lần lượt là: 16,98; 76,60; 6,42.
Thuốc AN với duy nhất 1 hoạt chất là Acridon chiếm 0,97% tổng giá trị sử dụngthuốc năm 2012 và 1,26% tổng giá trị sử dụng thuốc năm 2013.
Flixonase, Alpha choay là các thuốc có số liều DDD tiêu thụ cao nhất trong năm 2012, với số liều DDD tương ứng là trên 120.000 liều và 107.000 chiếm tỷ lệ 6,27% và 10,33% tổng số liều DDD của Bệnh viện. Năm 2013, Coldi B (Oxymetazolin) đứng đầu với 138.000 liều DDD, chiếm 6.89% tổng số liều DDD.
Năm 2012, các thuốc có số tiền/DDD lớn nhất là: Serovan, Seaoflura…Số tiền cho 1 liều DDD của 2 thuốc này lần lượt là 2.900.000 và 3.290.500 đồng/DDD. Năm 2013, Taxotere có giá 11.212.990 đồng/liều DDD, đứng sau đó là thuốc mê Sevoran với giá gần 3,4 triệu đồng/liều.
3. Giá thuốc trong DMTSD tại Bệnh viện TMHTW
Giá thuốc có sự thay đổi mạnh năm 2013 so với năm 2012, có 90,86% các thuốc có cùng hoạt chất, nồng độ, hàm lượng và dạng bào chế là giảm giá và 9,14% SLKM thuốc tăng giá.
Vicimadol, Naloxon là 2 thuốc giảm giá nhiều nhất, tỷ lệ % giảm giá của 2 thuốc này là: 42,40 và 32,58%. Các thuốc tăng giá nhiều nhất là: Barole, Tetracyclin, đều tăng ở mức trên 30% so với năm 2012.
Với 10 thuốc có giá trị tiêu thụ lớn nhất đã làm giảm số tiền mua thuốc trên 850 triệu đồng. Trong đó, Biofumoksym giảm 18,92% giá so với năm 2012, là thuốc giảm giá nhiều nhất, giảm chi phí mua thuốc trên 370 triệu đồng.
Trong 10 thuốc có số lượng sử dụng nhiều nhất với 8 thuốc giảm giá và 2 thuốc tăng giá là Medexa 4mg và ACC đã tiết kiệm được 182 triệu đồng.
Ý KIẾN ĐỀ XUẤT 1. Đối với Bộ Y tế
Bộ Y tế cần hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật về dược. Về hoạt động đấu thầu hiện nay mới chỉ đề cao về giá khi đưa ra thông tư giá thấp nhất trúng thầu. Điều này mới chỉ dừng lại ở vấn đề kinh tế, nhưng chưa có sự đánh giá nhiều về chất lượng thuốc, hiệu quả điều trị của thuốc, cần có các thay đổi, đưa các thuốc có chất lượng, có hiệu quả điều trị với mức giá hợp lý vào danh mục thuốc trúng thầu và danh mục thuốc sử dụng tại các bệnh viện.
Thúc đẩy sự phát triển thuốc sản xuất trong nước, chú trọng đến chỉ tiêu kỹ thuật và chất lượng thuốc để tăng hiệu quả điều trị và tăng số lượng thuốc sản xuất trong nước được sử dụng ngày càng nhiều hơn.
2. Đối với Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương
Thường xuyên cập nhật mô hình bệnh tật làm cơ sở xây dựng danh mục thuốc và giám sát việc sử dụng thuốc hợp lý. Ngoài ra, thường xuyên theo dõi, giám sát và cập nhật các thông tin mới nhất về thuốc, thuốc mới, các chứng minh lâm sàng mới… để nâng cao hiệu quả sử dụng thuốc và theo dõi thông tin về việc thu hồi thuốc, việc cấp hay tạm ngừng cấp số đăng kí, các báo cáo ADR về việc dùng thuốc.
Kế hoạch đấu thầu tại Bệnh viện cần thực hiện sát với thực tế hơn nữa, tránh tình trạng danh sách thuốc sử dụng có sự khác biệt lớn so với danh sách thuốc trúng thầu về số lượng khoản mục thuốc.
Ưu tiên sử dụng thuốc sản xuất trong nước, thực hiện tốt hơn nữa cuộc vận động Người Việt Nam dùng thuốc Việt Nam.
Thay thế các thuốc thuộc nhóm A bằng các thuốc có tác dụng điều trị tương đương mà giá thấp hơn để giảm thiểu chi phí thuốc.Xem xét giảm thiểu việc sử dụng thuốc nhóm AN không thiết yếu để giảm chi phí cho bệnh nhân và tránh lãng phí quỹ BHYT.
3. Đối với nhà cung cấp
Nhà cung ứng thuốccần đẩy mạnh không ngừng nghiên cứu, sản xuất, cung ứng các thuốc chất lượng, an toàn và hiệu quả, đảm bảo thuốc vừa chất lượng vừa có giá cả hợp lý. Ngoài ra, nhà cung cấp luôn phải đảm bảo vấn đề cung ứng thuốc kịp thời, đầy đủ, không để bị ngắt quãng thuốc, thiếu thuốc… để không bị ảnh hưởng đến hiệu quả và quá trình điều trị bệnh cho bệnh nhân.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT
1. Bộ môn quản lý và kinh tế dược (2003), Nhu cầu thuốc- Các phương pháp xác định như cầu thuốc: Trường Đại học Dược Hà Nội. trang 203-217. 2. Bộ Y tế- Bộ Tài chính (2007), Hướng dẫn đấu thầu mua thuốc trong các
cơ sở y tế công lập, theo Thông tư số 10/2007-TTLT-BYT-BTC ngày 10/08/2007.
3. Bộ Y tế- Bộ Tài chính (2012), Hướng dẫn đấu thầu mua thuốc trong các cơ sở y tế, Thông tư số: 01/2012/TTLT-BYT-BTC.
4. Bộ Y tế (1997), Xây dựng mô hình Hội đồng thuốc và điều trị tại bệnh viện, Hoạt động DPCA- Chương trình hợp tác quốc tế Việt Nam- Thụy Điển.
5. Bộ Y tế (1999), Danh mục thuốc thiết yếu tân dược lần thứ IV, quyết định số 2285/1999-QĐ- BYT ngày 28/07/1999.
6. Bộ Y tế (2001), Công tác Dược bệnh viện, Nhà xuất bản Y học,Hà Nội. 7. Bộ Y tế (2001), Quy chế Bệnh viện, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
8. Bộ Y tế (2005), Điều lệ tổ chức và hoạt động của Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương, Quyết định số 82/QĐ-BYT ngày 19/01/2005.
9. Bộ Y tế (2005), Tài liệu tập huấn sử dụng thuốc hợp lý trong điều trị, Chương trình hợp tác Y tế Việt Nam- Thụy Điển.
10. Bộ Y tế (2008), Ban hành danh mục thuốc chữa bệnh chủ yếu sử dụng tại cơ sở khám chữa bệnh, Quyết định số 05/2008/QĐ-BYT ngày 01/02/2008. 11. Bộ Y tế (2010), Hướng dẫn các hoạt động liên quan đến thuốc gây
12. Bộ Y tế (2010), Hướng dẫn các hoạt động liên quan đến thuốc hướng tâm thần và tiền chất dùng làm thuốc, Số:11/2010/TT-BYT.
13. Bộ Y tế (2011), Ban hành và hướng dẫn thực hiện danh mục thuốc chủ yếu được sử dụng tại các cơ sở khám chữa bệnh được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán, Quyết định số 31/2011/QĐ- BYT ngày 11/07/2011.
14. Bộ Y tế (2011), Hướng dẫn sử dụng thuốc trong các cơ sở y tế có giường bệnh, Thông tư 23/2011/TT-BYT ngày 10/06/2011.
15. Bộ Y tế (2011), Quy định tổ chức và hoạt động của khoa dược bệnh viện, Thông tư số 22/2011/TT-BYT ngày 10/06/2011.
16. Bộ Y tế (2011), Quy định tổ chức và họat động của khoa dược bệnh viện. Thông tư 22/2011/TT-BYT ngày 10/06/2011.
17. Bộ Y tế (2012), Tổng quan về nền kinh tế Dược Việt Nam và cuộc vận động người Việt Nam dùng thuốc Việt Nam, ngày 20/08/2012.
18. Bộ Y tế (2013), Danh mục thuốc thiết yếu tân dược lần thứ VI, Quyết định số 45/2013/TT-BYT ngày 26/12/2013.
19. Bộ Y tế (2013), Thông tư quy định về tổ chức và hoạt động của hội đồng thuốc và điều trị trong bệnh viện, số 21/2013/TT-BYT ngày 08/08/2013. 20. Bộ Y tế (2014), 45 năm dấu ấn những chặng đường 1969- 2014: Nhà xuất
bản Lao động- xã hội.
21. Bộ Y tế, Cục quản lý Dược (2013), Báo cáo kết quả thực hiện năm 2012 và kế hoạch năm 2013 về lĩnh vực Dược và Mỹ phẩm, V/v số 81/QLD- KHTC.
22. Huỳnh Hiền Trung (2012), Nghiên cứu một số giải pháp nâng cao chất lượng cung ứng thuốc tại bệnh viện nhân dân 115, Luận án tiến sỹ.
23. Kethleen, H. and G. Terry (2003), Hội đồng thuốc và điều trị, Cẩm nang hướng dẫn thực hành.
24. Nguyễn Thị Song Hà (2012), Chuyên đề quản lý cung ứng thuốc trong bệnh viện, tài liệu tham khảo cho sinh viên chuyên ngành Quản lý và kinh tế dược.
25. Phương Đình Thu (1997), Quản lý Dược bệnh viện- Quản lý bệnh viện: Nhà xuất bản Y học.
26. Vũ Thị Thu Hương (2011), Các chỉ số đánh giá hoạt động của Hội đồng thuốc và điều trị, Tạp chí dược học số 422(T6/2011), Trang 2-6.
27. Vũ Thị Thu Hương (2012), Đánh giá hoạt động của Hội đồng thuốc và điều trị trong xây dựng và thực hiện danh mục thuốc tại một số bệnh viện đa khoa, Luận án tiến sỹ.
TÀI LIỆU TIẾNG ANH
28. WHO (2004), Management of drug at health central level, Training manual, Brazzavile 2004.
29. WHO (2013), Guidelines for ATC classification and DDD assignment 2013.