Phương pháp xử lý số liệu

Một phần của tài liệu Phân tích danh mục thuốc sử dụng tại bệnh viện tai mũi họng trung ương giai đoạn 2012 2013 (Trang 29)

Phân tích cơ cấu DMT

- Tổng hợp toàn bộ dữ liệu về DMT đã sử dụng năm 2012 và 2013: tên thuốc, nồng độ, hàm lượng, đơn giá, số lượng sử dụng, nước sản xuất, nhà cung cấp.

- Tổng hợp số liệu theo các chỉ số nghiên cứu như sau + Xếp theo nhóm tác dụng dược lý.

+ Xếp theo nguồn gốc, xuất xứ.

+ Xếp theo tên INN, tên biệt dược và biệt dược gốc.

+ Xếp theo DMT gây nghiện, hướng thần và tiền chất/thuốc thường. + Xếp theo đường dùng.

+ Thuốc cần hội chẩn trước khi sử dụng.

- Tính tổng số lượng, giá trị sử dụng, tính tỷ lệ phần trăm giá trị số liệu.

Thuốc theo nhóm tác dụng dược lý

- Sắp xếp nhóm điều trị cho từng thuốc theo DMTCY, thuốc không có trong DMTCY được xếp theo hệ thống phân loại Giải phẫu - Điều trị - Hóa học (ATC) của WHO qua trang web: http://www.whocc.no/atc_ddd_index/

- Xác định những nhóm điều trị có mức tiêu thụ thuốc cao nhất và chi phí nhiều nhất.

- Dựa vào thông tin thực tế về tình hình bệnh tật và mức độ tiêu thụ thuốc thuốc, xác định các tình trạng sử dụng thuốc bất hợp lý.

Thuốc theo đường dùng:

Danh mục thuốc được sắp xếp thuốc theo đường uống, đường tiêm truyền và đường dùng khác.

Thuốc gây nghiện, hướng tâm thần và tiền chất:

Phân loại dựa vào các tài liệu do BYT quy định [11], [12]:

- Danh mục thuốc gây nghiện (Ban hành kèm theo Thông tư số 10/2010/TT-BYT ngày 29 tháng 04 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Y tế).

- Danh mục thuốc gây nghiện ở dạng phối hợp (Ban hành kèm theo Thông tư số 10/2010/TT-BYT ngày 29 tháng 04 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Y tế).

- Danh mục thuốc hướng tâm thần (Ban hành kèm theo Thông tư số 11/2010/QĐ-BYT ngày 29 tháng 04 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Y tế).

- Danh mục thuốc hướng tâm thần ở dạng phối hợp (Ban hành kèm theo Thông tư số 11/2010/QĐ-BYT ngày 29 /04/ 2010 của Bộ trưởng BYT).

- Danh mục tiền chất dùng làm thuốc (Ban hành kèm theo Thông tư số 11/2010/QĐ-BYT ngày 29/04/2010 của Bộ trưởng Bộ Y tế).

- Danh mục tiền chất dùng làm thuốc ở dạng phối hợp (Ban hành kèm theo Thông tư số 11/2010/QĐ-BYT ngày 29/04/2010 của Bộ trưởng BYT).

Thuốc hội chẩn trước khi sử dụng:

Các thuốc có kí hiệu (*) trong DMT bệnh viện và DMTCY là thuốc dự trữ, hạn chế sử dụng, chỉ sử dụng khi các thuốc trong nhóm điều trị không có hiệu quả và phải được hội chẩn trước khi sử dụng (trừ trường hợp cấp cứu).

Phân tích ATC/ DDD [29], [19]

- DDD là liều tổng cộng trung bình thuốc dùng cho 1 ngày của 1 nhóm thuốc cho1 chỉ định chính ở người trưởng thành. Đây là một chỉ số có tác dụng theo dõi, giám sát và đánh giá thô tình hình tiêu thụ và sử dụng thuốc. Ngoài ra, DDD còn giúp so sánh việc sử dụng thuốc mà không phụ thuộc vào giá cả và dạng bào chế của thuốc. Mã ATC và liều DDD được tra từ website:

ATC nhưng không có liều DDD được đề cập ở website trên thì được giả định liều DDD theo liều kê đơn hàng ngày (số liệu được cung cấp từ Khoa Dược Bệnh viện và các hướng dẫn sử dụng của từng thuốc, các tài liệu giành cho cán bộ y tế…). Một số thuốc như thuốc ung thư, do bệnh viện không có phòng pha chế nhóm thuốc này, nên mỗi liều của bệnh nhân mặc dù không cần dùng đến một lọ nhưng vẫn phải sử dụng một lọ, phần thuốc thừa còn lại sẽ bị bỏ đi. Nước cất pha tiêm tuy không có tác dụng điều trị, nhưng lại có số lượng tiêu thụ rất cao, vì vậy vẫn được đề tài đưa vào tiến hành phân tích liều DDD.

- Xác định những thuốc có số liều DDD tiêu thụ lớn nhất và các thuốc có số tiền/DDD cao nhất để xác định mức độ tiêu thụ thuốc của BV.

Các phép tính cụ thể như sau:

-Số liều DDD = (Số lượng sử dụng * hàm lượng thuốc)/liều DDD. -Số tiền/DDD = Giá trị tiêu thụ thuốc đó/ số liều DDD.

-Số ngày - giường = Số giường bệnh* 365* công suất giường bệnh. -Số liều DDD/ 100 ngày giường = Số liều DDD/ 100 ngày- giường. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Phân tích giá thuốc

Giá thuốc của mỗi năm là khác nhau, tiến hành so sánh giá của các thuốc có cùng hoạt chất, nồng độ hoặc hàm lượng, dạng bào chế của năm 2013 với giá của năm 2012 để thấy được sự khác biệt.

Cụ thể phép tính như sau:

- Giá thuốc năm 2012 quy đổi = Giá thuốc năm 2012 x ( 1 + CPI năm 2012) Dựa vào chỉ số tăng giá CPI của nhóm hàng Dược phẩm năm 2012 để loại trừ mức độ lạm phát, quy giá năm 2012 về giá thuốc năm 2013 [21].

- Tỷ lệ chênh lệch giá thuốc năm 2013 so với năm 2012 là: (Giá thuốc 2013 - giá thuốc 2012 sau quy đổi ) * 100%

Giá thuốc năm 2013

+ Nếu TL chênh lệch < 0% thì giá thuốc năm 2013 giảm đi so với năm 2012. + Nếu TL chênh lệch = 0% thì giá thuốc năm 2013 không đổi so với năm 2012. + Nếu TL chênh lệch > 0% thì giá thuốc năm 2013 tăng lên so với năm 2012.

Làm tương tự về tỷ lệ chênh lệch giá thuốc đối với các thuốc có số lượng sử dụng và giá trị tiêu thụ lớn nhất. Từ sự chênh lệch giá và số lượng tiêu thụ năm 2013 có thể xác định chính xác số tiền mua thuốc năm 2013 cho thuốc đó đã tiết kiệm hay tiêu tốn thêm bao nhiêu tiền kinh phí mua thuốc.

Một phần của tài liệu Phân tích danh mục thuốc sử dụng tại bệnh viện tai mũi họng trung ương giai đoạn 2012 2013 (Trang 29)