Số liều DDD tiêu thụ
Phân tích mức độ tiêu thụ thuốc theo số liều DDD, thu được kết quả sau:
Bảng 3.13: Các thuốc có số liều DDD tiêu thụ lớn nhất năm 2012
STT Tên thuốc Số liều DDD Tỷlệ (%) Số liều DDD/100 ngày – giường 1 Nước cất 5ml 190.800 9,96 168,02 2 Flixonase 120.090 6,27 105,75 3 Alpha choay 107.781,14 5,63 94,92 4 Antisolam 89.116 4,65 78,48 5 Coldi B 84.000 4,39 73,97 6 Jeloton 68.000 3,55 59,88 7 Medexa 4mg 66.373 3,46 58,45 8 Ramprozole 64.248 3,35 56,58 9 Rhinocort 54.460 2,84 47,96 10 Acritel 5mg 45.600 2,38 40,16 11 Seduxen 5mg 45.326,50 2,37 39,92 12 Tanakan 42.084 2,20 37,06 13 Amitase 41.737 2,18 36,76 14 Exomuc 200mg 39.314,40 2,05 34,62 15 Telfast 180mg 36.889,50 1,93 32,49 Tổng 1.095.819,54 57,20% 965,01
Nhận xét:
Năm 2012, nước cất pha tiêm có số liều DDD tiêu thụ lớn nhất, xấp xỉ 10% tổng số liều DDD của cả năm trong BV. Trong 15 thuốc có số liều DDD tiêu thụ lớn nhất, ngoài nước cất pha tiêm, thì trong 14 thuốc còn lại có đến 8 thuốc có tác dụng trên đường hô hấp theo phân loại ATC, có 554.508 liều chiếm 28,95% tổng liều DDD sử dụng tại BV. Xét đến số liều DDD/100 ngày- giường, các thuốc này đều có từ 30 đến 168 liều DDD trên 100 ngày tại BV. Điều này cho thấy,15 thuốc tiêu thụ lớn nhất này có tần suất sử dụng rất cao trong bệnh viện.
Bảng 3.14: Các thuốc có số liều DDD tiêu thụ lớn nhất năm 2013
STT Tên thuốc Số liều DDD Tỷ lệ (%) Số liều DDD/100 ngày – giường 1 Nước cất 5ml 207.000 10,33 137,95 2 Coldi B 138.000 6,89 91,97 3 Medexa 4mg 92.988 4,64 61,97 4 Antisolam 78.189,67 3,90 52,11 5 Alphachymotrypsine 78.008,29 3,89 51,99 6 Budenase 71.250 3,56 47,48 7 Solu-medrol 40mg 70.168 3,50 46,76 8 Flixonase 69.000 3,44 45,98
9 Avamys Nasal Spray 60.480 3,02 40,31
10 Barole 20mg 49.538 2,47 33,01 11 Telfast 180mg 46.248 2,31 30,82 12 Alpha choay 42.405,14 2,12 28,26 13 Medrol 16mg 36.482,13 1,82 24,31 14 Nazoster 31.000 1,55 20,66 15 Nexium 40 mg 29.625,33 0,43 19,74 Tổng 1.100.382,56 53,86% 733,32
Nhận xét:
Nước cất pha tiêm có số liều DDD tiêu thụ lớn nhất năm 2013 chiếm trên 10,33% tổng số liều DDD tiêu thụ của cả bệnh viện. Trong 15 thuốc trên có 9 thuốc là thuộc nhóm thuốc hô hấp theo phân loại ATC chiếm 31,91% tổng liều DDD tương ứng với 629.379 liều. Số liều DDD/100 ngày - giường của 15 thuốc này từ 20 đến 138 liều DDD cho 100 ngày sử dụng thuốc.
Số tiền/DDD tiêu thụ
Tiến hành đánh giá số tiền thuốc cho 1 liều DDD, kết quả được bảng kết quả như sau:
Bảng 3.15: Các thuốc có số tiền /DDD lớn nhất năm 2012
STT Tên thuốc Số liều DDD Tiền/DDD
1 Sevoran 564 3.290.500 2 Seaoflura 250ml 10 2.900.000 3 Meronem 1g 10 1.607.445 4 Taxetil 40mg/5ml 36,5 850.000 5 Sulperazon 1g 119 820.000 6 Tarcefandol 1g 19,5 402.000 7 Rocephin 1g 367 362.880 8 Vicimadol 330,33 336.000 9 Vancomycin 1g 9,5 320.000 10 Peratam 1.906,75 310.000 11 Cepefoz 266,75 310.000 12 Korazon 3.033,75 304.000 13 Fortum 1g 3181 301.181 14 Essezon 1g 583,25 297.800 15 Dalacin o 165,5 294.841 Tổng 10.602,83 12.706.647
Nhận xét:
Hai thuốc có số tiền cho 1 liều DDD lớn nhất là Sevoran, Seaoflura 250ml đều là các thuốc trong nhóm thuốc gây mê với hoạt chất là Sevoflurane có giá lần lượt là 2.900.000 và 3.290.500 đồng/DDD. Tuy nhiên, số liều DDD mà BV sử dụng cho 2 thuốc này là không nhiều, chỉ có 10 liều cho thuốc Seaoflura 250ml và 564 liều đối với thuốc Sevoran. Các thuốc còn lại trong bảng trên đều là các kháng sinh với giá từ 294.841 đồng đến 1.607.445 đồng/liều DDD. Trong đó có 3 thuốc được dùng nhiều với số liều DDD rất lớn là: Fortum 1g (Ceftazidime), Korazon và Peratam đều là thuốc có dạng phối hợp giữa Cefoperazon và sulbactam với số liều DDD tương ứng là 3181; 3.034; 1.907 liều. Đây là kháng sinh đường tiêm dùng cho các nhiễm khuẩn vừa đến nặng.
Bảng 3.16: Các thuốc có số tiền /DDD lớn nhất năm 2013
STT Tên thuốc Số liều DDD Tiền/DDD
1 Taxotere 80mg 3 11.212.990 2 Sevoran 402 3.381.113 3 Sevoflurane 250ml 329 2.853.446 4 Taxotere 20mg 6 2.803.248 5 Nicadipine 2,22 1.124.990 6 Taxetil 40mg/5ml 97,5 850.000 7 Sulperazon 1g 771,5 820.000 8 Kalcogen 300mcg 9 805.510 9 Ceclor 7,63 776.800 10 Jincetam 312 544.000 11 Cefobis 1g 25 502.800 12 Mome-Air 50 MCG 1.050 495.200 13 Tarcefandol 1g 1.153,83 402.000 14 Rocephin 1g 1.310,5 362.880 15 Vancomycin 1g 1 320.000 Tổng 5.480,175 4.209.190
Nhận xét:
Theo bảng số liệu, với 11.212.990 đồng cho 1 liều DDD, thuốc điều trị ung thư Taxotere 80mg là thuốc có số tiền /DDD lớn nhất năm 2013. Sau đó là 2 thuốc mê Sevoran và Sevoflurane 250ml với số tiền cho 1 liều DDD lần lượt là 3.381.113 và 2.853.446 đồng. Các thuốc còn lại trong bảng trên đa số là các kháng sinh với giá từ 320.000 đến 850.000 đồng/ liều DDD. Ngoài ra có 1 số thuốc nhóm khác theo phân loại ATC trong bảng trên là nhóm thuốc điều trị ung thư (Taxotere 20mg), điều trị huyết áp (Nicadipine), kích thích tạo máu (Kalcogen) hay thuốc hô hấp (Mome-Air 50 MCG). Đa số các thuốc có số tiền/liều DDD cao nhất này có số lượng sử dụng không cao, số liều DDD cao nhất trong nhóm các thuốc có số tiền/DDD cao nhất này là Rocephin 1g (Ceftriaxone), Tarcefandol 1g(Cefamandole), Mome-Air 50 MCG(Mometasone) với số liều DDD lần lượt là 1311; 1154; 1050 liều.
3.3. So sánh giá một số thuốc trong danh mục thuốc sử dụng tại Bệnh viện TMHTW năm 2012 và 2013.
So sánh giá thuốc có trong DMT sử dụng của BVTMHTW năm 2013 so với giá thuốc sử dụng năm 2012, có tổng số 175 thuốc có cùng hoạt chất, cùng nồng độ, hàm lượng, dạng bào chế, thu được bảng số liệu sau:
Bảng 3.17: So sánh giá thuốc trong DMT sử dụng năm 2013 với năm 2012
Chênh lệch giá
Giảm giá Không đổi Tăng giá >30% 10% -30% <= 10% <= 10% 10% -30% >30% SLKM thuốc 3 11 145 0 12 1 3 Tỷ lệ % 1,71 6,29 82,86 0 6,86 0,57 1,71 Tổng 90,86% 0% 9,14%
Nhận xét:
Tỷ lệ số lượng thuốc tăng và giảm giá dao động dưới 10% chiếm tỷ lệ cao nhất xấp xỉ 90% tổng số lượng thuốc thay đổi giá. Số lượng thuốc giảm giá lên đến 159 thuốc tương ứng với 90,86%, trong đó có 145 thuốc giảm giá dưới 10% so với năm 2012. Số lượng thuốc tăng giá của năm 2013 so với 2012 là 16 thuốc, ứng với 9,14% tổng số lượng thuốc thay đổi giá, có 12/16 thuốc tăng dưới 10%.
Các thuốc có sự thay đổi giá nhiều nhất
Các thuốc có sự thay đổi giá nhiều nhất được thể hiện qua 2 bảng sau
Bảng 3.18: Các thuốc giảm giá nhiều nhất
STT Thuốc giảm giá Giá 2013 Giá 2012 Tỷ lệ % giảm giá
1 Vicimadol 33.953 58.951 42,40 2 Naloxon 38.325 56.846 32,58 3 Essezon 1g 53.168 78.374 32,16 4 Seduxen 5mg 421 553 23,85 5 Erolin 10mg 3.773 4.883 22,72 Nhận xét:
Vicimadol (Cefamandole) là thuốc có giá giảm nhiều nhất, từ 58.951 đồng giảm còn 33.953 đồng/1 đơn vị đóng gói nhỏ nhất, giảm đến 42% giá so với năm 2012. Giảm giá khoảng 32% là Naloxon và Essezon. Giá thuốc giảm từ 23-24 % có 2 thuốc là Sedusen và Erolin.
Bảng 3.19: Các thuốc tăng giá nhiều nhất
STT Thuốc tăng giá Giá 2013 Giá 2012 Tỷ lệ % tăng giá
1 Barole 20mg 3.564 2.605 36,79
2 Tetracylin 1% 2.730 2.000 36,49
3 Seretide 250mcg 278.090 205.277 35,47
4 Chloroxid H 3.570 2.874 24,22
Nhận xét:
Dựa vào bảng trên, 3 thuốc có giá tăng trên 30% so với năm 2012 là: Barole 20mg (37%), Tetracylin 1% (37%), Seretide 250mcg (36%). Ngay sau đó là Chloroxid H tăng 24,22% giá, từ 2.874 đồng năm 2012 lên 3.570 đồng năm 2013. Tiếp theo là ACC có hoạt chất là acetylcystein tăng nhẹ, khoảng 7,8% so với giá năm 2012.
Sự thay đổi về giá của các thuốc có giá trị tiêu thụ lớn nhất
Tiến hành so sánh giá của 10 thuốc có giá trị tiêu thụ cao nhất, ta có bảng số liệu sau:
Bảng 3.20: Sự thay đổi giá của các thuốc có giá trị tiêu thụ lớn nhất
STT Thuốc Giá 2013 Giá 2012
% tăng/giảm giá Số GTTT tăng/giảm (Trđ) 1 Biofumoksym 68.428 84.395 18,92 (376,12) 2 Sevoran 3.381.113 3.463.909 2,39 (33,28) 3 Taxetil 100mg 13.000 13.685 5,01 (68,51) 4 Solu-medrol 40mg 33.100 34.844 5,01 (61,20) 5 Unasyl 1,5g 66.000 69.478 5,01 (51,07) 6 Fortum 1g 75.600 79.263 4,62 (43,42) 7 Cyclonamine 25.433 28.630 11,17 (97,91) 8 Altamet 250mg 13.500 14.211 5,01 (39,27) 9 Sulperazon 1g 205.000 215.803 5,01 (33,34) 10 Cleron 500mg 19.950 22.107 9,76 (64,77) Tổng (868,90)
Nhận xét:
Kết quả cho thấy, tất cả các thuốc có giá trị tiêu thụ lớn nhất đều giảm giá. Giảm giá trên 10% so với năm 2012 có 2 thuốc là Biofumoksym 1500mg và Cyclonamine 12,5%. Trong đó, Biofumoksym 1500mg (Cefuroxime) là thuốc giảm giá nhiều nhất với 18,92%, với số lượng tiêu thụ năm 2013 là10,796 lọ, kinh phí mua thuốc đã tiết kiệm được khoảng 376 triệu đồng. Thuốc cầm máu Cyclonamine 12,5% (Etamsylate) giảm 11,17% giá so với năm 2012, với số lượng sử dụng là30,626 ống, đã tiết kiệm được 98 triệu đồng. Tiếp theo là Cleron 500mg (Clarithromycin) giảm giá 9,76%, làm giảm kinh phí mua thuốc khoảng 65 triệu đồng. Các thuốc có GTTT lớn nhất này, chỉ với 10 thuốc đã giảm tổng cộng khoảng 869 triệu đồng.
Sự thay đổi về giá của các thuốc có số lượng sử dụng lớn nhất
Các thuốc có SLSD cao nhất có sự thay đổi giá được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 3.21: Sự thay đổi giá của các thuốc có số lượng sử dụng lớn nhất
STT Thuốc Giá 2013 Giá 2012 % tăng/giảm giá Số GTTT tăng/giảm (Trđ) 1 Alphachymotrypsin 383 474 19,09 (24,69) 2 Antisolam 1.344 1.459 7,88 (26,99) 3 Nước cất 5ml 800 821 2,61 (4,44) 4 Alpha choay 1.574 1.646 4,37 (10,68) 5 Efferalgan 500mg 2.568 2.667 3,72 (10,05) 6 Taxetil 100mg 13.000 13.685 5,01 (68,51) 7 Medexa 4mg 1.024 994 3,02 2,79 8 ACC 2.372 2.200 7,80 11,11 9 Exomuc 200mg 3.624 3.815 5,01 (10,94) 10 Altamet 250mg 13.500 14.211 5,01 (39,27)
Nhận xét:
Từ bảng 3.21 cho thấy, trong 10 thuốc có số lượng tiêu thụ lớn nhất, có đến 8 thuốc giảm giá và số tiền mua thuốc từ 8 thuốc này giảm đi là 196 triệu đồng. Alphachymotrypsine 4,2mg là thuốc có tỷ lệ giảm giá lớn nhất- 19,09% so với giá năm 2012. Các thuốc còn lại đều giảm giá dưới 10% so với năm 2012. Trong số đó, thuốc Taxetil 100mg (Cefpodoxime) là thuốc tiết kiệm được số tiền nhiều nhất là 68,5 triệu đồng. Hai thuốc tăng giá trong số các thuốc có SLSD lớn nhất là Medexa 4mg và ACC. Medexa tăng lên 30 đồng/viên và ACC tăng 170 đồng/viên, làm tăng kinh phí mua thuốc của 2 khoản mục thuốc này khoảng 14 triệu đồng.
BÀN LUẬN
4.1. Cơ cấu danh mục thuốc sử dụng trong bệnh viện
Nhóm tác dụng dược lý
Qua kết quả nghiên cứu, Danh mục thuốc sử dụng của BVTMHTW được xây dựng tương đối phù hợp với mô hình bệnh tật của BV, đáp ứng nhu cầu điều trị của các khoa phòng. Việc lựa chọn DMTBV do HĐT&ĐT thực hiện đúng theo các hướng dẫn, quy định của BYT.
Về cơ bản, danh mục thuốc bệnh viện đã có đầy đủ các nhóm thuốc đáp ứng nhu cầu điều trị tại bệnh viện.Trong đó, những nhóm thuốc có số lượng mặt hàng chiếm tỷ trọng cao nhất trong danh mục là nhóm thuốc kháng sinh, chống nhiễm khuẩn với khoảng 39% tổng số khoản mục thuốc và chiếm 52-53% tổng kinh phí mua thuốc trong cả 2 năm. Đứng thứ 2 là nhóm thuốc giảm đau, hạ sốt, chống viêm, giảm phù nề có từ 34-35 thuốcvới khoảng 12-13% số tiền mua thuốc của BV. Nhu cầu sử dụng kháng sinh với một số lượng rất lớn cũng là một điều hợp lý với một bệnh viện ngoại khoa như BVTMHTW.Năm 2013, bệnh viện sử dụng đến 103 kháng sinh có GTTT gần 16 tỷ đồng, trong đó có đến 14 kháng sinh là biệt dược gốc với giá trị sử dụng khoảng 2,4 tỷ đồng.
DMT BVTMHTW- là một bệnh viện chuyên khoa nên không đa dạng cả về các nhóm dược lí, số hoạt chất trong mỗi nhóm và số biệt dược cho mỗi hoạt chất so với các bệnh viện đa khoa. Do chuyên ngành về TMH nên BV có 2 nhóm thuốc có SLKM thuốc và GTTT cao hơn các BV khác là thuốc nhóm 4- nhóm thuốc chống dị ứng, kháng histamine và thuốc nhóm 5- nhóm thuốc ho, long đờm, làm giảm dịch tiết phế quản. Nhóm thuốc 4 có 7-8% về SLKM thuốc và chiếm 7-8% GTTT, còn nhóm thuốc 5 chiếm 5-6% số lượng khoản mục thuốc.
Danh mục thuốc bệnh viên tuân thủ theo danh mục thuốc chủ yếu do BYT ban hành theo quyết định số 05/2008/QĐ-BYT ngày 01/02/2008 và DMTCY được ban hành theo quyết định số 31/2011/QĐ- BYT ngày 11/07/2011[10], [13]. Là một bệnh viện chuyên khoa nên số lượng thuốc trong danh mục của bệnh viện ít, điều này tạo điều kiện thuận lợi cho khoa Dược trong việc quản lý, cung ứng thuốc một cách hiệu quả.
So sánh giữa danh mục trúng thầu và danh mục sử dụng của BVTMHTW, có một sự khác biệt đáng kể giữa số lượng các thuốc trong mỗi nhóm thuốc. Năm 2012, thuốc nhóm 1 là nhóm thuốc gây tê, gây mê, an thần trúng thầu tổng số là 20 thuốc nhưng thực tế sử dụng chỉ là 10 thuốc. Nhóm thuốc kháng sinh, kháng khuẩn trong 2 năm có 120;149 thuốc trúng thầu, nhưng thực tế trong DMTSD chỉ dùng 91 thuốc năm 2012 và 103 thuốc năm 2013,điều này xảy ra tương tự với các nhóm thuốc còn lại. Do vậy, nhiều thuốc trúng thầu nhưng trên thực tế không được sử dụng. Nhiều thuốc trúng thầu có thể do đạt giá thấp nhất nhưng trong thực tế sử dụng, các bác sỹ không dùng do còn e ngại về chất lượng thuốc cũng như hiệu quả điều trị cho bệnh nhân, số ngày điều trị, ngoài ra các bác sỹ khác sử dụng thuốc theo kinh nghiệm nên có xu hướng kê các thuốc ngoại, thuốc biệt dược gốc có uy tín trên thị trường. Khác với việc đấu thầu, lựa chọn thuốc theo thông tư 10 là chọn thuốc theo kinh nghiệm thì thông tư 01 đặt nặng về vấn đề kinh tế là lựa chọn các thuốc trúng thầu vào bệnh viện với giá thấp nhất nhưng chưa đề cao đến chất lượng thuốc và hiệu quả điều trị của các thuốc trúng thầu vào bệnh viện khiến nhiều bác sỹ phản ánh và e ngại trong việc sử dụng thuốc cho bệnh nhân [3], [2].
Nguồn gốc xuất xứ
Theo báo cáo của Bộ Y tế về “Tổng quan về nền kinh tế dược Việt Nam” ngày 20/8/2012, tổng giá trị tiền thuốc năm 2011 các BV trên toàn quốc đã mua khoảng 18.500 tỷ đồng, tăng 26.7% so với cùng kỳ năm 2010 (khoảng 15.000 tỷ đồng) - theo “ kết quả kiểm tra BV năm 2010 của cục quản lý khám chữa bệnh – BYT”. Tỷ lệ tiền mua thuốc sản xuất trong nước năm 2010 là 34.8%, năm 2011 là 36.7% so với tổng số tiền mua thuốc tại các BV. Cùng với đó, tỷ lệ tiền thuốc nhập ngoại đã mua 2 năm 2010 và 2011 là: 63.2 và 61.2% so với tổng số tiền mua thuốc ở các BV trong cả nước. Từ đây có thể thấy số tiền mua thuốc ngoại vẫn chiếm đa số và gấp hơn 2 lần so với số tiền mua thuốc sản xuất trong nước. Tuy nhiên, BVTMHTW đã thực hiện khá tốt cuộc vận động ưu tiên dùng thuốc Việt Nam, cả về số lượng thuốc và số lượng thuốc tiêu thụ của năm 2013 đều tăng lên, từ 18.91% tăng lên 19.25% về số lượng và từ 28.91% đến 30.58% về đơn vị thuốc sử dụng trên tổng số thuốc và tổng số đơn vị thuốc sử dụng. Như vậy tuy thuốc nội có tỷ trọng về giá trị thấp nhưng khối lượng tiêu thụ lạichiếm khoảng 30% và có xu hướng tăng lên. Với số lượng bệnh nhân ngày càng tăng cao, trong khi nguồn ngân sách của BV còn eo hẹp thì bệnh viện đã tăng cường lựa chọn các mặt hàng thuốc sản xuất trong nước đảm bảo chất lượng nhưng giá thành thấp ở những loại thuốc có lượng dùng lớn nên có thể giảm được kinh phí cho người bệnh. Tuy nhiên, tổng giá trị tiêu thụ thuốc nội của năm 2013 lại giảm đáng kể, từ 8.05% năm 2012 chỉ còn 5.76% so với tổng giá trị tiêu thụ. Điều này có thể ảnh hưởng lớn bởi thông tư 01 về đấu thầu thuốc nên mặc dù số lượng thuốc và số đơn vị thuốc tăng lên nhưng giá thuốc lại giảm xuống đáng kể để