Cơ cấu danh mục thuốc sử dụng trong bệnh viện

Một phần của tài liệu Phân tích danh mục thuốc sử dụng tại bệnh viện tai mũi họng trung ương giai đoạn 2012 2013 (Trang 56)

Nhóm tác dụng dược lý

Qua kết quả nghiên cứu, Danh mục thuốc sử dụng của BVTMHTW được xây dựng tương đối phù hợp với mô hình bệnh tật của BV, đáp ứng nhu cầu điều trị của các khoa phòng. Việc lựa chọn DMTBV do HĐT&ĐT thực hiện đúng theo các hướng dẫn, quy định của BYT.

Về cơ bản, danh mục thuốc bệnh viện đã có đầy đủ các nhóm thuốc đáp ứng nhu cầu điều trị tại bệnh viện.Trong đó, những nhóm thuốc có số lượng mặt hàng chiếm tỷ trọng cao nhất trong danh mục là nhóm thuốc kháng sinh, chống nhiễm khuẩn với khoảng 39% tổng số khoản mục thuốc và chiếm 52-53% tổng kinh phí mua thuốc trong cả 2 năm. Đứng thứ 2 là nhóm thuốc giảm đau, hạ sốt, chống viêm, giảm phù nề có từ 34-35 thuốcvới khoảng 12-13% số tiền mua thuốc của BV. Nhu cầu sử dụng kháng sinh với một số lượng rất lớn cũng là một điều hợp lý với một bệnh viện ngoại khoa như BVTMHTW.Năm 2013, bệnh viện sử dụng đến 103 kháng sinh có GTTT gần 16 tỷ đồng, trong đó có đến 14 kháng sinh là biệt dược gốc với giá trị sử dụng khoảng 2,4 tỷ đồng.

DMT BVTMHTW- là một bệnh viện chuyên khoa nên không đa dạng cả về các nhóm dược lí, số hoạt chất trong mỗi nhóm và số biệt dược cho mỗi hoạt chất so với các bệnh viện đa khoa. Do chuyên ngành về TMH nên BV có 2 nhóm thuốc có SLKM thuốc và GTTT cao hơn các BV khác là thuốc nhóm 4- nhóm thuốc chống dị ứng, kháng histamine và thuốc nhóm 5- nhóm thuốc ho, long đờm, làm giảm dịch tiết phế quản. Nhóm thuốc 4 có 7-8% về SLKM thuốc và chiếm 7-8% GTTT, còn nhóm thuốc 5 chiếm 5-6% số lượng khoản mục thuốc.

Danh mục thuốc bệnh viên tuân thủ theo danh mục thuốc chủ yếu do BYT ban hành theo quyết định số 05/2008/QĐ-BYT ngày 01/02/2008 và DMTCY được ban hành theo quyết định số 31/2011/QĐ- BYT ngày 11/07/2011[10], [13]. Là một bệnh viện chuyên khoa nên số lượng thuốc trong danh mục của bệnh viện ít, điều này tạo điều kiện thuận lợi cho khoa Dược trong việc quản lý, cung ứng thuốc một cách hiệu quả.

So sánh giữa danh mục trúng thầu và danh mục sử dụng của BVTMHTW, có một sự khác biệt đáng kể giữa số lượng các thuốc trong mỗi nhóm thuốc. Năm 2012, thuốc nhóm 1 là nhóm thuốc gây tê, gây mê, an thần trúng thầu tổng số là 20 thuốc nhưng thực tế sử dụng chỉ là 10 thuốc. Nhóm thuốc kháng sinh, kháng khuẩn trong 2 năm có 120;149 thuốc trúng thầu, nhưng thực tế trong DMTSD chỉ dùng 91 thuốc năm 2012 và 103 thuốc năm 2013,điều này xảy ra tương tự với các nhóm thuốc còn lại. Do vậy, nhiều thuốc trúng thầu nhưng trên thực tế không được sử dụng. Nhiều thuốc trúng thầu có thể do đạt giá thấp nhất nhưng trong thực tế sử dụng, các bác sỹ không dùng do còn e ngại về chất lượng thuốc cũng như hiệu quả điều trị cho bệnh nhân, số ngày điều trị, ngoài ra các bác sỹ khác sử dụng thuốc theo kinh nghiệm nên có xu hướng kê các thuốc ngoại, thuốc biệt dược gốc có uy tín trên thị trường. Khác với việc đấu thầu, lựa chọn thuốc theo thông tư 10 là chọn thuốc theo kinh nghiệm thì thông tư 01 đặt nặng về vấn đề kinh tế là lựa chọn các thuốc trúng thầu vào bệnh viện với giá thấp nhất nhưng chưa đề cao đến chất lượng thuốc và hiệu quả điều trị của các thuốc trúng thầu vào bệnh viện khiến nhiều bác sỹ phản ánh và e ngại trong việc sử dụng thuốc cho bệnh nhân [3], [2].

Nguồn gốc xuất xứ

Theo báo cáo của Bộ Y tế về “Tổng quan về nền kinh tế dược Việt Nam” ngày 20/8/2012, tổng giá trị tiền thuốc năm 2011 các BV trên toàn quốc đã mua khoảng 18.500 tỷ đồng, tăng 26.7% so với cùng kỳ năm 2010 (khoảng 15.000 tỷ đồng) - theo “ kết quả kiểm tra BV năm 2010 của cục quản lý khám chữa bệnh – BYT”. Tỷ lệ tiền mua thuốc sản xuất trong nước năm 2010 là 34.8%, năm 2011 là 36.7% so với tổng số tiền mua thuốc tại các BV. Cùng với đó, tỷ lệ tiền thuốc nhập ngoại đã mua 2 năm 2010 và 2011 là: 63.2 và 61.2% so với tổng số tiền mua thuốc ở các BV trong cả nước. Từ đây có thể thấy số tiền mua thuốc ngoại vẫn chiếm đa số và gấp hơn 2 lần so với số tiền mua thuốc sản xuất trong nước. Tuy nhiên, BVTMHTW đã thực hiện khá tốt cuộc vận động ưu tiên dùng thuốc Việt Nam, cả về số lượng thuốc và số lượng thuốc tiêu thụ của năm 2013 đều tăng lên, từ 18.91% tăng lên 19.25% về số lượng và từ 28.91% đến 30.58% về đơn vị thuốc sử dụng trên tổng số thuốc và tổng số đơn vị thuốc sử dụng. Như vậy tuy thuốc nội có tỷ trọng về giá trị thấp nhưng khối lượng tiêu thụ lạichiếm khoảng 30% và có xu hướng tăng lên. Với số lượng bệnh nhân ngày càng tăng cao, trong khi nguồn ngân sách của BV còn eo hẹp thì bệnh viện đã tăng cường lựa chọn các mặt hàng thuốc sản xuất trong nước đảm bảo chất lượng nhưng giá thành thấp ở những loại thuốc có lượng dùng lớn nên có thể giảm được kinh phí cho người bệnh. Tuy nhiên, tổng giá trị tiêu thụ thuốc nội của năm 2013 lại giảm đáng kể, từ 8.05% năm 2012 chỉ còn 5.76% so với tổng giá trị tiêu thụ. Điều này có thể ảnh hưởng lớn bởi thông tư 01 về đấu thầu thuốc nên mặc dù số lượng thuốc và số đơn vị thuốc tăng lên nhưng giá thuốc lại giảm xuống đáng kể để trúng thầu vào BV [17], [3].

Một phần của tài liệu Phân tích danh mục thuốc sử dụng tại bệnh viện tai mũi họng trung ương giai đoạn 2012 2013 (Trang 56)