2.3.1. Thiết kế nghiên cứu
Mô tả hồi cứu.
2.3.2. Phương pháp thu thập số liệu
Hồi cứu các tài liệu, dữ liệu liên quan đến danh mục thuốc sử dụng Bệnh viện TMH Trung ương năm 2012 -2013:
+ DMT sử dụng tại BVTMHTW năm 2012- 2013.
+ Quyết định về việc ban hành DMT bổ sung sử dụng tại BVNTTW năm 2013. + Quyết định về việc phê duyệt kết quả đấu thầu rộng rãi trong nước, gói thầu mua thuốc các năm 2012- 2013 bằng ngân sách Nhà nước và nguồn thu viện phí của BV TMHTW.
+ Phân nhómVEN của HĐT&ĐT năm 2012- 2013. + Tổng hợp sổ sách xuất nhập tồn năm 2011- 2013.
2.3.3. Nội dung và các biến số nghiên cứu
Các biến số nghiên cứu được trình bày trong các bảng sau:
Bảng 2.1: Các biến số nghiên cứu về cơ cấu danh mục thuốc
STT Tên biến số Định nghĩa
Cách thức
NC Cơ cấu danh mục thuốc sử dụng
1
Cơ cấu thuốc tiêu thụ theo nhóm tác dụng dược lý
Tỷ lệ phần trăm về SLSD, GTTT các thuốc trong DMTSD theo nhóm tác dụng dược lý
Hồi cứu số liệu từ
DMTSD 2
Cơ cấu thuốc tiêu thụ theo nguồn gốc, xuất xứ
Tỷ lệ phần trăm về SLSD, GTTT của thuốc sản xuất trong nước, thuốc nhập ngoại
3
Cơ cấu thuốc tiêu thụ theo tên INN, BD, BDG
Tỷ lệ phần trăm về SLSD, GTTT của thuốc theo tên INN, biệt dược, biệt dược gốc
4
Cơ cấu thuốc tiêu thụ theo đường dùng
Tỷ lệ phần trăm về SLSD, GTTT của thuốc theo đường uống, đường tiêm và đường dùng khác
5
Cơ cấu thuốc
GN- HT- TC làm thuốc
Tỷ lệ phần trăm về SLSD, GTTT của thuốc GN- HT- TC làm thuốc
6
Cơ cấu thuốc cần hội chẩn trước khi sử dụng
Tỷ lệ phần trăm về SLSD, GTTT của thuốc cần hội chẩn trước khi sử dụng
1 Phân tích ABC Tỷ lệ % số lượng sử dụng và giá trị tiêu thụ của các thuốc nhóm A, B, C
Hồi cứu số liệu từ
DMTSD
2 Phân tích VEN Tỷ lệ % số lượng sử dụng và giá trị tiêu
thụ thuốc nhóm V, E, N
3 Số liều DDD tiêu
thụ
Số liều DDD đã tiêu thụ của từng khoản mục thuốc trong năm
4 Số tiền/liều DDD
tiêu thụ
Số tiền cần thiết để mua được 1 liều DDD cho từng khoản mục thuốc
5 Số liều DDD/
100 ngày- giường
Số liều DDD đã tiêu thụ cho 100 ngày- giường điều trị của từng khoản mục thuốc
Khảo sát giá của một số thuốc
1
So sánh giá thuốc năm 2013 với giá thuốc năm 2012
So sánh giá thuốc của năm 2013 so với năm 2012 của các thuốc có cùng hoạt chất, nồng độ, hàm lượng và dạng bào chế Hồi cứu số liệu từ DMTSD 2 So sánh giá thuốc của các thuốc có SLSD lớn nhất
So sánh giá thuốc của các thuốc có SLSD lớn nhất năm 2013 so với năm 2012
3
So sánh giá thuốc của các thuốc có GTTT lớn nhất
So sánh giá thuốc của các thuốc có GTTT lớn nhất năm 2013 so với năm 2012
2.4. Phân tích số liệu
2.4.1. Phương pháp xử lý số liệu
Phân tích cơ cấu DMT
- Tổng hợp toàn bộ dữ liệu về DMT đã sử dụng năm 2012 và 2013: tên thuốc, nồng độ, hàm lượng, đơn giá, số lượng sử dụng, nước sản xuất, nhà cung cấp.
- Tổng hợp số liệu theo các chỉ số nghiên cứu như sau + Xếp theo nhóm tác dụng dược lý.
+ Xếp theo nguồn gốc, xuất xứ.
+ Xếp theo tên INN, tên biệt dược và biệt dược gốc.
+ Xếp theo DMT gây nghiện, hướng thần và tiền chất/thuốc thường. + Xếp theo đường dùng.
+ Thuốc cần hội chẩn trước khi sử dụng.
- Tính tổng số lượng, giá trị sử dụng, tính tỷ lệ phần trăm giá trị số liệu.
Thuốc theo nhóm tác dụng dược lý
- Sắp xếp nhóm điều trị cho từng thuốc theo DMTCY, thuốc không có trong DMTCY được xếp theo hệ thống phân loại Giải phẫu - Điều trị - Hóa học (ATC) của WHO qua trang web: http://www.whocc.no/atc_ddd_index/
- Xác định những nhóm điều trị có mức tiêu thụ thuốc cao nhất và chi phí nhiều nhất.
- Dựa vào thông tin thực tế về tình hình bệnh tật và mức độ tiêu thụ thuốc thuốc, xác định các tình trạng sử dụng thuốc bất hợp lý.
Thuốc theo đường dùng:
Danh mục thuốc được sắp xếp thuốc theo đường uống, đường tiêm truyền và đường dùng khác.
Thuốc gây nghiện, hướng tâm thần và tiền chất:
Phân loại dựa vào các tài liệu do BYT quy định [11], [12]:
- Danh mục thuốc gây nghiện (Ban hành kèm theo Thông tư số 10/2010/TT-BYT ngày 29 tháng 04 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Y tế).
- Danh mục thuốc gây nghiện ở dạng phối hợp (Ban hành kèm theo Thông tư số 10/2010/TT-BYT ngày 29 tháng 04 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Y tế).
- Danh mục thuốc hướng tâm thần (Ban hành kèm theo Thông tư số 11/2010/QĐ-BYT ngày 29 tháng 04 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Y tế).
- Danh mục thuốc hướng tâm thần ở dạng phối hợp (Ban hành kèm theo Thông tư số 11/2010/QĐ-BYT ngày 29 /04/ 2010 của Bộ trưởng BYT).
- Danh mục tiền chất dùng làm thuốc (Ban hành kèm theo Thông tư số 11/2010/QĐ-BYT ngày 29/04/2010 của Bộ trưởng Bộ Y tế).
- Danh mục tiền chất dùng làm thuốc ở dạng phối hợp (Ban hành kèm theo Thông tư số 11/2010/QĐ-BYT ngày 29/04/2010 của Bộ trưởng BYT).
Thuốc hội chẩn trước khi sử dụng:
Các thuốc có kí hiệu (*) trong DMT bệnh viện và DMTCY là thuốc dự trữ, hạn chế sử dụng, chỉ sử dụng khi các thuốc trong nhóm điều trị không có hiệu quả và phải được hội chẩn trước khi sử dụng (trừ trường hợp cấp cứu).
Phân tích ATC/ DDD [29], [19]
- DDD là liều tổng cộng trung bình thuốc dùng cho 1 ngày của 1 nhóm thuốc cho1 chỉ định chính ở người trưởng thành. Đây là một chỉ số có tác dụng theo dõi, giám sát và đánh giá thô tình hình tiêu thụ và sử dụng thuốc. Ngoài ra, DDD còn giúp so sánh việc sử dụng thuốc mà không phụ thuộc vào giá cả và dạng bào chế của thuốc. Mã ATC và liều DDD được tra từ website:
ATC nhưng không có liều DDD được đề cập ở website trên thì được giả định liều DDD theo liều kê đơn hàng ngày (số liệu được cung cấp từ Khoa Dược Bệnh viện và các hướng dẫn sử dụng của từng thuốc, các tài liệu giành cho cán bộ y tế…). Một số thuốc như thuốc ung thư, do bệnh viện không có phòng pha chế nhóm thuốc này, nên mỗi liều của bệnh nhân mặc dù không cần dùng đến một lọ nhưng vẫn phải sử dụng một lọ, phần thuốc thừa còn lại sẽ bị bỏ đi. Nước cất pha tiêm tuy không có tác dụng điều trị, nhưng lại có số lượng tiêu thụ rất cao, vì vậy vẫn được đề tài đưa vào tiến hành phân tích liều DDD.
- Xác định những thuốc có số liều DDD tiêu thụ lớn nhất và các thuốc có số tiền/DDD cao nhất để xác định mức độ tiêu thụ thuốc của BV.
Các phép tính cụ thể như sau:
-Số liều DDD = (Số lượng sử dụng * hàm lượng thuốc)/liều DDD. -Số tiền/DDD = Giá trị tiêu thụ thuốc đó/ số liều DDD.
-Số ngày - giường = Số giường bệnh* 365* công suất giường bệnh. -Số liều DDD/ 100 ngày giường = Số liều DDD/ 100 ngày- giường.
Phân tích giá thuốc
Giá thuốc của mỗi năm là khác nhau, tiến hành so sánh giá của các thuốc có cùng hoạt chất, nồng độ hoặc hàm lượng, dạng bào chế của năm 2013 với giá của năm 2012 để thấy được sự khác biệt.
Cụ thể phép tính như sau:
- Giá thuốc năm 2012 quy đổi = Giá thuốc năm 2012 x ( 1 + CPI năm 2012) Dựa vào chỉ số tăng giá CPI của nhóm hàng Dược phẩm năm 2012 để loại trừ mức độ lạm phát, quy giá năm 2012 về giá thuốc năm 2013 [21].
- Tỷ lệ chênh lệch giá thuốc năm 2013 so với năm 2012 là: (Giá thuốc 2013 - giá thuốc 2012 sau quy đổi ) * 100%
Giá thuốc năm 2013
+ Nếu TL chênh lệch < 0% thì giá thuốc năm 2013 giảm đi so với năm 2012. + Nếu TL chênh lệch = 0% thì giá thuốc năm 2013 không đổi so với năm 2012. + Nếu TL chênh lệch > 0% thì giá thuốc năm 2013 tăng lên so với năm 2012.
Làm tương tự về tỷ lệ chênh lệch giá thuốc đối với các thuốc có số lượng sử dụng và giá trị tiêu thụ lớn nhất. Từ sự chênh lệch giá và số lượng tiêu thụ năm 2013 có thể xác định chính xác số tiền mua thuốc năm 2013 cho thuốc đó đã tiết kiệm hay tiêu tốn thêm bao nhiêu tiền kinh phí mua thuốc.
2.4.2. Phương pháp phân tíchvà trình bày số liệu
Phương pháp phân tích
Đề tài sử dụng kết hợp các phương pháp phân tích số liệu sau:
- Phương pháp so sánh: so sánh giá thuốc trong DMT sử dụng năm 2013 với 2012, so sánh giá của các thuốc có giá trị tiêu thụ (GTTT) và số lượng sử dụng (SLSD) lớn nhất, so sánh số tiền/DDD giữa 2 năm,…
Trong đó:
+ Giá trị tiêu thụ (GTTT): là giá trị tiền thuốc được tiêu thụ tính cho từng nhóm thuốc.
+ Số lượng sử dụng (SLSD): là số lượng tiêu thụ hoặc sử dụng được tính cho từng nhóm trong đó mỗi thuốc được quy ra đơn vị đóng gói nhỏ nhất (viên, chai, lọ, tuyp, ống).
- Phương pháp tỷ trọng: sử dụng để tính tỷ lệ thuốc theo TDDL, thuốc trong nước/thuốc nước ngoài, …
Các kết quả nghiên cứu được trình bày bằng phần mềm Microsoft Word và Microsoft Excel dưới dạng bảng biểu hoặc mô hình hóa dưới dạng đồ thị và sơ đồ.
CHƯƠNG III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Cơ cấu danh mục thuốc sử dụng tại Bệnh viện Tai Mũi Họng TW 3.1.1. Cơ cấu DMT sử dụng theo nhóm tác dụng dược lý 3.1.1. Cơ cấu DMT sử dụng theo nhóm tác dụng dược lý
Danh mục thuốc sử dụng của BVTMHTW được chia làm 7 nhóm thuốc theo tác dụng dược lý như bảng số liệu sau:
Bảng 3.1: Cơ cấu thuốc theo các nhóm tác dụng dược lý năm 2012- 2013
Nhóm Tên nhóm Năm 2012 Năm 2013 SLKM thuốc Giá trị (Trđ) SLKM thuốc Giá trị (Trđ)
1 Thuốc gây tê- mê, an thần 10 2.877 12 3.243
2 Thuốc chống nhiễm khuẩn 91 13.919 103 15.722
3 Thuốc giảm đau, hạ sốt,
chống viêm, giảm phù nề 35 3.359 34 2.987
4 Thuốc chống dị ứng, kháng
histamin 16 1.777 20 2.461
5 Thuốc ho, long đờm và làm
lỏng dịch tiết phế quản 11 570 15 581 6 Thuốc tăng tuần hoàn não 12 1.015 12 726
7 Thuốc khác 63 2.914 69 4.727
Từ bảng 3.1 trên có thể biểu thị số lượng tiêu thụ và giá trị tiêu thu theo các nhóm tác dụng dược lý như hình 3.1 sau:
Hình 3.1: Cơ cấu thuốc theo tác dụng dược lý về SLSD – GTTT năm 2013
Nhận xét:
Danh mục thuốc Bệnh viện TMHTW chia thành 7 nhóm thuốc . Ngoại trừ nhóm thuốc khác, kết quả cho thấy nhóm thuốc kháng sinh, chống nhiễm khuẩn có số lượng thuốc nhiều nhất là 91 thuốc năm 2012, 103 thuốc năm 2013, chiếm lần lượt là 38,24% và 38,87% tổng số thuốc sử dụng của BV. Đứng thứ hai là nhóm thuốc hạ sốt, giảm đau, chống viêm, giảm phù nề có 35 thuốc năm 2012 chiếm 14,71% và 34 thuốc năm 2013 chiếm 12,83% tổng số thuốc sử dụng.Chỉ với 2 nhóm thuốc này đã chiếm từ 52-53% tổng số khoản mục thuốc sử dụng.
Về giá trị sử dụng, nhóm thuốc kháng sinh có giá trị sử dụng cao nhất với khoảng 13,92 tỷ năm 2012 và 15,72 tỷ năm 2013, chiếm 52,66% (2012) và 51,64% (năm 2013). Với số liệu này thì kháng sinh và các thuốc chống nhiễm khuẩn đã cao hơn tất cả các nhóm thuốc còn lại về giá trị tiêu thụ của bệnh viện trong 2 năm 2012-2013. Tiếp theo là thuốc hạ sốt, giảm đau, chống viêm, giảm phù nề với 3-3,4 tỷ và chiếm từ 10-13% giá trị tiêu thụ tại BV. Hai nhóm thuốc
đã có tỷ lệ 62- 65% tổng giá trị tiêu thụ, gấp gần 2 lần so với tổng 5 nhóm thuốc còn lại trong danh mục thuốc sử dụng của BV.
3.1.2. Cơ cấu DMT theo nguồn gốc, xuất xứ
Cơ cấu thuốc nội và thuốc ngoại trong DMT của BVTMHTW năm 2012 và 2013 được thể hiện tại bảng sau:
Bảng 3.2: Cơ cấu thuốc nội - thuốc ngoại trong DMTSD năm 2012- 2013
Năm Cơ cấu SLKM
thuốc Tỷ lệ (%) SLSD (đơn vị) Tỷ lệ (%) GTTT (Trđ) Tỷ lệ (%) 2012 Thuốc nội 47 19,75 828.543 28,98 2.128 8,05 Thuốc ngoại 191 80,25 2.030.784 71,02 24.304 91,95 Tổng 238 100% 2.859.327 100% 26.431 100% 2013 Thuốc nội 51 19,25 843.558 30,58 1.754 5,76 Thuốc ngoại 214 80,75 1.914.628 69,42 28.694 94,24 Tổng 265 100% 2.758.186 100% 30.448 100% Nhận xét:
Thuốc nội với 47 thuốc (2012) và 51 thuốc ( 2013) tương ứng với khoảng 19% số SLKM thuốc, chiếm từ 29-31% về số lượng sử dụng tại BV. Số lượng khoản mục thuốc của thuốc ngoại gấp 4 lần so với thuốc nội trong cả 2 năm. Về số lượng sử dụng, năm 2012 số lượng sử dụng của thuốc ngoại gấp 2,4 lần so với thuốc nội, năm 2013 rút khoảng cách xuống còn 2,27 lần. Tuy nhiên, thuốc ngoại chiếm khoảng 92-94% tổng giá trị tiêu thụ trong 2 năm, trong khi thuốc nội chỉ
chiếm từ 6-8%. Tuy rằng số lượng sử dụng năm 2013 của thuốc nội có tăng lên từ 28,98% lên 30,58% nhưng giá trị tiêu thụ lại thụt đi đáng kể, từ trên 8% còn 5,76%. Ngược lại, thuốc ngoại có sự giảm về số lượng sử dụng, từ 71% về SLSD năm 2103 xuống còn 69,42% nhưng lại tăng thêm hơn 2% về GTTT, đưa GTTT của nhóm thuốc này lên đến 94,24% trên tổng kinh phí mua thuốc năm 2013.
3.1.3. Cơ cấu thuốc theo tên INN, biệt dược và biệt dược gốc trong DMTSD
Cơ cấu thuốc theo INN, biệt dược và biệt dược gốc trong DMT sử dụng của BVTMHTW năm 2012 và 2013 được thể hiện tại bảng sau:
Bảng 3.3: Cơ cấu thuốc theo tên INN - biệt dược - biệt dược gốc năm 2012- 2013
Nhóm thuốc Năm 2012 Năm 2013 SLKM thuốc GTTT SLKM thuốc GTTT SL Tỷ lệ % Giá trị (Trđ) Tỷ lệ % SL Tỷ lệ % Giá trị (Trđ) Tỷ lệ % Thuốc theo tên INN 39 16,39 2.068,22 7,82 34 12,83 2.244,85 7,37 Thuốc theo tên BD 181 76,05 19.872,54 75,19 209 78,87 24.169,73 79,38 Thuốc biệt dược gốc 18 7,56 4.490,61 16,99 22 8,30 4.033,37 13,25 Tổng 238 100% 26.431 100% 265 100% 30.448 100% Nhận xét:
Bảng 3.3 cho thấy, năm 2012 số lượng thuốc theo tên biệt dược là 181/238 thuốc chiếm 76,05% tổng số thuốc sử dụng gấp khoảng 4,5 lần số lượng thuốc theo tên INN là 39 thuốc và gấp 10 lần thuốc biệt dược gốc với 18 thuốc. Trong khi đó, lượng tiền cho thuốc tên biệt dược lên tới xấp xỉ 20 tỷ VNĐ chiếm khoảng 75%, gấp hơn 9 lần thuốc tên INN và gấp hơn 4 lần thuốc BDG.
Năm 2013, tỷ lệ số khoản mục thuốc giữa 3 nhóm INN, BD và BDG lần lượt là: 12,83%; 78,87% và 8,30% với số giá trị tiêu thụ tương ứng là: 7,37%; 79,38% và 13,25%.
Tỷ trọng về số khoản mục thuốc của BD và BDG của 2 năm đều rất cao, năm 2012, chiếm gần 84 % về số khoản mục và có đến trên 92% giá trị tiêu thụ trên tổng kinh phí mua thuốc. Năm 2013, hai nhóm này có đến 231/265 khoản mục thuốc tương đương với trên 87% SLKM thuốc trên tổng số khoản mục thuốc, và giá trị tiêu thụ khoảng 93% trên tổng số tiền mua thuốc.
3.1.4. Cơ cấu thuốc theo đường dùng trong DMT sử dụng
Cơ cấu thuốc theo đường dùng trong DMT sử dụng của BVTMHTW năm 2012 và 2013 được thể hiện tại bảng sau:
Bảng 3.4 : Cơ cấu thuốc theo đường dùng năm 2012- 2013
Năm Đường dùng SLKM thuốc Tỷ lệ (%) SLSD (đơn vị) Tỷ lệ (%) GTTT (Trđ) Tỷ lệ (%) 2012 Đường uống 111 46,64 2.245.490 78,53 9.829 37,19 Đường tiêm 108 45,38 575.898 20,14 15.012 56,80