6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
2.2.2. Công tác TĐTD trong cho vay tiêu dùng tại Chi nhánh
a. Công tác tổ chức quản lý hoạt động TĐTD trong CVTD
Bảng 2.2: Trình tự tổ chức quản lý TĐTD trong cho vay tiêu dùng
Trình tự thực hiện Bộ phận thực hiện Người thực hiện Kiểm tra hồ sơ vay vốn, xếp hạng tín dụng nội bộ khách hàng vay Phòng KHCN - Chuyên viên QHKHCN Phân tích, TĐKH, TSĐB, PAV; nhận định RRTD; hoàn thiện hồ sơ; đề xuất cấp tín dụng, lập tờ trình. Phòng KHCN - Chuyên viên QHKHCN
Phê duyệt báo cáo thẩm định Phòng KHCN - Trưởng phòng KHCN Tái thẩm định hồ sơ vay vốn, nhận định rủi ro tín dụng, đề xuất phương án quản trị rủi ro tín dụng, lập trờ trình tái thẩm định. Phòng QLTD - Chuyên viên QLTD
Phê duyệt hồ sơ tái thẩm định - Phòng QLTD - Ban lãnh đạo
- Chuyên viên QLTD - Giám đốc/Phó giám đốc Phê duyệt cấp tín dụng - Ban lãnh đạo - Giám đốc/Phó giám đốc
Nguồn: Phòng kinh doanh
Theo Bảng 2.2 về trình tự tổ chức quản lý thẩm định tín dụng trong cho vay tiêu dùng ta thấy công tác tổ chức quản lý hoạt động thẩm định tín dụng trong cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Việt Á - Chi nhánh Quy Nhơn có sự phân công giữa rõ ràng, chặc chẽ giữa các bộ phận và cá nhân. Tuy nhiên, quy mô Chi nhánh còn nhỏ nên 1 món vay tiêu dùng được giao hoàn toàn cho một chuyên viên quan hệ khách hàng cá nhân phụ trách từ việc thẩm định khách hàng, thẩm định phương án vay đến thẩm định tài sản. Nhân viên
của Chi nhánh có nhiều thâm niên làm việc nên vấn đề kiêm nhiệm nhiều công việc không phù hợp với năng lực, chuyên môn như vậy thì kết quả thẩm định sẽ không được tốt.
b. Quy trình và nội dung thẩm định tín dụng trong cho vay tiêu dùng
v Quy trình thẩm định tín dụng
Thẩm định tín dụng chỉ là một khâu trong toàn bộ quy trình tín dụng nói chung. Khâu này cực kỳ quan trọng vì nó giúp đánh giá chính xác và trung thực được khả năng thu hồi nợ trước khi quyết định cho vay. Do vậy, khâu này cần được tách riêng ra và chi tiết hóa thành một quy trình TĐTD riêng.
Quy trình tín dụng là bản chỉ dẫn các bước tiến hành từ xem xét, thu thập thông tin cần thiết cho đến khi rút ra được kết luận sau cùng về khả năng thu hồi nợ khi cho vay. Tuy nhiện hiện nay, Chi nhánh chưa có quy trình TĐTD riêng đối với CVTD mà vẫn áp dụng quy trình cấp tín dụng đối với KHCN (hình 2.2, trang 41). Vì vậy, công tác TĐTD trong CVTD không có những hướng dẫn cũng như quy định cụ thể từng bước thực hiện thẩm định. Cho nên, công tác TĐTD trong CVTD thường mang tính tự phát không đồng nhất; dẫn đến sự lỏng lẻo trong phối hợp hoạt động, thiếu chính xác trong kết quả thẩm định và gây nhiều hạn chế trong hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng.
v Nội dung thẩm định tín dụng trong cho vay tiêu dùng
Bước 1: Tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ vay vốn, thu thập thông tin khách hàng và xếp hạng tín dụng nội bộ
Khi khách hàng có nhu cầu vay vốn, họ đến gặp nhân viên ngân hàng và được hướng dẫn lập hồ sơ tín dụng. Lập hồ sơ tín dụng là khâu quan trọng vì nó là khâu thu thập thông tin làm cơ sở để thực hiện các khâu sau đặc biệt là khâu thẩm định tín dụng và ra quyết định cho vay.
v Khách hàng sẽ được ngân hàng yêu cầu điền vào mẫu đề nghị vay vốn, thông tin khách hàng dưới sự hỗ trợ của CV QHKH => Đây là thủ tục
No
Trình Phê duyệt
mà khách hàng tự khai nên chỉ mang tính thủ tục và tham khảo cần phải thẩm định tính xác thực lại sau. CV.QHKHCN TP.QHKHCN P.QLTD GĐ/PGĐ B ư ớ c 5 B ư ớ c 4 B ư ớ c 3 B ư ớ c 2 B ư ớ c 1 Lập thông báo gửi khách hàng Kiểm soát, ký duyệt đề Xuất yes Tái thẩm định Yes Kiểm tra, ký duyệt Yes
Nguồn: Phòng kinh doanh
Hình 2.2: Quy trình cấp tín dụng đối với khách hàng cá nhân của VAB
Kiểm tra HSVV, xếp hạng tín dụng nội bộ KH TĐ KH, phương án vay, TSĐB; nhận định RRTD; hoàn thiện hồ sơ; đề xuất tín dụng; lập tờ trình TĐ
v Trong khâu kiểm tra hồ sơ vay vốn, chuyên viên QHKH kiểm tra tính xác thực của hồ sơ vay vốn qua cơ quan phát hành ra chúng hoặc các kênh thông tin khác.
Tùy theo quan hệ giữa khách hàng và Ngân hàng, loại tín dụng yêu cầu và quy mô tín dụng, CV QHKH hướng dẫn khách hàng với các thông tin yêu cầu khác nhau. Một hồ sơ yêu cầu cấp tín dụng trong cho vay tiêu dùng cần thu thập khách hàng những thông tin sau:
- Kiểm tra năng lực pháp lý của khách hàng
+ Cá nhân vay vốn phải đủ 18 tuổi trở lên.
+ Không được mất hoặc hạn chế năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự (theo luật dân sự).
+ Căn cứ xác định nhân thân của cá nhân đó, như Sổ hộ khẩu, chứng minh thư (đối với khách hàng vay Việt Nam), hộ chiếu (đối với khách hàng vay nước ngoài), giấy tạm trú (đối với khách hàng ở nơi khác đến), đăng ký kết hôn, hoặc các loại giấy tờ thân nhân khác, hoặc xác nhận của cơ quan, đơn vị hoặc Ủy ban nhân dân có thẩm quyền. Khách hàng xuất trình bản chính để CV QHKH xem xét đối chiếu, sau đó CV QHKH sẽ lưu bản sao.
- Kiểm tra hồ sơ tài sản đảm bảo tiền vay
+ Kiểm tra tính hợp pháp của các giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu và quyền sử dụng tài sản.
+ Kiểm tra tính hợp pháp của chủ sở hữu tài sản.
+ Kiểm tra khả năng chuyển nhượng tài sản khi phát mãi để thu nợ.
- Kiểm tra mục đích vay vốn
+ Kiểm tra xem mục đích vay vốn khách hàng có phù hợp với chính sách tín dụng của Chi nhánh hay không?
+ Kiểm tra tính hợp pháp của mục đích vay vốn.
vốn đảm bảo phù hợp với quy định quản lý ngoại hối hiện hành.
- Kiểm tra tình hình tài chính của người đi vay
+ Kiểm tra các giấy tờ chứng minh về thu nhập hàng tháng, thu nhập không thường xuyên của cơ quan quản lý lao động hoặc thu nhập từ việc tự KD. + Bản sao Hợp đồng lao động (có thời gian đã công tác ít nhất 12 tháng). + Sao kê bảng lương.
+ Kiểm tra các giấy tờ hỗ trợ khác chứng minh về việc mục đích, nhu cầu sử dụng vốn, kế hoạch trả nợ…
- Lấy thông tin tín dụng (CIC) và XHTD nội bộ khách hàng vay vốn
+ Lấy thông tin tín dụng (CIC) của khách hàng từ Trung tâm thông tin tín dụng về đánh giá lịch sử quan hệ tín dụng của khách hàng với các TCTD.
+ Trên cơ sở thông tin khách hàng thu thập được kết hợp với thông tin CIC, CV QHKH sẽ tiến hành chấm điểm xếp hạng tín dụng nội bộ KH.
Xếp hạng tín dụng đối với khách hàng cá nhân dựa theo các yếu tố: Nghề nghiệp/loại hình kinh doanh, các chỉ tiêu tài chính/thu nhập, tình trạng nhà cửa, xếp loại chất lượng tín dụng, thời gian làm ở nơi làm việc hiện tại, thời gian sống tại nơi ở hiện nay, số người phụ thuộc, các loại tài khoản ngân hàng đã mở. Với thang điểm từ 1 đến 10. Kết quả xếp loại từ C, CC, B, BB, A, AA với AA là cao nhất và C là thấp nhất. Khách hàng có xếp hạng tín dụng CC và C hay nợ nhóm 3 trở lên trong xếp hạng chất lượng tín dụng sẽ không được Chi nhánh xét duyệt cho vay.
Như bảng phân tích 2.3 ta thấy tình hình khách hàng nợ xấu xuất hiện ở tất cả các loại xếp hạng tín dụng. Tuy nhiên, điều đáng chú ý ở đây là kết quả xếp loại A chiếm tỷ trọng cao nhất trong lượng khách hàng của Chi nhánh và cũng đồng nghĩa với tần suất xuất hiện nợ xấu cao nhất. Cụ thể là năm 2011 với lượng khách hàng vay tiêu dùng có 5.324 người thì loại A có 2.182 người và nợ xấu chiếm 2,25% số lượng khách hàng. Năm 2012, khách hàng được
xếp loại A có 2.684 người nhưng trong đó đã tăng khách hàng nợ xấu lên hơn 3,2% số khách hàng nợ xấu so với năm trước.
Bảng 2.3: Kết quả xếp hạng tín dụng nội bộ và nợ xấu đối với khách hàng vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Việt Á - CN Quy Nhơn
ĐVT: Người Hạng tín dụng 2011 Tỷ trọng % KH nợ xấu/ tổng KH 2012 Tỷ trọng % KH nợ xấu/ tổng KH 2013 Tỷ trọng % KH nợ xấu/ tổng KH KH Nợ xấu KH Nợ xấu KH Nợ xấu AAA 889 0 0,00 904 1 0,02 1.050 5 0,07 AA 1.390 23 0,43 1.432 46 0,75 1.655 113 1,49 A 2.182 120 2,25 2.684 335 5,45 2.894 485 6,40 BBB 322 81 1,52 420 123 2,00 710 244 3,22 BB 250 89 1,67 335 137 2,23 726 272 3,59 B 291 103 1,93 372 185 3,01 545 243 3,21 Tổng 5.324 416 7,81 6.147 827 13,45 7.580 1.362 17,97
Nguồn: Phòng kinh doanh
Năm 2013 cũng tiếp tục tăng khách hàng nợ xấu có xếp hạng tín dụng A là 6,4%. Qua việc phân tích kết quả xếp hạng tín dụng và tỷ lệ nợ xấu xuất hiện trong đó đã chứng tỏ CV QHKH đã thực hiện công tác xếp hạng tín dụng nội bộ chưa chính xác khiến cho việc xuất hiện khách hàng nợ xấu ở đối tượng khách hàng được ngân hàng đánh giá tốt cao. Đôi khi sự thiếu khách quan, cố ý xếp hạng tốt hơn điều kiện thực tế của khách hàng để giúp khách hàng có mức vay cao cũng là nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng cao. Ở các loại xếp hạn tín dụng dưới A thì lượng khách hàng nợ xấu lại xuất hiện càng nhiều. Cho nên, Chi nhánh cần cân nhắc thật kỹ khi cho những đối tượng khách hàng có nguồn tài chính không được tốt nhằm hạn chế rủi ro.
Ø Với cách xếp hạng tín dụng cá nhân kiểu này thì còn thiếu nhiều tiêu chí cần được đánh giá khi chấm điểm xếp hạng. Hơn nữa, kết quả chấm điểm thiếu chính xác, chưa thực sự nghiêm túc và mang tính thủ tục, khách hàng sẽ được đánh giá khách hàng dựa vào các mối quan hệ hay cố ý chấm điểm sai lệch để cho khách hàng vay là nguyên nhân làm cho công tác thẩm định tín dụng không chính xác, tăng rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Việt Á – Chi nhánh Quy Nhơn.
Bước 2: Thẩm định chi tiết khách hàng
- Thẩm định khách hàng
Mục địch của việc thẩm định khách hàng là đánh giá tư cách pháp nhân, tính chất hợp pháp và mức độ tin cậy đối với những thủ tục vay vốn mà khách hàng phải tuân thủ.
Quá trình điều tra và xác minh những thông tin về khách hàng được thực hiện qua các nguồn sau:
+ Hồ sơ vay vốn trước đây của khách hàng tại VAB. + Thông qua Trung tâm thông tin tín dụng .
+ Các bạn hàng/đối tác làm ăn, bao gồm các nhà cung cấp, những khách hàng tiêu thụ sản phẩm.
+ Hàng xóm, bạn bè, đồng nghiệp.
+ Các cơ quan quản lý trực tiếp khách hàng (cơ quan nơi khách hàng làm việc, cơ quan quản lý nhà nước tại địa phương như Ủy ban nhân dân phường, cơ quan thuế...).
Từ những nguồn thông tin có được, CV QHKH tiến hành phân tích và đánh giá khách hàng về tư cách, năng lực pháp luật, năng lực hành vi dân sự để quyết định xem người vay có đáng tin cậy để ngân hàng duy trì mối quan hệ với họ không.
TMCP Việt Á – Chi nhánh Quy Nhơn chủ yếu dựa trên thông tin khách hàng cung cấp hay thông tin tín dụng - CIC thu thập được, ít chịu đi xác minh thêm bên ngoài nên kết quả đánh giá khách hàng chưa được chính xác.
- Thẩm định khả năng trả nợ của khách hàng
Nguồn thu nhập của khách hàng là yếu tố tiên quyết trong thẩm định cho vay tiêu dùng. CV QHKH cần phân tích kỹ khả năng tài chính của khách hàng vì đây là điều quyết định khả năng trả nợ của người vay.
Trong phân tích khả năng trả nợ của khách hàng, CV QHKH cần phân tích rõ những vấn đề sau:
+ Nguồn thu nhập ổn định hàng tháng của khách hàng. Đối với khách hàng là ở các cơ quan thì nguồn thu nhập luôn thể hiện rõ ràng qua bảng lương hay hợp đồng lao động. Tuy nhiên những khách hàng tự kinh doanh nhỏ lẻ thường rất ít chứng từ xác nhận nguồn thu cảu họ. Việc thận trọng trong khi xác minh nguồn thu của họ là điều hết sự quan trọng đối với thẩm định khách hàng này.
+ Một khách hàng vay dù có thu nhập cao mà chi phí hàng tháng cũng cao thì số tiền còn lại chưa chắc đủ để trả nợ. Ngoài thông tin khách hàng cung cấp về thu nhập thì việc đánh giá về các chi phí, thường khách hàng ít khai báo đầy đủ vì sợ ảnh hưởng đến việc đánh giá khả năng tài chính của mình. Chính vì vậy, CV QHKH cần xem xét, điều tra kỹ các khoản chi phí mà khách hàng cần trang trãi đặc biệt đối với các khách hàng đang có các món ngoài món vay đang được ngân hàng xét duyệt.
+ Đánh giá số người phụ thuộc của là yếu tố quan trọng trong phân tích khả năng tài chính của khách hàng. Những khách hàng có nhiều người phụ thuộc thu nhập hàng tháng của họ cũng biến động khá nhiều. Điều này cũng chứa đựng một rủi ro mất khả năng thanh khoản tiềm ẩn của khách hàng.
như: Bất động sản đang sở hữu, phương tiện vận chuyển, chứng khoán... Ø Đánh giá điều kiện tài chính của khách hàng là vấn đề khó đối với những chuyên viên thiếu kinh nghiệm làm việc như Ngân hàng TMCP Việt Á – Chi nhánh Quy Nhơn. Họ chủ yếu dựa vào các thông tin khách hàng cung cấp mà thông tin này thì thiếu tính chính xác. Thêm vào đó, các thông tin mà CV QHKH thẩm định được quá hạn chế chủ yếu qua các bảng lương, hợp đồng lao động, một số thông tin có giấy tờ chứng minh thu nhập từ việc kinh doanh... không đủ làm cơ sở để đánh giá chính xác và đầy đủ khả năng tài chính của khách hàng. Vì vậy, kết quả thẩm định khả năng thanh toán của khách hàng còn mang tính thụ động, gần như phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn tin khách hàng cung cấp. Điều này tìm ẩn nhiều rủi ro trong thanh khoản của khách hàng đối với Ngân hàng TMCP Việt Á – Chi nhánh Quy Nhơn.
- Thẩm định tài sản đảm bảo tiền vay
Tài sản bảo đảm tiền vay là cơ sở để xác lập trách nhiệm người vay, giảm thấp rủi ro tín dụng, đây không phải là điều kiện duy nhất để quyết định cho vay, không phải là phương tiện duy nhất để đảm bảo an toàn vay vốn.
Hiện nay, Chi nhánh áp dụng các hình thức bảo đảm các món vay tiêu dùng bằng tín chấp, thế chấp, cầm cố, bằng tài sản hình thành từ vốn vay và bảo lãnh. Khi thẩm định tài sản bảo đảm tiền vay CV QHKH cần tiến hành kiểm tra tình trạng thực tế của tài sản bảo đảm tiền vay:
+ Tài sản đảm bảo là tín chấp: Đối với khách hàng vay tiêu dùng tín chấp thì CV QHKH cần xác định nguồn thu nhập của khách hàng thông qua mức lương dựa trên Hợp đồng lao động và sao kê bảng lương khách hàng trong 5 tháng liền kề. Cơ quan quản lý những khách hàng này cần phải ký hợp đồng hợp tác để phối hợp xử lý nợ khi khách hàng không tự giác trả nợ. Hiện nay, Ngân hàng TMCP Việt Á – Chi nhánh Quy Nhơn chỉ cho vay tín chấp đối với