Phương pháp thẩm định tín dụng trong cho vay tiêu dùng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Hoàn thiện công tác thẩm định cho vay tiêu dùng tại ngân hàng TMCP Việt Á, chi nhánh Quy Nhơn (full) (Trang 34)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.2.6.Phương pháp thẩm định tín dụng trong cho vay tiêu dùng

Bao gồm cả hai phương pháp định tính và phương pháp định lượng. v Phương pháp định tính

Cán bộ tín dụng cần phải trả lời được 3 câu hỏi sau: [8, tr.364-372] - Người xin vay có thể tín nhiệm và Anh biết họ như thế nào?

Người vay có thiện chí trả nợ khi khoản vay đến hạn không? Điều này liên quan đến việc nghiên cứu chi tiết tiêu chí 6C của người xin vay, bao gồm: tư cách (Character), năng lực (Capacity), thu nhập (Cash), đảm bảo (Collateral), điều kiện (Conditions), và kiểm soát (Control). Tất cả các tiêu chí này phải được đánh giá tốt, thì khoản vay mới được xem là khả thi.

- Hợp đồng tín dụng có được ký kết một cách đúng đắn và hợp lệ, nhằm bảo vệ được ngân hàng và người giử tiền, và khách hàng vay có khả năng

hoàn trả nợ vay mà không cần đến một sức ép nào? (Hợp đồng tín dụng hợp lý phải đảm bảo: Tuân thủ pháp luật; phù hợp với chính sách tín dụng của ngân hàng; phù hợp với nhu cầu vay của khách hàng; kế hoạch trả nợ hợp lý; có phương án xử lý vi phạm rõ ràng và khả thi).

- Trong trường hợp khách hàng không trả nợ, liệu ngân hàng có thể thu hồi nợ bằng tài sản hay thu nhập của khách hàng vay một cách nhanh chóng với chi phí và rủi ro thấp?

v Phương pháp định lượng

Nhiều ngân hàng sử dụng “Mô hình điểm số tín dụng tiêu dùng” để xử lý các đơn xin vay của người tiêu dùng. Các yếu tố quan trọng gồm: hệ số tín dụng, tuổi đời, trạng thái tài sản, số người phụ thuộc, sở hữu nhà, thu nhập, điện thoại cố định, số loại tài tài khoản cá nhân, thời hạn công tác. Mô hình cho điểm tín dụng tiêu dùng thường sử dụng từ 7 đến 12 hạng mục, mỗi hạng mục thường cho điểm từ 1 đến 10.

Mô hình điểm số tín dụng tiêu dùng đã loại bỏ được sự phán xét chủ quan trong quá trình cho vay và giảm đáng kể thời gian quyết định tín dụng của ngân hàng. Tuy nhiên, mô hình này có một số nhược điểm như không thể điều chỉnh một cách nhanh chóng để thích hợp với những thay đổi trong nền kinh tế và những thay đổi trong cuộc sống gia đình. Một mô hình điểm số không linh hoạt có thể đe dọa đến chương trình tín dụng tiêu dùng của ngân hàng, bỏ sót những khách hàng có thông tin tốt, làm giảm lòng tin của cộng đồng vào dịch vụ ngân hàng [8, tr.387-390].

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Hoàn thiện công tác thẩm định cho vay tiêu dùng tại ngân hàng TMCP Việt Á, chi nhánh Quy Nhơn (full) (Trang 34)