Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác thẩm định tín dụng trong

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Hoàn thiện công tác thẩm định cho vay tiêu dùng tại ngân hàng TMCP Việt Á, chi nhánh Quy Nhơn (full) (Trang 36)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.2.8.Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác thẩm định tín dụng trong

trong cho vay tiêu dùng

a. Nhân t bên trong

v Chính sách cho vay tiêu dùng

Chính sách cho vay tiêu dùng là hệ thống các biện pháp liên quan đến việc khuếch trương hay hạn chế tín dụng tiêu dùng để đạt được mục tiêu đã hoạch định và hạn chế rủi ro tín dụng, bảo đảm an toàn trong hoạt động kinh

doanh của ngân hàng. Với mục tiêu hoạt động vì lợi nhuận nên khi hoạch định chính sách tín dụng tùy vào quy mô, đặc điểm, từng thời kỳ và định hướng của Chính phủ mà NHTM sẽ lựa chọn lĩnh vực đầu tư, loại hình cho vay, sự phân tán hay tập trung tín dụng với mức rủi ro tín dụng nhất định.

Vì vậy, chính sách cho vay tiêu dùng từng thời kỳ sẽ khuyến khích hay hạn chế cho vay tiêu dùng, xây dựng các chủ trương và giải pháp thực hiện việc cho vay tiêu dùng trong NHTM. Đó là chính sách chăm sóc khách hàng trước và sau khi cho vay có chu đáo hay không, các quy định về lãi suất và phí tín dụng cao hay thấp, có linh hoạt và phù hợp với thu nhập hiện có của người dân hay không, các quy định về thời hạn tín dụng và kỳ hạn nợ, tài sản đảm bảo, phương thức giải ngân và thanh toán, thủ tục xin vay vốn có phức tạp hay đơn giản, thời gian thẩm định hồ sơ vay vốn kéo dài bao lâu… Cương lĩnh cho vay đó sẽ tác động đến việc xem xét, đánh giá các điều kiện vay, đối tượng vay tiêu dùng một cách chặt chẽ hay nới lỏng, ảnh hưởng công tác thẩm định tín dụng trong cho vay tiêu dùng nhằm mục tiêu hạn chế rủi ro tín dụng.

v Công tác tổ chức quản lý hoạt động TĐTD trong CVTD

Thẩm định tín dụng là một công tác mang tính tổ chức, cần có sự phối hợp hành động. Vì vậy, để có kết quả thẩm định tín dụng tốt thì ngân hàng phải thực hiện tốt các nội dung sau:

- Xây dựng các chương trình hàng động cụ thể. Nếu công tác thẩm định tín dụng hoạt động mang tính tự phát của từng cá nhân thì kết quả thẩm định tín dụng không đạt được như yêu cầu của ngân hàng.

- Tổ chức bộ phận thẩm định tín dụng phù hợp với quy mô của ngân hàng. Phân bổ công việc không rõ ràng sẽ gây mất cân đối trong công việc, nghĩa là có bộ phận thì quá tải trong khi đó bộ phận khác thì không có việc làm. Hơn nữa, việc quy trách nhiệm cho từng bộ phận cũng rất khó khăn nếu có rủi ro tín dụng xảy ra.

v Nhân sự tham gia công tác TĐTD trong CVTD

Thẩm định là một công việc cần rất nhiều kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ và kinh nghiệm. Nó đòi hỏi người thực hiện phải hội tụ nhiều yếu tố như kiến thức chuyên sâu, kỹ năng phân tích, phán đoán, kinh nghiệm lâu năm trong hoạt động thẩm định tín dụng, và đặc biệt đó là phẩm chất đạo đức nghề nghiệp. Vì vậy, nếu nhân tố con người đạt những yêu cầu đề ra thì chắc chắn công tác thẩm định tín dụng sẽ phát huy vai trò của mình, đem lại chất lượng cho thẩm định tín dụng. Ngược lại, dù quy trình và nội dung thẩm định tín dụng có chặt chẽ bao nhiêu nhưng người thực hiện nó không tốt thì dẫn đến nhiều rủi ro tín dụng. Thẩm định tín dụng là công việc rất phức tạp, khối lượng việc phải làm nhiều nhưng thời gian có hạn nên ngân hàng cần phải cân nhắc đảm bảo số lượng cán bộ thẩm định mới đạt được mục tiêu về thời gian và mang lại chất lượng cho công tác thẩm định tín dụng. Vì vậy, con người là nhân tố chiếm vị trí hàng đầu, ảnh hưởng nhiều nhất trong các nhân tố bên trong ngân hàng.

v Công nghệ trong công tác TĐTD trong CVTD

Công nghệ, phương tiện vật chất hiện đại phục vụ cho công tác thẩm định tín dụng sẽ giúp cho việc giải quyết các thủ tục được nhanh chóng, chính xác, giảm bớt các thủ tục rườm rà cho khách hàng. Công nghệ cũng giúp cho việc quản lý hồ sơ khách hàng cũng được thuận tiện, khoa học, hỗ trợ rất đáng kể cho hoạt động thẩm định tín dụng. Ngày nay, với sự phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin đã tạo điều kiện cho các ngân hàng ngày càng hoàn thiện hệ thống thông tin phục vụ cho công tác chuyên môn của mình. Bằng những phần mềm quản lý chuyên dụng và với hệ thống máy tính hiện đại đã giúp cho công tác thẩm định tín dụng được nhanh chóng, chính xác và hiệu quả hơn.

vCông tác kiểm tra kiểm soát nội bộ hoạt động thẩm định tín dụng trong cho vay tiêu dùng

Nhằm đảm bảo phòng ngừa, phát hiện và xử lý kịp thời các RRTD và đạt được các mục tiêu đặt ra mỗi NH đều phải chú trọng vào công tác kiểm tra, kiểm soát nộ bộ. Vì vậy, kiểm soát nộ bộ hoạt động thẩm định bắt đầu từ việc tìm hiểu về các bước công việc và các khâu kiểm soát trong quy trình nghiệp vụ tín dụng phải đảm bảo kiểm tra, kiểm soát trong tất cả các khâu của quá trình cho vay, đặc biệt là khâu thẩm định tín dụng bởi vì đây là kỹ thuật nhằm đánh giá, đo lường và hạn chế rủi ro tín dụng khi cho vay. Kiểm soát nộ bộ tốt sẽ giúp cho công tác thẩm định tín dụng đạt mục tiêu đề ra.

b. Các nhân t bên ngoài

v Khách hàng vay tiêu dùng

Tư cách, năng lực vay vốn, đạo đức của người vay... là những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng và thiện chí trả nợ của khách hàng mà đây là vấn đề định tính mà ngân hàng rất khó đo lường, kiểm soát trong công tác thẩm định tín dụng trong cho vay tiêu dùng.

v Môi trường kinh tế

Trong nền kinh tế thị trường, chính sách kinh tế vĩ mô của Chính phủ đóng vai trò quyết định đối với hoạt động của nền kinh tế quốc dân nói chung và lĩnh vực kinh doanh tiền tệ, tín dụng của các NHTM nói riêng. Chỉ cần Chính phủ thay đổi một trong các chính sách kinh tế vĩ mô, lập tức sẽ có ảnh hưởng đến lãi suất, lạm phát và tốc độ phát triển kinh tế trong tương lai và người chịu tác động trực tiếp là người dân. Vì vậy sự ổn định về môi trường kinh tế, chính trị xã hội sẽ hạn chế những rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng, đời sống và thu nhập của người dân ổn định thuận lợi cho công tác thẩm định tín dụng trong cho vay tiêu dùng.

v Môi trường pháp lý

Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, các yếu tố pháp lý là điều kiện đảm bảo cho hoạt động kinh doanh, đặc biệt là các hoạt động tín dụng của các NHTM. Nhưng cũng chính vì vậy, nếu môi trường pháp lý chưa hoàn chỉnh thiếu đồng bộ cũng sẽ gây khó khăn, bất lợi cho môi trường cho vay của các NHTM. Môi trường cho vay có ảnh hưởng, tác động tích cực hay tiêu cực đến hoạt động thẩm định tín dụng, nó sẽ góp phần làm hạn chế hoặc tăng thêm rủi ro trong các hoạt động tín dụng của các NHTM.

v Chính sách tín dụng của Ngân hàng Nhà nước

Ngân hàng thương mại hoạt động có sự điều tiết của Ngân hàng Nhà Nước. Theo đó, các chính sách thắt chặc hay mở rộng tín dụng của Ngân hàng Nhà Nước buộc các NHTM tăng hay giảm quy mô tín dụng của mình.

v Sự cạnh tranh của các tổ chức tín dụng

Sự gia tăng của các ngân hàng gần đây làm cho môi trường cạnh tranh trong lĩnh vực tài chính NH ngày càng trở nên khốc liệt hơn. Và đặc biệt trong điều kiện kinh tế đang khủng hoảng, HĐKD của nhiều DN gặp rất nhiều khó khăn thì sự cạnh tranh chiếm giữ thị phần bán lẻ trong các NHTM đã và đang diễn ra khá mạnh. Chính sách cho vay tiêu dùng đang được các ngân hàng nới lỏng điều kiện vay và tiếp thị khá mạnh, điều này cũng phần nào ảnh hưởng đến chất lượng công tác TĐTD trong CVTD của NHTM.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Trong chương 1 tác giả đã đề cập một cách khái quát những lý luận cơ bản về hoạt động thẩm định tín dụng, thẩm định tín dụng trong cho vay tiêu dùng, đặc điểm và các loại cho vay của ngân hàng thương mại. Tác giả đi sâu vào tìm hiểu mục đích, nguyên tắt, đặc điểm của thẩm định tín dung trong cho vay tiêu dùng. Từ đó thể hiện rõ những đặc trưng, nội dung cụ thể, các tiêu chí để đánh giá kết quả và những yếu tố ảnh hưởng đến công tác thẩm định tín dụng trong cho vay tiêu dùng của ngân hàng thương mại.

Qua cơ sở lý luận này là căn cứ để tác giả đi vào phân tích thực trạng công tác TĐTD trong CVTD tại Ngân hàng TMCP Việt Á – Chi nhánh Quy Nhơn ở chương 2, đánh giá những thành công, hạn chế tồn tại và nguyên nhân, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác thẩm định tín dụng trong cho vay tiêu dùng tại Chi nhánh trong chương 3.

CHƯƠNG 2 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

THC TRNG CÔNG TÁC THM ĐỊNH TÍN DNG CHO VAY TIÊU DÙNG TI NGÂN HÀNG

TMCP VIT Á – CHI NHÁNH QUY NHƠN

2.1. GIỚI THIỆU VỀ NHTMCP VIỆT Á –CHI NHÁNH QUY NHƠN 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Việt

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Hoàn thiện công tác thẩm định cho vay tiêu dùng tại ngân hàng TMCP Việt Á, chi nhánh Quy Nhơn (full) (Trang 36)