Các chỉ tiêu đánh giá khả năng quản lý tài sản

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính tại Công ty TNHH Đức Trọng (Trang 51)

III. Lƣu chuyển tiền từ hoạt động tà

4. Các khoản phải thu

2.2.5.2. Các chỉ tiêu đánh giá khả năng quản lý tài sản

Bảng 2.6. Các chỉ tiêu đánh giá hả n ng quản tài sản của công ty giai đoạn 2011 – 2013

Chỉ tiêu N m 2011 N m 2012 N m 2013

Chênh ệch

2012/2011 2013/2012

Tuyệt đối Tƣơng đối Tuyệt đối Tƣơng đối

Số vòng luân chuyển hàng tồn kho (vòng/năm) 0,61 9.914.274,88 2,39 9.914.274,27 1.625.290.863,93 (9.914.272,49) (100,00) Thời gian luân chuyển kho

TB ( ngày) 587,56 150,66 (587,56) (100,00) 150,66 Hệ số trả nợ (lần) 7,00 17,13 1,37 10,13 144,71 (15,76) (92,00) Thời gian trả nợ TB (ngày) 51,43 21,01 261,97 (30,42) (59,15) 240,96 1.146,88 Số vòng quay của khoản phải

thu (vòng/ năm) 66,87 15,13 2,61 (51,74) (77,37) (12,52) (82,75)

Thời gian thu nợ TB (ngày) 5,38 23,80 138,18 18,42 342,38 114,38 480,59 Thời gian luân chuyển vốn

bằng tiển (ngày) 541,51 2,78 26,87 (538,73) (99,49) 24,09 866,55 Hiệu suất sử dụng TSNH 0,22 1,13 0,47 0,91 413,64 (0,66) (58,41) Hiệu suất sử dụng TSDH 4,28 2,57 0,80 (1,71) (39,95) (1,77) (68,87) Hiệu suất sử dụng t ng TS 0,21 0,78 0,30 0,57 271,43 (0,48) (61,54)

Đánh giá tình hình hàng tồn kho

Công ty TNHH Đức Trọng chọn một chu k kinh doanh là 1 năm tương đương 360 ngày. Năm 2011, số vòng quay hàng tồn kho của công ty là 0,61 vòng/năm, nhưng sang đến năm 2012 lại biến động mạnh tăng tới 9.914.274,27 vòng/năm so với năm 2012, tương đương với thời gian luân chuyển kho TB giảm 587,56 ngày. Nguyên nhân khiến cho số vòng quay hàng tồn kho năm 2012 tăng mạnh như vậy là do trong năm 2012 công ty nhận được hợp đồng xây dựng công trình Trường THCS Vạn Điểm và Trường tiểu học Vạn Điểm, đồng thời trong năm nay công ty cũng tiến hành xây dựng trụ sở mới của công ty nên phải sử dụng toàn bộ số nguyên vật liệu trong kho để đáp ứng cho các hạng mục trên khiến cho khoản mục hàng tồn kho giảm mạnh tới xấp xỉ 100%, trong khi đó giá vốn hàng bán lại tăng mạnh với tốc độ 251,59% đã kéo theo sự tăng mạnh của số vòng quay hàng tồn kho. Năm 2013, công ty đã nhập thêm nguyên vật liệu b sung để tiếp tục đáp ứng cho các công trình xây dựng Trường THCS Vạn Điểm và Trường tiểu học Vạn Điểm, cùng với chi phí sản xuất kinh doanh dở dang trước đó nên khoản mục hàng tồn kho tăng lên 2.790.443.701 đồng so với năm 2012, bên cạnh đó giá vốn hàng bán lại giảm xuống 22,58% là nguyên nhân khiến cho số vòng quay hàng tồn kho giảm xuống còn 2,39 vòng/năm và thời gian luân chuyển kho TB tăng 150,66 ngày.

Xét biến động 3 năm gần đây, tình hình luân chuyển hàng tồn kho đã được cải thiện từ năm 2011 đến năm 2013, nhưng số vòng quay hàng tồn kho trong năm 2011 và 2013 không lớn vẫn cho thấy doanh nghiệp sử dụng vốn trong khâu này chưa thực sự hiệu quả. Doanh nghiệp cần lên kế hoạch dự trữ hàng tồn kho hợp lý để tăng vòng quay vốn hơn nữa, tránh ứ động vốn trong khâu này, làm giảm hiệu quả kinh doanh.

Đánh giá hả n ng trả nợ

Nhìn vào biểu đồ 2.4 ta thấy, tình hình trả nợ của Công ty TNHH Đức Trọng trong giai đoạn 2011 – 2013 có nhiều bất n, tăng lên trong năm 2012 và giảm xuống trong năm 2013. Năm 2012, hệ số trả nợ của công ty là 17,13 vòng/năm, tăng 10,13 vòng/năm so với năm 2011, tương đương với thời gian trả nợ TB giảm 30,42 ngày. Nguyên nhân là do giá vốn hàng bán tăng 7.094.452.579 đồng, tương đương tăng 251,59% và chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 166.743.744 đồng, tương đương 22,33% trong khi phải trả người bán lại giảm 196.994.230 đồng, tương đương giảm 38,46% và thuế và các khoản phải nộp nhà nước chỉ tăng 319.495.744 đồng so với năm 2011 làm cho hệ số trả nợ của công ty tăng lên.

53

Biểu đồ 2.4. Hệ số trả nợ và thời gian trả nợ của công ty giai đoạn 2011 – 2013

Năm 2013, tuy chi phí quản lý doanh nghiệp của Công ty TNHH Đức Trọng tăng 25,02% nhưng giá vốn hàng bán lại đột ngột giảm xuống 32,74%, trong khi đó phải trả người bán lại tăng mạnh với tốc độ 1.700,98% và các khoản phải trả người lao động tăng 17.387.000 đồng là nguyên nhân khiến cho hệ số trả nợ giảm 15,76 vòng/năm so với năm 2012, tương đương thời gian trả nợ trung bình tăng 140,96 ngày, đạt mức 261,97 ngày. Hệ số trả nợ năm 2013 giảm xuống cho thấy công ty ngày càng chiếm dụng vốn nhiều hơn để thực hiện các khoản đầu tư trong ngắn hạn, tuy nhiên khả năng trả nợ của công ty vẫn đang ở mức an toàn và tương đối tốt.

Đánh giá tình hình các hoản phải thu

Giai đoạn 2011 – 2013, thời gian thu nợ TB của Công ty TNHH Đức Trọng có xu hướng tăng lên. Năm 2011 thời gian thu nợ TB là 5,38 ngày, sang đến năm 2012 là 23,8 ngày và 138,18 ngày vào năm 2013, tương đương với số vòng quay của khoản phải thu giảm dần từ 66,87 vòng/năm vào năm 2011 xuống còn 15,13 vòng/năm vào năm 2012 và 2,61 vòng/năm vào năm 2013. Nguyên nhân khiến cho thời gian thu nợ TB của công ty trong giai đoạn này có xu hướng tăng lên là do chính sách tín dụng thương mại nới lỏng khiến cho cả doanh thu thuần và phải thu khách hàng đều tăng mạnh, tuy nhiên, tốc độ tăng của doanh thu thuần năm 2012 là 315,91% nhỏ hơn tốc độ tăng của phải thu khách hàng là 1.738,33 nên đã khiến cho thời gian thu nợ TB tăng lên và số vòng quay khoản phải thu có xu hướng giảm xuống trong năm 2012. Năm

7,00 17,13 1,37 51,43 21,01 261,97 0 50 100 150 200 250 300 0 2 4 6 8 10 12 14 16 18

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Ngày Đồng

2013 mặc dù doanh thu thuần có xu hướng giảm với tốc độ 22,58% nhưng phải thu khách hàng lại tăng 349,56% khiến cho vòng quay khoản phải thu tiếp tục giảm xuống và thời gian thu nợ TB tăng lên. Mặc dù nởi lỏng chính sách tín dụng có thể khiến doanh thu từ bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty tăng lên đáng kể nhưng lại khiến cho doanh nghiệp bị khách hàng chiếm dụng vốn và phát sinh chi phí quản lý các khoản phải thu. Công ty nên cân nhắc để điều chỉnh chính sách tín dụng một cách phù hợp nhằm đem lại hiệu quả cao nhất cho công ty trong thời gian tới.

Biểu đồ 2.5. Số vòng quay hoản phải thu và thời gian thu nợ TB giai đoạn 2011 – 2013

Đánh giá thời gian uân chuyển vốn bằng tiền

Thời gian luân chuyển vốn bằng tiền phản ánh khoảng thời gian từ khi doanh nghiệp bỏ tiền ra thanh toán nguyên, vật liệu đầu vào tới khi doanh nghiệp được thu tiền về từ việc bán hàng hóa. Dựa vào bảng số liệu 2.6 ta có thể thấy thời gian luân chuyển vốn bằng tiền giai đoạn 2011 – 2013 có xu hướng bất n. Năm 2011, thời gian luân chuyển vốn bằng tiền là 541,51 ngày, sang đến năm 2012, mặc dù thời gian thu nợ TB tăng lên 18,41 ngày và thời gian trả nợ TB giảm 30,42 ngày nhưng thời gian luân chuyển kho TB lại giảm tới 587,56 ngày là nguyên nhân khiến cho thời gian luân chuyển vốn bằng tiền giảm xuống chỉ còn 2,78 ngày. Sang đến năm 2013, thời gian

66,87 15,13 2,61 5,38 23,80 138,18 0 10 20 30 40 50 60 70 80 0 20 40 60 80 100 120 140 160

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Vòng/năm Ngày

55

kho TB cũng tăng 150,66 ngày, lớn hơn tốc độ tăng của thời gian trả nợ TB là 240,96 ngày khiến cho thời gian luân chuyển vốn bằng tiền TB tăng thêm 24,08 ngày so với năm 2012, đạt giá trị 26,87 ngày. Nhìn chung trong giai đoạn 2011 – 2013 vòng quay tiền ở mức an toàn, năm 2012 và 2013 thời gian luân chuyển vốn bằng tiền đều ngắn hơn thời gian trả nợ TB cho thấy vốn bỏ ra được thu hồi rất nhanh, công ty thu hồi được nợ từ khách hàng trước khi phải trả tiền cho nhà cung cấp. Trong thời gian tới, công ty nên có những biện pháp để tiếp tục duy trì trạng thái này, ngoài ra nên tìm ra những giải pháp khác để cải thiện tốt hơn nữa trong việc quản lý dòng tiền vào và ra hiệu quả hơn, cải thiện thời gian của một vòng quay tiền.

Biểu đồ 2.6. Hiệu suất sử dụng tài sản của công ty giai đoạn 2011 – 2013

Đơn vị: Lần

Hiệu suất sử dụng tổng tài sản

Hiệu suất này phản ánh một cách khái quát nhất hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp giai đoạn 2011 – 2013. Năm 2012 hiệu suất này là 0,78 đồng, tương đương tăng 0,57 đồng so với năm 2011, ngh a là 1 đồng tài sản được sử dụng đem lại 0,21 đồng doanh thu thuần. Nguyên nhân khiến cho hiệu suất sử dụng t ng tài sản tăng lên là do năm 2012 doanh thu thuần của Công ty TNHH Đức Trọng tăng mạnh với tốc độ 315,91%, trong khi đó t ng tài sản chỉ tăng 12,57%. Năm 2013, t ng tài sản lại tiếp tục tăng với tốc độ 104,23% nhưng doanh thu thuần của công ty lại giảm 22,58% làm cho 1 đồng t ng tài sản đem vào hoạt động sản xuất kinh doanh chỉ thu được 0,3 đồng

0 1 1 2 2 3 3 4 4 5

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

0,22 1,13 0,47 4,28 2,57 0,80 0,21 0,78 0,30 Hiệu suất sử dụng TSNH Hiệu suất sử dụng TSDH Hiệu suất sử dụng tổng tài sản

doanh thu thuần, tương đương với hiệu suất sử dụng t ng tài sản giảm 0,49 đồng so với năm 2012. Cụ thể:

 Hiệu suất sử dụng TSNH

Qua chỉ tiêu đánh giá tình hình sử dụng TSNH ta có thể thấy hiệu suất sử dụng TSNH có xu hướng bất n trong giai đoạn 2011 – 2013. Cụ thể:

Năm 2011, hiệu suất sử dụng TSNH đạt 0,22 đồng, ngh a là 1 đồng TSNH được đưa vào phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh s thu được 0,22 đồng doanh thu thuần. Sang năm 2012, hiệu suất sử dụng TSNH đã tăng 0,91 đồng so với năm 2011. Nguyên nhân bởi vì năm 2012, doanh thu thuần đột biến tăng mạnh 315,91%, tương đương tăng 8.245.914.546 đồng, trong khi đó TSNH lại giảm 2.069.805.975 đồng, tương đương 17,68%. Điều này cho thấy hoạt động quản lý, sử dụng tài sản năm 2012 rất tốt, TSNH giảm xuống mà doanh thu thuần lại có thể tăng lên.

Năm 2013, doanh thu thuần lại bất ngờ giảm xuống 22,58%, tương đương giảm 2.451.341.632 đồng, trong khi TSNH lại biến động tăng mạnh tới 8.179.437.741 đồng, tương đương 84,97% khiến cho hiệu suất sử dụng TSNH năm 2013 giảm xuống so với năm 2012, giảm tới 0,65 đồng. Điều này tiếp tục cho thấy những thiếu sót trong công tác quản lý, sử dụng TSNH của công ty, tuy đầu tư thêm TSNH nhưng không những không đem lại mức tăng trưởng cho doanh thu thuần mà lại làm cho doanh thu thuần giảm xuống. Công ty cần tăng cường đẩy nhanh tiến độ tiêu thụ hàng hóa, khắc phục tình trạng ứ đọng thành phẩm cũng như nhanh chóng thu hồi các khoản phải thu để đưa vốn vào hoạt động sản xuất kinh doanh giúp tăng hiệu suất sử dụng TSNH.

 Hiệu suất sử dụng TSDH

Nhìn vào bảng 2.6 và biểu đồ 2.6 ta thấy, trong giai đoạn 2011 – 2013, hiệu suất sử dụng TSDH có xu hướng giảm xuống.cụ thể:

Năm 2011, hiệu suất sử dụng TSDH là 4,28 đồng, ngh a là 1 đồng TSDH đem phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh thu được 4,28 đồng doanh thu thuần. Đến năm 2012, hệ số này đã giảm 1,71 đồng so với năm 2011. Mặc dù trong năm 2012, doanh thu thuần tăng mạnh 8.245.914.546 đồng, tương đương 315,91% so với năm 2011 nhưng hiệu suất sử dụng TSDH vẫn giảm xuống do TSDH tăng tới 593,55%, tương đương với mức tăng 3.617.525.329 đồng. Sang năm 2013, hiệu suất này lại tiếp tục giảm xuống do doanh thu thuần giảm 2.451.341.632 đồng so với năm 2012, trong khi TSDH lại tăng thêm tới 6.272.025.258 đồng, 1 đồng TSDH đem vào sử dụng chỉ thu được 0,8 đồng doanh thu thuần, ngh a là so với năm 2012 đã giảm 1,77 đồng.

Nhận xét: Nhìn chung ta thấy hiệu suất sử dụng t ng tài sản của Công ty TNHH Đức Trọng đang ở mức thấp, tài sản đem vào sử dụng phục vụ hoạt động sản xuất kinh

57

doanh không đem lại doanh thu cao, tuy nhiên, cũng phải nói đến do đặc thù nghành nghề kinh doanh của Công ty TNHH Đức Trọng là một công ty kinh doanh về l nh vực xây dựng, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008, đặc biệt bong bóng nhà đất bị vỡ khiến bất động sản thế giới đóng băng, gần đây l nh vự bất động sản mới ấm dần lên, chính vì thế hiệu suất sử dụng tài sản của Công ty TNHH Đức Trọng ở mức như vậy là hoàn toàn dễ hiểu và có thể chấp nhận được. Tuy nhiên, trong thời gian sắp tới, ban lãnh đạo công ty cần có những biện pháp nhằm nhanh chóng nâng cao hiệu suất sử dụng tài sản, tạo dựng uy tín của công ty trên thị trường.

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính tại Công ty TNHH Đức Trọng (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)