Áp dụng mô hình ABC trong công tác quản lý hàng tồn kho

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty TNHH dược phẩm Ngân Hà (Trang 69)

- Ph n tích chỉ tiêu Capacity – Năng lực:

3.2.4.Áp dụng mô hình ABC trong công tác quản lý hàng tồn kho

Hàng tồn kho chiếm tỷ trọng trong tổng tài sản ngắn hạn tại Công ty trách nhiệm hữu hạn Dược phẩm Ngân Hà, làm phát sinh chi phí bảo quản và các chi phí kho bãi. Công ty nên áp dụng mô hình quản lý hàng tồn kho ABC vì đây là một mô hình phù hợp với điều kiện sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Tiêu chuẩn để xếp các loại hàng tồn kho vào các nhóm là:

- Nhóm A: Bao gồm các loại hàng có giá trị từ 60-80% tổng giá trị tồn kho, nhưng về số lượng chỉ chiếm 15-20% tổng số hàng tồn kho

- Nhóm B: gồm các loại hàng có giá trị hàng năm từ 25-30% tổng giá trị hàng tồn kho nhưng về sản lượng chúng chiếm từ 30-50% tổng số hàng tồn kho.

- Nhóm C: gồm những loại hàng có giá trị hàng năm nhỏ, giá trị hàng năm chỉ chiếm 5-10% tổng giá trị tồn kho. Tuy nhiên về số lượng chúng lại chiếm khoảng 30- 55% tổng số hàng tồn kho.

Bảng 3.7. Bảng ph n loại tồn kho trong công ty

Loại hàng hóa % số lƣợng % giá trị Loại

Dược phẩm, mỹ phẩm, nguyên phụ liệu: Các loại thuốc chữa bệnh nội địa và thuốc nhập khẩu, thực phẩm chức năng, mỹ phẩm, xà phòng, chất tẩy rửa, làm bong và chế phẩm vệ sinh (trừ mỹ phẩm có hại cho sức khỏe con người).

30 55 A

Hoá chất và vật tư y tế: Hoá chất xét nghiệm, sinh phẩm, test xét nghiệm, hoá chất phòng chống dịch…

30 37 B

Dụng cụ, phim: Các dụng cụ phẫu thuật: dao mổ, kéo,kẹp, bơm kim tiêm, hộp đựng dụng cụ y tế và các sản phẩm chỉ dùng một lần…

40 8 C

Tổng 100 100

Biểu đồ 3.1. Mô hình ABC

Đơn vị tính: %

Từ mô hình này có thể thấy được rằng nhóm A bao gồm các mặt hàng là dược phẩm, mỹ phẩm, nguyên phụ liệu: Các loại thuốc chữa bệnh nội địa và thuốc nhập khẩu, thực phẩm chức năng, mỹ phẩm, xà phòng, chất tẩy rửa, làm bong và chế phẩm vệ sinh (trừ mỹ phẩm có hại cho sức khỏe con người) tuy về mặt số lượng chiếm tỷ trọng thấp hơn nhưng lại chiếm tỷ trọng lớn nhất về giá trị. Đây là nhóm mặt hàng rất

0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% 0% 20% 40% 60% 80% 100% % giá trị % số lƣợng A B C

dễ bị giảm chất lượng dẫn đến giảm giá trị nếu để ở những nơi ẩm thấp, tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời. Do đó nhóm A cần được quan tâm và quản lý cẩn thận.

Qua kỹ thuật ABC có thể thấy được nên đầu tư trọng tâm vào mặt hàng A nhiều hơn do giá trị đem lại cao hơn. Vì vậy Công ty phải dành các nguồn tiềm lực để mua hàng nhóm A nhiều hơn so với nhóm B và nhóm C. Đối với nhóm A hợp tác xã nên thực hiện thường xuyên kiểm toán mỗi tháng một lần.

Nếu giả sử Công ty có 100.000 sản phẩm A, trong đó bao gồm 35.000 hộp thuốc nội, 25.000 hộp thuốc ngoại, 10.000 hộp thực phẩm chức năng và 30.000 lọ hóa mỹ phẩm. Như vậy, có thể tính toán được lượng hàng phải kiểm toán mỗi ngày là bao nhiêu, được thể hiện trong bảng sau:

Bảng 3.8. Kế hoạch quản lý hàng tồn kho

Nhóm hàng Số lượng Chu kỳ kiểm toán Lượng hàng phải kiểm toán mỗi ngày

A 100.000sp

M i tháng (20 ngày)

- Thuốc nội địa 35.000 hộp 1.750 hộp/ngày

- Thuốc nhập ngoại 25.000 hộp 1.250 hộp/ngày - Thực phẩm chức năng 10.000 hộp 500 hộp/ngày - Hóa mỹ phẩm 30.000 lọ 1.500 lọ/ngày TỔNG 5000 sản phẩm/ngày

Bảng kế hoạch quản lý hàng tồn kho này giúp các báo cáo tồn kho được chính xác, tránh nhầm lẫn do nhân viên thường xuyên thực hiện các chu kỳ kiểm toán của từng nhóm hàng. Có thể áp dụng các dự báo khác nhau theo mức độ quan trọng của các nhóm hàng khác nhau.

KẾT LUẬN

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế diễn ra nhanh chóng, các doanh nghiệp muốn nâng cao năng lực cạnh tranh, xác lập vị thế trên thị trường đòi hỏi phải nỗ lực trong mọi hoạt động, đặc biệt trong công tác sử dụng tài sản. Hoạt động sử dụng tài sản ngắn hạn hiệu quả giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu kinh doanh. Vì vậy, để hoà nhập với xu thế phát triển kinh tế của đất nước, công tác sử dụng tài sản ngắn hạn không ngừng được đổi mới và hoàn thiện về phương pháp cũng như nội dung.

Qua thời gian nghiên cứu, tìm hiểu thực trạng hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại Công ty TNHH Dược phẩm Ngân Hà, khóa luận: “N ng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại Công ty TNHH Dƣợc phẩm Ngân Hà” đã được hoàn thành.

Với sự cố gắng nỗ lực trong nghiên cứu lý luận và tìm hiểu tình hình thực tế, cùng với sự giúp đỡ nhiệt tình của giáo viên hướng dẫn, đề tài đã thể hiện được nội dung và yêu cầu đặt ra. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Những nội dung cơ ản đƣợc để cập trong đề tài:

+ Những vấn đề lý luận cơ bản về tài sản ngắn hạn và hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn trong nền kinh tế thị trường.

+ Đánh giá được thực trạng hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn của Công ty TNHH Dược phẩm Ngân Hà trong ba năm qua, từ đó tìm ra những nguyên nhân gây ra hạn chế trong công tác sử dụng tài sản ngắn hạn của Công ty để tìm ra giải pháp hoàn thiện.

+ Đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại Công ty TNHH Dược phẩm Ngân Hà.

Hy vọng khóa luận đóng góp phần nào giúp Công ty TNHH Dược phẩm Ngân Hà sử dụng tài sản ngắn hạn ngày càng hiệu quả hơn, mang lại kết quả kinh doanh tốt hơn và Công ty ngày càng lớn mạnh.

Hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn luôn là một vấn đề rộng và phức tạp, tuy đã cố gắng song do trình độ hiểu biết và thời gian nghiên cứu có hạn nên khóa luận không thể tránh khỏi việc thiếu sót, em mong nhận được sự chỉ bảo của các thầy cô giáo, các nhà khoa học và những ai quan tâm đến vấn đề này.

PHỤ LỤC

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty TNHH dược phẩm Ngân Hà (Trang 69)