Quản lý khoản phải thu khách hàng là một vấn đề rất quan trọng và phức tạp trong công tác quản lý tài chính doanh nghiệp của tất cả các doanh nghiệp. Đặc biệt với Công ty trách nhiệm hữu hạn Dược phẩm Ngân Hà khi các khoản phải thu luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản ngắn hạn (trên 30%). Việc tăng khoản phải thu từ khách hàng kéo theo việc gia tăng các khoản chi phí quản lý nợ, chi phí thu hồi nợ, chi phí trả lãi tiền vay để đáp ứng nhu cầu vốn thiếu do vốn của doanh nghiệp bị khách hàng chiếm dụng. Hơn nữa, tăng khoản phải thu làm tăng rủi ro đối với doanh nghiệp dẫn đến tình trạng nợ quá hạn khó đòi hoặc không thu hồi được do khách hàng vỡ nợ, gây mất vốn của doanh nghiệp. Vì vậy, ngoài việc đã đưa ra một chính sách tín dụng hợp lý doanh nghiệp sẽ thu hút được khách hàng, làm tăng doanh thu và lợi nhuận thì doanh nghiệp cũng cần phải có những biện pháp theo dõi các chính sách tín dụng trên đang hoạt động như thế nào, có đem lại hiệu quả không, thời hạn khách hàng vay có quá thời hạn mà Công ty hiện đang cung cấp hay không. Dưới đây là một số biện pháp hỗ trợ Công ty trong việc quản lý chính sách tín dụng khách hàng.
Trên thực tế, là một doanh kinh doanh dịch vụ, Công ty đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn thì việc tăng cường tín dụng thương mại là một biện pháp tốt giúp tăng doanh thu bán hàng. Tuy nhiên, mức tăng 8,92% các khoản phải thu trong năm 2013. Điều này có thể nảy sinh các chi phí khác như chi phí quản lý nợ, rủi ro có thể gặp phải khi khách hàng không thanh toán nợ sẽ phát sinh là những vấn đề mà công ty phải đối mặt khi quyết định nới rộng tín dụng thương mại.
Vì vậy, để đáp ứng nhu cầu hưởng tín dụng thương mại của khách hàng, công ty đã đa dạng hóa các chính sách tín dụng. Tuy nhiên, việc áp dụng sai cho từng đối tượng khách hàng sẽ dẫn đến những rủi ro và hậu quả lớn trong tương lai. Vậy nên, Công ty cần thu thập thông tin, phân tích chính xác, phân loại hợp lý các nhóm khách hàng để đưa ra các chính sách tối ưu nhất. Hiện nay, Công ty trách nhiệm hữu hạn Dược phẩm Ngân Hà có thể sử dụng phương pháp phân tích đánh giá cho điểm khách hàng 3C để phân loại nhóm khách hàng. Cụ thể như sau:
Bƣớc 1: Thu thập số liệu: Công ty đưa ra yêu cầu cho khách hàng cung cấp báo
cáo tài chính doanh nghiệp 3 năm gần nhất, số liệu thu thập nên đầy đủ để đưa ra kết quả chính xác tương đối hơn.
Bƣớc 2: Phân tích và đánh giá qua các chỉ tiêu: 3C – “Character – Đặc điểm”,
“Capital – Vốn”, “Capacity – Năng lực”.