Quy mô cơ cấu tài sản ngắn hạn tại Công ty trách nhiệm hữu hạn Dược phẩm Ngân Hà

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty TNHH dược phẩm Ngân Hà (Trang 35)

Tỷ trọng nợ phải trả và vốn chủ sở hữu trong tổng nguồn vốn cũng đang có sự biến đổi theo chiều hướng giảm nhanh nợ phải trả và nguồn vốn chủ sở hữu giảm nhưng giảm không đều, điều này dẫn đến sự thay đổi trong cơ cấu tổng nguồn vốn. Cụ thể năm 2011, tỷ trọng nợ phải trả là 36,10%, nguồn vốn chủ sở hữu là 63,90% trong tổng nguồn vốn. Tuy nhiên sang năm 2012 và năm 2013, tỷ trọng nợ phải trả ngày càng giảm xuống do quy mô hàng năm giảm nhanh. Cụ thể năm 2012 và năm 2013, tỷ trọng nợ phải trả trong tổng nguồn vốn lần lượt là 23,82% và 1,45%, tương ứng là tỷ trọng vốn chủ sở hữu lần lượt là 76,18% và 98,55%. Qua phân tích cơ cấu tổng nguồn vốn ta thấy nguồn vốn chủ sở hữu ngày càng chiếm tỷ trọng lớn hơn trong tổng nguồn vốn, năm 2013, tỷ trọng của nguồn vốn này đã gần chiếm trọn tổng nguồn vốn. Điều đó cho thấy sự thay đổi trong công tác sử dụng nguồn vốn cho hoạt động đầu tư vào tài sản ngắn hạn khi dùng phần lớn nguồn vốn dài hạn để tài trợ cho tài sản.

2.2. Thực trạng hiệu quả sử dụng tổng tài sản tại Công ty trách nhiệm hữu hạn Dƣợc phẩm Ngân Hà Dƣợc phẩm Ngân Hà

2.2.1. Quy mô cơ cấu tài sản ngắn hạn tại Công ty trách nhiệm hữu hạn Dược phẩm Ngân Hà phẩm Ngân Hà

Bảng 2.4. Quy mô và cơ cấu tài sản ngắn hạn tại Công ty trách nhiệm hữu hạn Dƣợc phẩm Ng n Hà

Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm 2013 Năm 2012 Năm 2011

Giá trị Tỷ trọng (%) Tăng so với năm 2012 Giá trị Tỷ trọng (%) Tăng so với năm 2011 Giá trị Tỷ trọng (%) 1. Tiền và các khoản tương đương tiền 689 8,96 526,36 110 1,11 (74,06) 424 3,51 2. Các khoản phải thu ngắn hạn 3.892 50,59 8,29 3.594 36,22 (27,28) 4.942 40,78 - Phải thu khách hàng 3.659 47,56 2,81 3.559 35,86 (22,61) 4.599 37,95 - Trả trước cho người bán 233 3,03 676,67 30 0,30 (91,25) 343 2,83 - Các khoản phải thu khác 0 0,00 (100,00) 5 0,05 - 0 0,00 3. Hàng tồn kho 3.146 40,89 (49,22) 6.195 62,42 (6,50) 6.626 54,68 4. Tài sản ngắn hạn khác (34) (0,44) (236,00) 25 0,25 (80,00) 125 1,03 TÀI SẢN NGẮN HẠN 7.693 100 -22,48 9.924 100 (18,11) 12.118 100

(Nguồn: Số liệu được tính từ Báo cáo tài chính Công ty)

Dựa vào bảng 2.4, ta có thể thấy quy mô tài sản ngắn hạn của Công ty qua 3 năm phân tích đang có xu hướng liên tục, năm sau giảm nhanh hơn năm trước. Năm 2012, tài sản ngắn hạn giảm từ 12.118 triệu đồng xuống còn 9.924 triệu đồng (giảm 2.194 triệu đồng, tương ứng vơi tốc độ giảm 18,11%) so với năm 2011. Sang đến năm 2013, quy mô tài sản ngắn hạn tiếp tục giảm xuống, tuy nhiên mức độ giảm lại nhanh

hơn so với mức độ giảm của năm 2012 khi giảm thêm 22,48%. Nguyên nhân của sự thay đổi này vừa do sự điều chỉnh của Công ty nhằm mục đích đem lại doanh thu và lợi nhuận cao hơn với chi phí sử dụng tài sản ngắn hạn thấp, làm tăng hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn, sử dụng hết năng lực của tài sản. Ngoài sự thay đổi do xuất phát từ chiến lược kinh doanh còn do sự thay đổi trong việc kiểm soát các chi phí quản lý, đáp ứng nhu cầy thanh toán, thu - chi nên Công ty đã có sự điều chỉnh các khoản mục trong tài sản ngắn hạn sao cho phù hợp với hoạt động kinh doanh. Trong đó khoản phải thu luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu tài sản ngắn hạn, kế đến là hàng tồn kho, tiền và các khoản tương đương tiền và cuối cùng là tài sản ngắn hạn khác.

Tiền và các khoản tương đương tiền: năm 2011, khoản mục này chiếm tỷ trọng 3,51% trong tổng tài sản ngắn hạn và có xu hướng tăng nhưng tăng không đều về những năm tiếp theo. Năm 2012, tiền và các khoản tương đương tiền giảm từ 424 triệu đồng xuống còn 110 triệu đồng vào năm 2011, lúc này tỷ trọng tiền và các khoản tương đương tiền tại Công ty chỉ còn 1,11%. Tuy nhiên, sang năm 2013, lượng tiền tại Công ty đã tăng lên mức 689 triệu đồng, tăng 526,36%, tức là tăng 6,26 lần so với năm 2012. Lúc này, tỷ trọng tiền đã tăng lên mức 8,96% trong tổng tài sản ngắn hạn. Ta có thể thấy trong 3 năm năm phân tích, dự trữ tiền mặt tăng trong khi dự trữ tài sản ngắn hạn của Công ty lại có xu hướng giảm, do đó sự suy giảm của tài sản ngắn hạn không phải đến từ lượng tiền tại công ty giảm mà có thể do các chỉ tiêu thành phần khác giảm mạnh. Lượng dự trữ tiền tăng cho thấy càng ngày Công ty càng có nhu cầu sử dụng tiền mặt nhiều hơn trong hoạt động thu – chi hàng ngày. Tuy nhiên, việc Công ty điều chỉnh tăng lượng dự trữ tiền mặt trong ngắn hạn có thể giúp doanh nghiệp thuận tiện trong việc thanh toán các chi phí thường xuyên, nhưng trong dài hạn có thể khiến cho doanh nghiệp mất đi các chi phí cơ hội dùng tiền để đầu tư vào các hoạt động sinh lời khác.

Các khoản phải thu: Các khoản phải thu luôn là khoản mục chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng tài sản ngắn hạn, năm 2011 là 40,78%, năm 2012 là 36,22% và năm 2013 là 50,59%. Như vậy có nghĩa là một tỷ lệ rất lớn tài sản ngắn hạn của Công ty đang tồn đọng dưới dạng các khoản phải thu, bị khách hàng chiếm dụng. Và mặc dù nhìn vào con số cụ thể, nhìn chung ta thấy trong ba năm phân tích, mặc dù tỷ trọng các khoản phải thu ngắn hạn có xu hướng chung là tăng nhưng đi vào sâu hơn ta thấy, năm 2013 quy mô các khoản phải thu năm 2013 đã giảm đi so với năm 2011. Điều này cho thấy Công ty đang có những biện pháp tích cực trong việc thu hồi công nợ. Khoản phải thu năm 2011 đạt giá trị 4.942 triệu đồng, nhưng sang năm 2012 đã giảm xuống còn 3.594 triệu đồng, tương ứng giảm 27,28%; tuy nhiên, năm 2013, các khoản phải thu tại Công ty đã tăng nhẹ lên mức 3.892 triệu đồng, tương ứng tăng 8,29%. Sự thay đổi theo

chiều hướng chung là giảm của các khoản phải thu xuất phát từ sự thay đổi giá trị các khoản mục thành phần cấu thành nên khoản phải thu tại Công ty.

Khoản phải thu ngắn hạn hiện nay của Công ty bao gồm khoản phải thu khách hàng, trả trước cho người bán và các khoản phải thu khác, trong đó khoản phải thu khách hàng chiếm tỷ trọng cao nhất (năm 2013 chiếm 47,56% tổng tài sản ngắn hạn).

Là một công ty kinh doanh dược phẩm, vật tư ý tế nên Công ty TNHH Dược phẩm Ngân Hà thường xuyên có các hoạt động giao dịch mua bán với tần suất khá dày đặc, chính vì vậy nhu cầu cần vốn cho hoạt động mua bán lớn. Để đảm bảo có tiền để quay vòng tài sản, hiện nay công ty đang sử dụng một chính sách tín dụng được đánh giá là khá chắc chắn, trong chính sách tín dụng này bao gồm các tiêu chuẩn tín dụng, thời hạn bán chịu, chính sách chiết khấu và chính sách thu tiền.

Đối với hoạt động kinh doanh thiết bị vật tư, dụng cụ y tế có thời gian giao hàng lâu hơn, Công ty TNHH Dược phẩm Ngân Hà có chính sách tín dụng với điều kiện bán hàng trả chậm trong 90 ngày (có chiết khấu dành cho trường hợp thanh toán sớm hóa đơn mua hàng). Điều kiện bán hàng được áp dụng là “1/10 net 90”. Như vậy, Công ty đã áp dụng thời hạn bán chịu là 90 ngày, đồng thời có thực hiện chiết khấu 1% giá trị hợp đồng (lớn hơn 5 tỷ đồng) nếu khách hàng thanh toán trong vòng 10 ngày đầu tiên.

Đối với hoạt động kinh doanh dược phẩm, Công ty áp dụng chính sách tín dụng với điều kiện bán hàng trả chậm khắt khe hơn do hoạt động này thường diễn ra nhanh chóng, khách hàng thường nhận được hàng sau một đến hai ngày kể từ ngày kí hợp đồng. Điều kiện bán hàng được áp dụng là “0,5/1 net 30”. Như vậy, Công ty đã áp dụng thời hạn bán chịu là 30 ngày, đồng thời có thực hiện chiết khấu 0,5% giá trị hợp đồng (lớn hơn 1 tỷ đồng) nếu khách hàng thanh toán trong vòng 10 ngày đầu tiên.

Thực tế cho thấy, khoản phải thu khách hàng của Công ty từ năm 2011 đến năm 2013 đang có xu hướng giảm nhưng vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất trong các khoản phải thu ngắn hạn nói riêng và trong tài sản ngắn hạn nói chung. Khoản phải thu khách hàng giảm cho thấy công tác thu hồi công nợ đang hoạt động có hiệu quả, tuy nhiên có thể thấy tốc độ giảm khá chậm và không ổn định. Tỷ trọng phải thu khách hàng mặc dù giảm nhưng vẫn còn rất lớn khiến cho công ty gặp khó khăn trong công tác thu hồi vốn kinh doanh, nguồn vốn bị chiếm dụng này hàng năm vẫn gây ra cho công ty những chi phí cơ hội lớn.

Khoản trả trước cho người bán chiếm tỷ trọng lớn thứ hai trong số các khoản phải thu ngắn hạn. Từ năm 2011 đến năm 2013, khoản trả trước cho người bán đang có xu hướng giảm dần và biến động. Cụ thể, năm 2012, doanh thu thuần của công ty giảm do hoạt động bán hàng chậm, vì thế công ty giảm nhập thêm hàng hóa, biểu hiện ở số tiền đặt trước cho người bán giảm từ 343 triệu đồng xuồng còn 30 triệu đồng,

giảm 91,25% so với năm 2011. Năm 2013, mặc cho tình hình kinh doanh của công ty vẫn có dấu hiệu suy giảm, doanh thu thuần giảm, nhưng để phục vụ cho hoạt động kinh doanh sau này, công ty mạnh dạn đặt mua hàng nhiều hơn, lượng tiền đặt trước cho khách hàng đã tăng thêm 203 triệu đồng, tương ứng tăng 676,67%, tăng 7,77 lần so với năm 2012. Việc Công ty đặt cọc trước tiền hàng cho người bán đem lại cho doanh nghiệp một khoản tiền chiết khấu thanh toán. Tuy nhiên, việc ứng trước quá nhiều cũng gây nên khoản chi phí cơ hội sử dụng số tiền vào các hoạt động sinh lời khác. Do đó, trước khi quyết định ứng trước tiền hàng cho người bán, Công ty cần xác định trước những lợi ích và chi phí của khoản tiền đó đem lại.

Các khoản phải thu khác trong công ty chiếm một tỷ trọng rất nhỏ trong tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp. Trong ba năm phân tích, các khoản phải thu khác chỉ phát sinh duy nhất vào năm 2012 với giá trị 5 triệu đồng, chiếm 0,05% cơ cấu tài sản ngắn hạn.

Hàng tồn kho: Hàng tồn kho chiếm tỷ trọng lớn thứ hai trong tổng tài sản ngắn hạn (năm 2011 là 54,68%,tăng 7,74% so với năm 2012 là 62,42% và năm 2013 là 40,89% giảm 21,53% so với năm 2012). Những năm trước đó, hàng tồn kho luôn là chỉ tiêu có tỷ trọng lớn nhất trong tài sản ngắn hạn tại Công ty. Cụ thể năm 2011, hàng tồn kho tại Công ty là 6.626 triệu đồng. Tuy nhiên, càng về những năm sau đó, lượng hàng tồn kho đã suy giảm khá nhanh. Năm 2013, hàng tồn kho tại Công ty chỉ là 3.146 triệu đồng, giảm 49,22% so với năm 2012. Đây chính là một trong những nguyên nhân chính khiến cho quy mô tài sản ngắn hạn tại Công ty giảm nhanh đến như vậy. Ta thấy mặc dù hàng tồn kho đang giảm nhưng so với tài sản ngắn hạn thì khoản mục này vẫn chiếm một tỷ trọng rất lớn trong cơ cấu tài sản ngắn hạn. Nguyên nhân là do đặc thù là DN chuyên cung cấp dược phẩm, mỹ phẩm, vật tư y tế, nên việc dự trữ hàng hóa để đáp ứng kịp thời cho các đơn hàng là điều hết sức cần thiết. Tuy nhiên, việc dự trữ tồn kho có thể gây ra các chi phí không cần thiết như chi phí bảo quản và không giúp DN sinh lời. Chính vì vậy, trong những năm qua, Công ty chủ yếu dự trữ các mặt hàng là dược phẩm, mỹ phẩm. Đây là các mặt hàng Công ty thường xuyên tiến hành hoạt động mua bán; còn các mặt hàng vật tư ý tế do có giá thành cao nên Công ty chủ yếu dự trữ ở mức độ vừa phải, khi có các đơn hàng lớn thì Công ty mới tiến hành nhập hàng. Đây cũng chính là nguyên nhân kéo dài thời hạn thanh toán trả chậm cho các mặt hàng thiết bị, vật tư y tế. Tuy nhiên, việc xác định cho doanh nghiệp một lượng dự trữ tối ưu, đồng thời đưa ra các biện pháp bảo quản riêng biệt cho từng mặt hàng cụ thể còn chưa được xây dựng một cách có khoa học mà chủ yếu dựa vào sự hướng dẫn bảo quản từ đơn vị cung cấp. Do vậy, đơn vị cần có kế hoạch cụ thể về lượng đặt hàng tối ưu, tránh dự trữ quá nhiều, đồng thời đưa ra biện pháp quản lý thích hợp, đẩy nhanh tốc độ bán hàng và hoàn thành hợp đồng nhằm giảm đến mức tối thiểu khoản mục hàng tồn kho.

Tài sản ngắn hạn khác: Các tài sản ngắn hạn còn lại trong Công ty chiếm tỷ trọng khá nhỏ trong tổng tài sản ngắn hạn, trong đó chủ yếu là thuế giá trị gia tăng được khấu trừ. Sự suy giảm của khoản mục trong 3 năm phân tích cho thấy các khoản thuế phải thu Nhà nước đã dần được thu hồi dần. Tuy nhiên, năm 2013, tài sản ngắn hạn khác đạt giá trị âm cho thấy Công ty đang nợ thuế Nhà nước là 34 triệu đồng. Tài sản ngắn hạn khác qua ba năm giảm khiến cho tỷ trọng của chi tiêu này trong tài sản ngắn hạn cũng giảm đi rõ rệt. Cụ thể là tỷ trọng tài sản ngắn hạn khác đã giảm từ 1,03% ở năm 2011 xuống còn (0,44)% vào năm 2013, cho thấy Công ty lạm thu khoản thuế phải thu Nhà nước trong hoạt động nhập khẩu, bán vật tư ý tế, dược phẩm.

Như vậy, qua phân tích cơ cấu tài sản ngắn hạn tại Công ty, ta có thể nhận thấy xu hướng chung của Công ty là tăng lượng tiền mặt nhưng tăng không đều, hạn chế đầu tư tài chính ngắn hạn và giảm các khoản phải thu cũng như giảm lượng dự trữ hàng tồn kho. Có thể thấy một số chuyển biến tích cực tuy nhiên vẫn còn những điểm chưa hợp lý như: Dự trữ tăng hàng tồn kho gây chi phí không cần thiết; các khoản phải thu chiếm tỷ trọng lớn gây giảm khả năng thanh toán bằng tiền.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty TNHH dược phẩm Ngân Hà (Trang 35)