Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại Công ty trách nhiệm hữu hạn Dược phẩm Ngân Hà

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty TNHH dược phẩm Ngân Hà (Trang 40)

hữu hạn Dược phẩm Ngân Hà

2.2.2.1. Chỉ tiêu tổng hợp

Bảng 2.5. Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng tổng tài sản

Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2012 Năm 2011 Chênh lệch 2013/2012 2012/2011

Hiệu suất sử dụng tổng tài sản (Lần) 2,15 2,03 1,71 0,12 0,33 Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản ROA

(%) 0,27 0,62 0,30 (0,35) 0,32

(Nguồn: Số liệu tính được từ Báo cáo Tài chính)

(1) Hiệu suất sử dụng tổng tài sản

Nhìn vào bảng phân tích 2.5 có thể thấy được hiệu suất sử dụng tài sản đang có xu hướng tăng liên tục. Cụ thể như sau:

Năm 2011 hiệu suất sử dụng của tổng tài sản là 1,71 lần, sang năm 2012 chỉ tiêu tăng lên mức 2,03 lần. Ở đây có thể hiểu rằng một đồng tài sản đưa vào hoạt động kinh doanh năm 2011 thì thu được 1,71 đồng doanh thu thuần trong năm 2011. Và sang đến năm 2012, một đồng tài sản đưa vào hoạt động kinh doanh năm đã thu được 2,03 đồng doanh thu thuần, nhiều hơn năm 2011 là 0,33 đồng. Chỉ số này tăng do tốc độ giảm của doanh thu thuần năm 2012 giảm chậm hơn so với tổng tài sản. Cụ thể, năm 2012 doanh thu thuần giảm từ 22.450 triệu đồng xuống còn 22.196 triệu đồng (giảm 1,13%) trong khi tổng tài sản giảm nhanh hơn khi giảm từ 13.156 triệu đồng xuống còn 10.914 triệu đồng (giảm 17,04%). Điều này cho thấy mặc dù doanh thu

thuần giảm nhưng do mức độ đầu tư vào tài sản giảm nhanh đã khiến cho hiệu quất sử dụng tài sản tăng lên, tức là năm 2012, một đồng tài sản đem đầu tư đã mang lại nhiều đồng doanh thu hơn so với năm 2011.

Giai đoạn năm 2012 đến năm 2013: Công ty tiếp tục giảm đầu tư vào tài sản được thể hiện ở con số tăng trưởng âm 22,47% trong năm 2013. Trong năm, Công ty tình hình bán hàng giảm, doanh thu thuần năm 2013 giảm 17,90% so với năm 2012. Có thể thấy tốc độ giảm của tài sản nhanh hơn so với tốc độ giảm của doanh thu đã làm cho hiệu suất sử dụng tổng tài sản tăng lên mức 2,15 lần trong năm 2013, tức là năm 2013, một đồng tài sản bỏ ra đầu tư thu được 2,15 đồng doanh thu thuần. Nhưng năm trước đó, Công ty nhận thấy việc đầu tư quá nhiều vào tài sản trong khi doanh thu thuần giảm đã khiến cho Công ty lãng phí vốn quá nhiều. Để khác phục tình hình trên, Công ty đã tiến hành giảm đầu tư vào tài sản, mặc dù hành động này đã khiến cho hoạt động kinh doanh bị ảnh hưởng, điển hình là doanh thu thuần đã giảm. Tuy nhiên, so với mức doanh thu đạt được trên số vốn bỏ ra, Công ty đã thu được một tín hiệu khả quan hơn so với những năm trước, khi mà hiệu suất sử dụng tài sản đã tăng lên, tính tương xứng của doanh thu so với vốn đầu tư đã có dấu hiệu tốt hơn. Dựa vào những con số trong bảng 2.5 ta dễ dàng nhận thấy việc đầu tư vào tài sản của Công ty qua ba năm đã mang lại được hiệu quả cao khi đầu tư vào tài sản ít nhưng thu được doanh thu lớn.

(2) Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản

Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả việc sử dụng tài sản trong hoạt động kinh doanh của công ty và cũng là một thước đo để đánh giá năng lực quản lý của ban lãnh đạo công ty. Từ năm 2011 đến năm 2013, tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản thấp và có xu hướng giảm nhưng không đều.

Năm 2011, tỷ suất lợi nhuận trên tài sản của Công ty là 0,30% nhưng đến năm 2012 thì tỷ suất này tăng lên mức 0,62% (tăng so với năm 2011 là 0,32%), tức là cứ 100 đồng tài sản được đầu tư thì Công ty thu về 0,62 đồng lợi nhuận sau thuế vào năm 2012, nhiều hơn năm 2011 là 0,32 đồng. Mặc dù ROA tăng nhưng giá trị còn quá thấp cho thấy nhìn chung với số vốn công ty bỏ ra thì việc thu lại lợi nhuận chưa cao, hiệu quả sử dụng tài sản thấp.

Năm 2013, tỷ suất này lại giảm xuống còn 0,27%. Nhận thấy sự biến thiên của tỷ suất sinh lời tổng tài sản như vây, cho thấy Công ty chưa duy trì được một mức lợi nhuận ổn định. Đây có thể coi là một con số vô cùng thấp khi 100 đồng tài sản được đem ra đầu tư chỉ thu về 0,27 đồng lợi nhuận sau thuế. Do đó, trong thời gian tới, Công ty cần có những biện pháp khai thác năng lực sản xuất của tài sản.

Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản thông qua mô hình phân tích Dupont

Muốn lý giải diễn biến quá khứ của ROA của Công ty, hay dự báo giá trị tương lai của ROA phải cẩn thận lưu ý đến tổ hợp lợi nhuận ròng, doanh thu và tổng tài sản của công ty. Đi phân tích cụ thể sau đây sẽ giúp ta hiểu rõ lý do.

Bảng 2.6. Mức độ ảnh hƣởng của ROS và Hiệu suất sử dụng tài sản lên ROA

Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2012 Năm 2011

ROS (%) 0,13 0,31 0,18

HS SỬ DỤNG TỔNG TS (Lần) 2,15 2,03 1,71

ROA(%) 0,27 0,62 0,30

DELTA ROA (%) -0,35 0,32

Ảnh hưởng của ROS (%) -0,39 0,26

Ảnh hưởng của HS sử dụng tổng TS (%) 0,04 0,06

(Nguồn: Số liệu tính được từ Báo cáo Tài chính)

Năm 2011-2012: ROA tăng từ 0,30% năm 2011 lên mức 0,62% vào năm 2012. Năm 2012, do tỷ suất sinh lời trên doanh thu (ROS) và số vòng quay tổng tài sản đều tăng đã giúp cho ROA tăng, lúc này với 100 đồng tài sản đầu tư tại Công ty đem lại 0,62 đồng lợi nhuận sau thuế. Mặc dù ROA tăng nhưng giá trị thấp cho thấy hiệu quả sử dụng tài sản còn chưa tối ưu, Công ty chưa khái thác được hết năng lực sinh lời của tài sản. Thêm vào đó, công tác quản lý chi phí, đặc biệt là chi phí quản lý kinh doanh chưa tốt, khiến khoản chi phí này hàng năm liên tục tăng lên đã kéo lợi nhuận sau thuế hàng năm bị giảm và đạt giá trị thấp hơn rất nhiều so với doanh thu. Tuy nhiên, thực chất đây là kết quả không được như mong đợi sau những cố gắng của Công ty trong việc cắt giảm lượng tài sản, đẩy mạnh công tác bán hàng để tăng doanh thu, tăng hiệu quả sử dụng tài sản. Nguyên nhân có thể đến từ sự nắm bắt thiếu nhanh nhạy của Công ty đối với hoàn cảnh thị trường tại thời điểm năm 2012. Một trong những điểm mạnh của Công ty là hoạt động nhập khẩu thuốc ngoại phân phối cho các doanh nghiệp kinh doanh dược phẩm, các nhà thuốc, bệnh viện. Các loại thuốc ngoại thường có giá thành khá cao, cao hơn hẳn so với thuốc nội có cùng thành phần. Diễn biến thị trường năm 2012 với ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng kinh tế khiến cho tầm nhìn chung mọi hoạt động kinh tế đều trầm lắng, việc cắt giảm chi tiêu cũng được khách hàng lưu tâm, một bộ phận lớn người tiêu dùng chuyển sang tiêu thụ các sản phẩm thuốc nội để tiết kiệm chi phí, nhu cầu thuốc ngoại giảm. Tuy nhiên, do Công ty TNHH Dược phẩm Ngân Hà chưa định hình được sự thay đổi của nhu cầu người tiêu dùng, vẫn tập trung giới thiệu các sản phẩm dược phẩm nhập khẩu. Điều này không những không giúp Công ty bán được hàng mà còn khiến cho các chi phí bán hàng bị đẩy lên cao. Đây chính là

nguyên nhân chính dẫn đến lợi nhuận sau thuế tại Công ty thấp đến như vậy. Năm 2013, do sự mất kiểm soát các khoản chi phí quản lý doanh làm cho lợi nhuận sau thuế của Công ty giảm so với năm 2012. ROS giảm từ 0,31% xuống còn 0,13%, tác động của ROS giảm khiến cho ROA giảm 0,39%, hay 100 đồng tài sản doanh nghiệp đầu tư năm 2013 đã tạo ra ít hơn năm 2012 là 0,39 đồng lợi nhuận sau thuế. Tuy nhiên, tình hình quản lý tài sản của công ty đã khả quan hơn khi hiệu suất sử dụng tài sản tăng từ 2,03 lần lên 2,15 lần, điều này đã tác động làm ROA tăng 0,04%, lúc này 100 đồng tài sản bỏ ra, thu được nhiều đồng doanh thu thuần hơn. Tác động đối nghịch của ROS và hiệu suất sử dụng tổng tài sản khiến cho tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản năm 2013 giảm 0,35% so với năm 2012.

Tóm lại, qua phân tích Dupont ở trên có thể nhận thấy rằng khả năng sinh lời tài sản của Công ty có xu hướng giảm nhanh qua các năm, điều này bị ảnh hưởng bởi cả hai nhân tố là ROS và hiệu suất sử dụng tổng tài sản. Nguyên nhân ảnh hưởng đến hai yếu tố trên có thể giải thích do ảnh hưởng của cả yếu tố khách quan và nội tại bên trong doanh nghiệp.

2.2.2.2. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, tài sản ngắn hạn luân chuyển không ngừng. Hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn là một trong những chỉ tiêu tổng hợp dùng để đánh giá chất lượng công tác sử dụng tài sản kinh doanh nói chung của doanh nghiệp. Do cấu tạo phức tạp nếu để đánh giá chính xác hơn tính hợp lý của các khoản mục trong tài sản ngắn hạn, khi phân tích cơ cấu tài sản ngắn hạn, khóa luận sẽ phân tích các chỉ tiêu chung về tài sản ngắn hạn theo như bảng 2.7.

Bảng 2.7. Ph n tích hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn

Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2012 Năm 2011 Chênh lệch 2013/2012 2012/2011

Hiệu suất sử dụng TSNH (Lần) Công ty 2,37 2,24 1,85 0,13 0,38

Ngành 1,93 1,96 1,96 (0,03) 0,00

Suất hao phí TSNH so với

doanh thu (Lần) 0,42 0,45 0,54 (0,02) (0,09)

Suất hao phí của TSNH so với

LNST (Lần) 334,48 145,94 302,95 188,54 (157,01)

Tỷ suất sinh lời của tài sản ngắn

hạn (%) 0,30 0,69 0,33 (0,39) 0,36

(1) Chỉ tiêu đánh giá tổng hợp về hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn

(1.1) Hiệu suất sử dụng tài sản ngắn hạn

Qua bảng 2.7 ta có thể thấy hiệu suất sử dụng tài sản ngắn hạn có xu hướng tăng. Cụ thể:

Từ năm 2011 đến năm 2012, hiệu suất sử dụng tài sản ngắn hạn tăng từ 1,85 lần lên 2,24 lần. Ở đây có thể hiểu rằng một đồng tài sản ngắn hạn đưa vào hoạt động kinh doanh năm 2011 thì thu được 1,85 đồng doanh thu thuần trong năm 2011. Và sang đến năm 2012, một đồng TSNH đưa vào hoạt động kinh doanh năm đã thu được 2,24 đồng doanh thu thuần, nhiều hơn năm 2011 là 0,38 đồng. Chỉ số này tăng do năm 2012 doanh thu thuần giảm giảm 1,13% trong khi TSNH năm 2012 giảm nhanh 18,11% so với năm 2011. Trong năm 2012, Công ty đã quản lý các khoản phải thu tốt, lượng tiền khách hàng nợ Công ty đã được thu hồi nhanh, giúp Công ty giảm được lượng tiền được cho là không có khả năng tạo ra doanh thu và lợi nhuận. Lúc này, một đồng tài sản ngắn hạn đã tạo được nhiều đồng doanh thu hơn so với năm trước.

Từ năm 2012 đến năm 2013, hiệu suất sử dụng tài sản ngắn hạn vẫn tiếp tục giảm. TSNH trong năm 2013 đã giảm 22,48% so với năm 2012 do trong giai đoạn này, lượng tiền mặt giảm do Công ty cũng thực hiện chi trả một số khoản chi phí phát sinh bằng tiền mặt, khoản phải thu cũng nhanh chóng được thu hồi, hàng tồn kho cũng được cắt giảm để tiết kiệm chi phí. Mặc dù tình hình kinh doanh được thể hiện qua kết quả doanh thu thuần năm 2013 đã giảm nhưng so với tốc độ giảm nhanh của lượng tài sản ngắn hạn đã cho thấy tính hiệu quả trong việc khai thác tài sản ngắn hạn. Sự thay đổi theo hướng tích cực đã làm cho hiệu suất sử dụng tổng tài sản tăng lên mức 2,37 lần trong năm 2013, tức là năm 2013, một đồng tài sản bỏ ra đầu tư thu được 2,37 đồng doanh thu thuần.

Nhìn chung, so với chỉ tiêu trung bình ngành, hiệu suất sử dụng tài sản ngắn hạn tại Công ty TNHH Dược phẩm Ngân Hà đang ở mức trên mức trung bình của ngành Dược phẩm – Y tế. Điều này cho thấy Công ty đã cố gắng trong công tác phát huy hiệu quả từ những tài sản tại Công ty.

(1.2) Suất hao phí của TSNH so với doanh thu

Năm 2011-2012: Hiệu suất sử dụng TSNH của năm 2012 tăng lên đồng nghĩa với suất hao phí của TSNH so với doanh thu thuần giảm từ 0,54 lần năm 2011 xuống còn 0,45 lần vào năm 2012. Điều này cho thấy việc sử dụng TSNH đã đem lại hiệu quả cao hơn so với năm trước. Sang năm 2012, do doanh thu thuần giảm 17,90%, giảm chậm hơn tốc độ giảm của tổng tài sản bình quân (giảm 22,48%) làm cho suất hao phí của tài sản so với doanh thu giảm 0,09 lần. Lúc này để tạo được một đồng doanh thu thuần chỉ cần đến 0,45 đồng tài sản.

Năm 2012 – 2013: Mặc dù doanh thu thuần vẫn tiếp tục giảm thêm nhưng so với lượng đầu tư của tài sản ngắn hạn vào hoạt động kinh doanh lại cho thấy tính hiệu quả trong việc sử dụng tài sản ngắn hạn, được biểu hiện bằng giá trị của suất hao phí so với doanh thu thuần năm 2013 đã giảm xuống còn 0,42 lần so với mức 0,45 lần vào năm 2012. Lúc này, để tạo ra một đồng doanh thu thuần, công ty chỉ cần bỏ ra 0,42 đồng TSNH. Mặc dù suất hao phí của TSNH so với doanh thu đã giảm xuống nhưng do công tác bán hàng chưa tốt, chưa phát huy được hết hiệu quả mà tài sản ngắn hạn đem lại. Vì vây, trong thời gian tới, Công ty cần có những biện pháp giúp tăng doanh thu, có như vậy mới phát huy được hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn.

Bảng 2.8. Thời gian một vòng quay TSNH

Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2012 Năm 2011

Hiệu suất sử dụng TSNH (Lần) 2,37 2,24 1,85

Thời gian 1 vòng quay TSNH (Ngày) 151,99 160,96 194,32

(Nguồn: Số liệu tính được từ Báo cáo Tài chính)

Thời gian một vòng quay tài sản ngắn hạn cho biết mỗi vòng quay cuat tài sản ngắn hạn mất bao nhiêu ngày để tạo ra được doanh thu. Trong một kỳ kinh doanh, tài sản ngắn hạn vận động càng nhanh, thời gian để quay hết một vòng tài sản ngắn hạn càng thấp thì doanh thu trong kỳ tạo ra được càng nhiều, giúp công ty gia tăng được lợi nhuận. Từ năm 2011 đến năm 2012 hiệu suất sử dụng TSNH tăng từ 1,85 lần lên mức 2,24 lần (tăng 0,38 lần) đồng nghĩa với việc thời gian 1 vòng quay TSNH giảm từ 194,32 ngày xuống còn 160,96 ngày. Điều đó cho thấy TSNH vận động ngày càng nhanh, hiệu suất sử dụng tài sản ngắn hạn tốt hơn, so với lượng đầu tư vào tài sản ngắn hạn thì lượng doanh thu đem lại đã thể hiện tính hiệu quả tương đối hơn so với doanh thu những năm trước.

Năm 2013, trong khi lượng tiền và khoản mục phải thu tại doanh nghiệp tăng lên thì hàng tồn kho lại giảm nhanh cho thấy công tác xuất bán hàng hóa diễn ra ngày một nhanh. Chính điều này đã làm cho hiệu suất sử dụng tài sản ngắn hạn tăng lên thêm 0,13 lần, đạt mức 2,37 lần vào năm 2013. Lúc này, Công ty chỉ mất 151,99 ngày để quay hết một vòng tài sản ngắn hạn.

Tóm lại, thời gian vòng quay của TSNH nhìn chung càng về những năm sau thì càng giảm, trung bình mỗi vòng quay của TSNH bình quân mất 169 ngày. Điều này chứng tỏ TSNH của Công ty vận động tương đối nhanh. Nguyên nhân xuất phát từ loại hình doanh nghiệp của công ty là một công ty kinh doanh thương mại. Nguyên nhân thứ hai là việc giảm nhanh lượng hàng tồn kho đã đẩy TSNH giảm xuống với tốc độ giảm nhanh hơn so với doanh thu và lợi nhuận khiến kho hiệu suất sử dụng tài sản tăng lên, số ngày vận động ngày càng giảm xuống.

(1.3) Mức tiết kiệm (lãng phí) tài sản ngắn hạn

Bảng 2.9. Mức tiết kiệm (l ng phí) TSNH (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đơn vị tính: Triệu đồng

Năm 2013 Năm 2012

Mức tiết kiệm (lãng phí) TSNH tuyệt đối (553) (2.080) Mức tiết kiệm (lãng phí) TSNH tương đối (454) (2.057)

(Nguồn: Số liệu tính được từ Báo cáo tài chính Công ty) Mức tiết kiệm tuyệt đối: Thông qua bảng 2.9 ta thấy năm 2012 để đạt được mức doanh thu bằng năm 2011, công ty bỏ ra một lượng tài sản ngắn hạn ít hơn năm 2011 là 2.080 triệu đồng. Tiếp đó, năm 2013 công ty đạt được mức doanh thu bằng năm 2012 thì đã bỏ ra một lượng tài sản ngắn hạn ít thơn năm 2012 là 533 triệu đồng. Điều

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty TNHH dược phẩm Ngân Hà (Trang 40)