Tiêu thức Capacity – Năng lực: Công ty đánh giá khả năng đáp ứng điều kiện

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty TNHH dược phẩm Ngân Hà (Trang 64)

trong các hoạt động tài chính dựa vào việc tính toán khả năng thanh toán của khách hàng như khả năng thanh toán nhanh, thanh toán hiện hành rồi so sánh kết quả đó so với giá trị tương đối của ngành.

Bảng 3.3. So sánh với giá trị khả năng thanh toán của ngành

Tiêu thức Giá trị Đánh giá

Khả năng thanh toán nhanh

0 – 0,5 Thấp 0,5 - 1 Trung Bình

> 1 Cao Khả năng thanh toán hiện hành

0 - 1 Thấp 1 - 2 Trung Bình

>2 Cao

Bảng 3.4. Tiêu thức Capacity - Năng lực (C3)

STT Tiêu thức đánh giá Hệ số quan

trọng Điểm số

1 Khả năng thanh toán nhanh

60%

Thấp 1 - 4

Trung Bình 4 - 7

Cao 7 - 10

2 Khả năng thanh toán hiện hành

40%

Thấp 1 - 4

Trung Bình 4 - 7

Cao 7 - 10

(Nguồn: Giáo trình Quản trị TCDN – NXB Kinh Tế Quốc Dân)

Sau khi tổng hợp và tính toán các chỉ tiêu, công ty áp dụng các hệ số quan trọng cho mỗi một chỉ tiêu của 3C. Các hệ số này được công ty áp dụng và tính toán trong 3 năm giai đoạn 2011 – 2013 không đổi. Dưới đây là bảng hệ số quan trọng cho các yếu tố của 3C:

Bảng 3.5. Hệ số của các yếu tố trong mô h nh 3C

STT Tiêu chuẩn Hệ số quan trọng

1 Đặc điểm (C1) 30%

2 Vốn (C2) 25%

3 Năng lực (C3) 45%

(Nguồn: Giáo trình Quản trị TCDN – NXB Kinh Tế Quốc Dân)

Cuối cùng, tổng điểm của 3C được Công ty Than Hồng Thái được tính toán và đưa ra như sau:

Điểm từng C = Điểm tiêu thức 1 * Hệ số quan trọng 1 + Điểm tiêu thức 2 * Hệ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

số quan trọng 2 + … + Điểm tiêu thức n * Hệ số quan trọng n.

Tổng điểm 3C = Điểm C1 * Hệ số quan trọng C1 + Điểm C2 * Hệ số quan trọng C2 + Điểm C3 * Hệ số quan trọng C3.

Phân nhóm khách hàng: Sau khi tính tổng điểm của khách hàng, công ty thực

hiện xếp loại khách hàng vào từng nhóm phù hợp dưới đây:

Bảng 3.6. Phân nhóm khách hàng Tổng điểm Xếp loại Nhóm > 7,5 Tốt Nhóm 1 6,5 – 7,5 Khá Nhóm 2 4,5 – 6,5 Trung Bình Nhóm 3 < 4,5 điểm Kém Nhóm 4 (loại)

Nhóm 1: Đây là nhóm khách hàng lâu năm, uy tín và quan trọng nhất của công ty. Hầu hết những công ty thuộc nhóm 1 đều có quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh lớn và ổn định, thị trường hoạt động lớn, có uy tín thanh toán cao, không có tình trạng nợ quá hạn, chiếm dụng vốn của công ty. Đây là nhóm khách hàng tiềm năng của các đối thủ cạnh tranh. Do vậy, mở rộng tín dụng đối với nhóm khách hàng này rất cần thiết. Nhằm khuyến khích nhóm khách hàng này, Công ty đưa ra điều khoản tín dụng với tỷ lệ chiết khấu là 2,5 - 3% cùng thời gian thanh toán linh động 30 ngày, 45 ngày, 60 ngày,…tùy theo mức độ uy tín.

Nhóm 2: Là những khách hàng có quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định, có uy tín thanh toán, nợ quá hạn (nếu có) nằm trong phạm vi cho phép. Nhóm khách hàng này chiếm một số lượng lớn trong tổng số khách hàng và được đánh giá là có tình hình tài chính khá, qui mô đặt hàng vừa và có thị trường hoạt động tương đối ổn định. Đây cũng là nhóm khách hàng tiềm năng của doanh nghiệp, vậy nên Công ty sử dụng tín dụng thương mại với tỷ lệ chiết khấu là 2 – 2,5% cùng thời gian thanh toán linh hoạt 30 ngày, 45 ngày, 60 ngày,...tùy theo mức độ uy tín.

Nhóm 3: Nhóm khách hàng này chủ yếu là các công ty, doanh nghiệp tư nhân thực hiện bán buôn và bán lẻ dược phẩm, vật tư y tế dưới dạng cửa hàng. Do hình thức kinh doanh là vừa bán sỉ và bán lẻ, hoặc thực hiện các đơn hàng nhỏ lẻ nên việc quay vòng vốn chậm, hoặc rơi vào tình trạng thiếu vốn, dẫn đến tình trạng chậm thanh toán nợ đến hạn so với quy định, làm cho uy tín tín dụng của họ bị giảm xuống. Việc mở rộng tín dụng cho nhóm khách hàng này dẫn đến tỷ lệ nợ khó đòi tăng làm Công ty phát sinh chi phí thu nợ. Do đó, quyết định cấp tín dụng đối với nhóm khách hàng này cần được cân nhắc kỹ lưỡng. Tùy theo sự đánh giá của Công ty, tỷ lệ chiết khấu có thể dao động trong khoảng 1,5 – 2% với thời gian thanh toán được thắt chặt hơn là 30 –60 ngày.

Nhóm 4: Đây là nhóm khách hàng có khả năng tài chính còn yếu kém, thường xuyên quá hạn thanh toán và không đáp ứng đủ điều kiện của Công ty. Nhóm khách hàng này chủ yếu là khách hàng mua lẻ. Do đó, Công ty không thực hiện chính sách tín dụng với nhóm khách hàng này.

Xét ví dụ cụ thể với Bệnh viện đa khoa tư nhân Triều An là một trong những khách hàng của Công ty trách nhiệm hữu hạn Dược phẩm Ngân Hà. Dựa trên báo cáo tài chính năm tài chính 2013 của Bệnh viện đa khoa tư nhân Triều An, áp dụng phương pháp tính điểm tín dụng 3C ta có bảng số liệu sau đây:

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty TNHH dược phẩm Ngân Hà (Trang 64)