Hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty TNHH dược phẩm Ngân Hà (Trang 55)

(1) Hạn chế

Từ năm 2011 đến năm 2013, doanh thu thuần tại Công ty giảm do công tác bán hàng tại Công ty không tốt, các đơn hàng cung cấp thuốc và vật tư y tế giảm, đặc biệt là các đơn hàng cung cấp cho các bệnh viện lớn như Bệnh viện E, Bệnh viện Bạch

Mai,… Chỉ tiêu chi phí quản lý kinh doanh trong 3 năm phân tích liên tục tăng. Năm 2012, mặc dù doanh thu giảm nhưng chi phí quản lý kinh doanh năm 2012 vẫn tăng thêm 47,38%, tương ứng tăng 985 triệu đồng so với năm 2011. Năm 2013, chi phí này tiếp tục tăng thêm 221 triệu đồng, tăng 7,21% so với năm 2012.

Lợi nhuận sau thuế thấp và chênh lệch lớn so với doanh thu. Sau khi đã trừ đi chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp ta được khoản lợi nhuận sau thuế thấp và giảm nhanh vào năm 2013 khi chỉ còn 23 triệu đồng tiền lãi sau thuế, trong khi đó năm 2012, lợi nhuận sau thuế đạt được là 68 triệu đồng. Ngoài ra, sự chênh lệch quá lớn giữa lợi nhuận sau thuế và doanh thu cũng là một hạn chế cần phải khắc phục của công ty.

Trong cơ cấu tài sản ngắn hạn, tỷ trọng tiền năm 2013 đang có dấu hiệu tăng khá nhanh. Việc Công ty điều chỉnh tăng lượng dự trữ tiền mặt trong ngắn hạn có thể giúp doanh nghiệp thuận tiện trong việc thanh toán các chi phí thường xuyên, nhưng trong dài hạn có thể khiến cho doanh nghiệp mất đi các chi phí cơ hội dùng tiền để đầu tư vào các hoạt động sinh lời khác.

Năm 2012, khoản phải thu khách hàng giảm cho thấy công tác thu hồi công nợ đang hoạt động có hiệu quả, tuy nhiên có thể thấy tốc độ giảm khá chậm và không ổn định, được biểu hiện ở năm 2013, khoản phải thu khách hàng đã tăng nhẹ trở lại. Tỷ trọng phải thu khách hàng măc dù giảm nhưng vẫn còn rất lớn, chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu tài sản ngắn hạn có nghĩa là một tỷ lệ khá lớn tài sản của Công ty đã tồn đọng dưới dạng các khoản phải thu bị khách hàng chiếm dụng. Điều này sẽ ảnh hưởng đến công tác thu hồi vốn kinh doanh. Việc này là rất nguy hiểm, bởi nó sẽ gây ra tình trạng ứ đọng vốn khi trong thời điểm hiện nay, Công ty luôn trong tình trạng cần vốn đề đầu tư.

Thêm vào đó, mặc dù hàng tồn kho đang giảm nhưng so với tài sản ngắn hạn thì khoản mục này vẫn chiếm một tỷ trọng rất lớn trong cơ cấu tài sản ngắn hạn. Do vậy, đơn vị cần có kế hoạch kiểm định số lượng hàng hóa có trong kho, đồng thời có những hoạt động kiểm kê thường xuyên để tránh mất mát và giảm chất lượng hàng hóa có trong kho.

Tỷ suất sinh lời của TSNH đạt trung bình khoảng 0,44% và có xu hướng giảm. Giá trị của chỉ tiêu này trong ba năm cũng rất thấp, cho ta thấy công tác sử dụng tài sản ngắn hạn chưa đem lại hiệu quả tối ưu cho doanh nghiệp. Nguyên nhân là do công tác bán hàng kém, chưa đánh trúng nhu cầu người tiêu dùng, khiến cho các hợp đồng mua bán thuốc, vặt tư y tế đối với các khách hàng giảm. Thêm vào đó là sự thiếu kiểm soát các khoản chi phí quản lý đã khiến cho lợi nhuận sau thuế giảm.

Mặc dù Công ty có khả năng thanh toán được đánh giá là cao. Tuy nhiên, càng về những năm sau, giá trị của hệ số thánh toán ngày một lớn, lớn hơn 1 rất nhiều bởi nếu hệ số này quá lớn khiến cho hiệu quả sử dụng tài sản giảm.

(2) Nguyên nhân

(2.1) Nguyên nhân chủ quan

Hiệu quả từ hoạt động bán hàng kém: Doanh thu thuần tại Công ty giảm đến từ việc phải chi trả lương cho nhân viên, các chi phí bán hàng do Công thúc đẩy hoạt động giới thiệu sản phẩm, nhằm đẩy mạnh doanh thu. Tuy nhiên, hiệu quả từ hoạt động bán hàng không hiệu quả dẫn đến doanh thu vẫn tiếp tục giảm, trong khi Công ty vẫn phải thực hiện hoạt động chi trả các chi phí đã bỏ ra cho hoạt động bán hàng.

Công tác quản lý chi phí chưa hiệu quả: Công ty quản lý chi phí gía vốn tốt. Năm 2011, tỷ lệ giá vốn hàng bán trên doanh thu thuần là 90,43%, nhưng sang năm 2012 đã giảm xuống còn 85,87%. Năm 2013 là năm có tỷ lệ giá vốn hàng bán trên doanh thu thuần nhỏ nhất trong ba năm phân tích, với tỷ lệ là 81,84%. Tuy nhiên, do chi phí quản lý kinh doanh tăng nhanh (tăng 47,38% vào năm 2012) khiến cho lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh giảm và thấp.

Công ty chưa xác định được mức tồn trữ tiền mục tiêu dẫn đến tình trạng lượng tiền tại công ty luôn trong tình trạng biến động, lượng tiền giữa các năm chênh lệch khá lớn: Lượng dự trữ tiền tăng hay giảm chủ yếu do nhu cầu sử dụng tiền mặt trong hoạt động thu – chi hàng ngày mà chưa được tính toán đến chi phí và lợi ích trong hoạt động sử dụng tiền, chưa được tính toán đến tính kinh tế của việc giảm và tăng lượng tiền mặt. Trong ngắn hạn có thể giúp doanh nghiệp thuận tiện trong việc thanh toán các chi phí thường xuyên, nhưng trong dài hạn có thể khiến cho doanh nghiệp mất đi các chi phí cơ hội dùng tiền để đầu tư vào các hoạt động sinh lời khác.

Chính sách tín dụng trong quản lý khoản phải thu chưa đồng bộ: Hiện nay công ty đang sử dụng một chính sách tín dụng bao gồm các tiêu chuẩn tín dụng, thời hạn bán chịu, chính sách chiết khấu và chính sách thu tiền. Mặc dù các quy định trong chính sách này khá chắc chắn tuy nhiên còn chưa đồng bộ do thiếu công tác đánh giá điểm tín dụng khách hàng và thiếu một quy trình thu hồi nợ. Đây có thể là nguyên nhân trực tiếp khiến cho khoản phải thu tại công ty qua ba năm phân tích đã giảm nhưng giảm chậm.

Thiếu nhanh nhạy trong việc năm bắt hoàn cảnh thị trường: Công ty thực hiện cắt giảm lượng tài sản ngắn hạn để tránh trường hợp lãng phí vốn tại doanh nghiệp. Tuy nhiên, kết quả đem lại từ hành động này lại không đem lại kết quả như mong đợi. Công ty TNHH Dược phẩm Ngân Hà chưa định hình được sự thay đổi của nhu cầu người tiêu dùng, vẫn tập trung giới thiệu các sản phẩm dược phẩm nhập khẩu. Điều

này không những không giúp Công ty bán được hàng mà còn khiến cho các chi phí bán hàng bị đẩy lên cao. Đây chính là nguyên nhân chính làm giảm lợi nhuận sau thuế tại Công ty, ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lời của tài sản ngắn hạn. Năm 2013, tỷ suất sinh lời của tài sản ngắn hạn giảm 0,39%, giá trị tại thời điểm 2013 chỉ còn là 0,30%. Điều này chứng tỏ hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn của công ty trong năm 2013 không những không được cải thiện mà còn tiếp tục có dấu hiệu đi xuống.

Đặc điểm kinh doanh của doanh nghiệp: Đặc thù kinh doanh của công ty la chuyên cung cấp dược phẩm, mỹ phẩm, vật tư y tế, nên việc dự trữ hàng hóa để đáp ứng kịp thời cho các đơn hàng là một hành động nên làm. Tuy nhiện, việc dự trữ tồn kho có thể gây ra các chi phí không cần thiết như chi phí bảo quản và không giúp DN sinh lời. Ngoài ra, vì là một doanh nghiệp kinh doanh thương mại nên để đảm bảo doanh thu, việc Công ty cung cấp tín dụng cho khách hàng là một hoạt động thường xuyên và nên thực hiện vì những lợi ích mà nó đem lại cho doanh thu và tạo dựng các mối quan hệ. Tuy nhiên, việc đảm bảo quản lý tốt tín dụng khách hàng, đánh giá tín dụng khách hàng là một bài toán lớn cần Công ty phải đưa ra lời giải bằng những biện pháp thiết thực hơn.

(2.2) Nguyên nhân khách quan

Giá thuốc cao và biến động: Một trong những điểm mạnh của Công ty là hoạt động nhập khẩu thuốc ngoại phân phối cho các doanh nghiệp kinh doanh dược phẩm, các nhà thuốc, bệnh viện. Các loại thuốc ngoại thường có giá thành khá cao, cao hơn hẳn so với thuốc nội có cùng thành phần.

Thị trường tiêu dùng sản phẩm thuốc thay đổi: Diễn biến thị trường năm 2012 với ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng kinh tế khiến cho tầm nhìn chung mọi hoạt động kinh tế đều trầm lắng, việc cắt giảm chi tiêu cũng được khách hàng lưu tâm, một bộ phận lớn người tiêu dùng chuyển sang tiêu thụ các sản phẩm thuốc nội để tiết kiệm chi phí, nhu cầu thuốc ngoại giảm.

Trên đây là toàn bộ những hạn chế và nguyên nhân mà Công ty TNHH Dược phẩm Ngân Hà đang gặp phải. Điều này đòi hỏi Công ty cần phải chọn ra cho mình một số giải pháp nhằm khắc phục những hạn chế trên, nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng tài sản tại doanh nghiệp. Sau khi phân tích, đánh giá hiệu quả sử dụng tại sản tại Công ty TNHH Dược phẩm Ngân Hà, phân tiếp theo khóa luận sẽ đề xuất một số giải pháp có thể giúp doanh nghiệp nâng cao được hiệu quả kinh doanh, hiệu quả sử dụng tài sản, giúp doanh nghiệp có thể sử dụng tốt hơn nguồn vốn đầu tư vào tài sản.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty TNHH dược phẩm Ngân Hà (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)