Vị trí của công tác đào tạo nguồn lực kỹ thuật viên y tế trong chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân

Một phần của tài liệu Vấn đề đào tạo nguồn lực kỹ thuật viên y tế của trường Cao đẳng Kỹ thuật Y tế 1 hiện nay (Trang 26)

chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân

Vaitrò của giáo dục - đào tạo trong việc phát triển nguồn lực con người

Hiện nay, đất nước ta đang bước vào giai đoạn “Đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế nhằm sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển. Cải thiện rõ rệt đời sống vật chất, văn hoá và tinh thần của nhân dân. Đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá và phát triển kinh tế tri thức, tạo nền tảng để đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020” [11, tr.4]. Để thực hiện mục tiêu đó cần có sự đoàn kết, phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, các ngành, các đoàn thể trong xã hội, trong đó có giáo dục, đào tạo, y tế. Song để nâng cao chất lượng của công tác y tế thì phải có nguồn lực cán bộ y tế giỏi, để có cán bộ y tế giỏi thì phải phát huy

vai trò của công tác giáo dục, đào tạo cán bộ y tế, trong đó có đào tạo nguồn lực kỹ thuật viên y tế.

Giáo dục, đào tạo là một trong những lĩnh vực đầu tư quan trọng đối với bất cứ quốc gia nào. Giáo dục, đào tạo có vai trò quyết định đến chất lượng nguồn nhân lực và do đó, tác động rất lớn đến sự tăng trưởng kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia.

Những năm vừa qua, Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm đến lĩnh vực giáo dục, đào tạo nhằm tạo ra nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước. Đại hội VIII của Đảng khẳng định: "Nâng cao dân trí, bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực to lớn của con người Việt Nam là nhân tố quyết định thắng lợi của công nghiệp hoá, hiện đại hoá" [15, tr.59]. Nghị quyết TW 2 khoá VIII, khẳng định: cùng với khoa học - công nghệ, giáo dục - đào tạo là quốc sách hàng đầu. Tư tưởng chỉ đạo đó tiếp tục được Đảng ta khẳng định trong nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX và X. Trong Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X, khi bàn về giáo dục, đào tạo đã nêu: Giáo dục và đào tạo cùng với khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu, là nền tảng và là động lực thúc đẩy công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước [18, tr.95].

Thực hiện nhiệm vụ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước trên con đường quá độ đi lên CNXH từ một nước nông nghiệp nghèo, chịu hậu quả nặng nề của mấy cuộc chiến tranh để lại. Đặc biệt, nước ta với nguồn lực tài chính và nguồn lực vật chất còn hạn hẹp thì càng phải phát huy nguồn lực con người. Hơn lúc nào hết, chúng ta cần khai thác, sử dụng nhiều nguồn lực khác nhau, trong đó nguồn lực con người là quan trọng nhất.

Các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác - Lênin đã phát hiện: lịch sử phát triển chân chính của xã hội loài người là lịch sử phát triển con người. Trong lực lượng sản xuất (LLSX), người lao động cùng với công cụ lao động là yếu tố quyết định nhất. Công cụ lao động do con người sáng tạo ra đồng thời lại

sử dụng, tác động vào giới tự nhiên sản xuất ra của cải vật chất, thúc đẩy xã hội loài người phát triển từ thấp đến cao.

Đối với nước ta trong giai đoạn hiện nay, những nguồn lực làm cơ sở cho quá trình công nghệp hoá, hiện đại hoá đất nước gồm: Nguồn lực trong nước (nội lực) như: nguồn lực con người, nguồn lực tự nhiên (tài nguyên thiên nhiên, vị trí địa lý), cơ sở vật chất và tiềm lực khoa học kỹ thuật hiện có; các nguồn lực nước ngoài (ngoại lực) như vốn đầu tư nước ngoài, thị trường công nghệ và kinh nghiệm quản lý. Trong đó "nội lực có vai trò quyết định đối với sự phát triển. Có phát huy được nội lực mới thu hút và sử dụng có hiệu quả ngoại lực. Nội lực được phát huy mới bảo đảm được độc lập, tự chủ về kinh tế và thực hiện hội nhập kinh tế quốc tế thành công. Phát huy nội lực là phát huy nguồn lực con người, nguồn lực của toàn dân tộc" [18, tr.179].

Như vậy, con người là yếu tố quan trọng hàng đầu trong LLSX, "đầu tư cho con người là đầu tư cho phát triển". Đầu tư cho con người là đầu tư có lãi nhất, bởi các nguồn lực khác như tài nguyên thiên nhiên có thể cạn kiệt nhưng đầu tư cho con người thì có thể khơi dậy và nhân lên sức sáng tạo của họ. Bằng vốn tri thức của mình, con người có thể tạo ra những giá trị vật chất và tinh thần vô cùng lớn lao. Đây là cơ sở lý luận rất quan trọng khi vận dụng vào hoàn cảnh nước ta hiện nay. Một đất nước đang trong giai đoạn đẩy nhanh tiến độ tăng trưởng kinh tế, thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá để đưa nước ta ra khỏi tình trạng một trong những nước nghèo trên thế giới. Thực hiện mục tiêu trên, trong khi, nước ta nguồn tài chính và vật chất còn hạn hẹp thì càng phải phát huy nguồn lực con người. Đây là yếu tố có vai trò quyết định nhất đối với tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Để phát triển tri thức của mỗi người, giáo dục, đào tạo là con đường ngắn nhất. Trong điều kiện xã hội hiện đại với sự hỗ trợ của phương tiện khoa học kĩ thuật, các nước trên thế giới như xích lại gần nhau hơn. Mỗi

người có thể học tập, tích luỹ kiến thức bằng nhiều cách, có thể bằng cách qua thực tế công việc rồi đúc rút kinh nghiệm. Song con đường giáo dục, đào tạo qua trường lớp là con đường ngắn nhất, hiệu quả nhất.

Đào tạo là quá trình tác động đến một con người nhằm làm cho người đó lĩnh hội và nắm vững những tri thức, kĩ năng, kỹ xảo một cách có hệ thống nhằm chuẩn bị cho người đó thích nghi với cuộc sống và khả năng nhận một sự phân công lao động nhất định, góp phần mình vào việc phát triển xã hội, duy trì và phát triển nền văn minh của loài người. Về cơ bản, đào tạo là giảng dạy và học tập trong nhà trường, gắn với giáo dục đạo đức, nhân cách. Kết quả và trình độ được đào tạo (trình độ học vấn, kỹ năng, kinh nghiệm chuyên môn,v.v...) của một người còn do việc tự đào tạo của người đó thể hiện ra ở việc tự học và tham gia các hoạt động xã hội, lao động sản xuất và tự rút kinh nghiệm của người đó quyết định... Có nhiều dạng đào tạo: Đào tạo cấp tốc, đào tạo chuyên sâu, đào tạo cơ bản, đào tạo lại, đào tạo ngắn hạn, đào tạo từ xa [46, tr.735].

Chỉ khi nào quá trình đào tạo được biến thành quá trình tự đào tạo một cách tích cực, tự giác thì việc đào tạo mới có hiệu quả cao. Do vậy, các nhà trường, trong quá trình đào tạo cần đặc biệt quan tâm bồi dưỡng năng lực tự học của sinh viên, trang bị cho họ phương pháp để khai thác khối lượng kiến thức khổng lồ của nhân loại, vươn lên hoàn thiện và khẳng định mình. Điều đó thực sự có ý nghĩa quan trọng trong điều kiện mới, khi những thành tựu khoa học kỹ thuật được áp dụng vào mọi lĩnh vực hoạt động với tốc độ nhanh và thời gian ngày càng ngắn.

Giáo dục và đào tạo là những hoạt động gắn liền với nhau trong sự nghiệp trồng người. Giáo dục là quá trình đào tạo con người một cách có mục đích, nhằm chuẩn bị cho con người tham gia đời sống xã hội, tham gia lao động sản xuất, nó được thực hiện bằng cách tổ chức việc truyền thụ và lĩnh hội những kinh nghiệm lịch sử - xã hội của loài người.

Giáo dục là một hiện tượng xã hội đặc trưng của xã hội loài người. Giáo dục nảy sinh cùng với xã hội loài người, trở thành chức năng sinh hoạt không thể thiếu được và không bao giờ mất đi ở mọi giai đoạn phát triển của xã hội.

Giáo dục là một bộ phận của quá trình tái sản xuất mở rộng sức lao động xã hội, một trong những nhân tố quan trọng nhất thúc đẩy xã hội phát triển về mọi mặt.

Giáo dục mang tính lịch sử cụ thể, tính chất, mục đích, nhiệm vụ, nội dung, phương pháp và tổ chức giáo dục biến đổi theo các giai đoạn phát triển của xã hội, theo các chế độ chính trị - kinh tế của xã hội [53, tr.120].

Như vậy, giáo dục, đào tạo có vai trò quyết định trực tiếp trong việc tạo ra nguồn lực con người có chất lượng cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Chúng ta đang nỗ lực phát triển đất nước, trong đó việc chuẩn bị nguồn lực con người là vô cùng cần thiết. Song trên thực tế, nước ta vẫn thiếu hụt lực lượng lao động có trình độ chuyên môn cao, sự thiếu hụt đó thể hiện trên cả hai mặt: số lượng và chất lượng. Sự tụt hậu của chúng ta về giáo dục, đào tạo ngày càng xa hơn các nước trong khu vực thể hiện ở số lượng sinh viên trên 1000 dân, quy mô và chất lượng đào tạo, đòi hỏi chúng ta phải có bước tiến vượt trội mới đáp ứng được nhu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

Theo đánh giá của Hội nghị về chất lượng giáo dục và Kỹ năng sống (do Viện chiến lược và Chương trình giáo dục tổ chức ngày 2/10/2003) cho thấy, tính theo thang điểm 10, chỉ số tổng hợp về chất lượng giáo dục và nguồn nhân lực của Việt Nam mới đạt 3,79 điểm; sự thành thạo tiếng Anh đạt 2,62 điểm và sự thành thạo công nghệ cao đạt 2,50 điểm. So với các nước khác thuộc châu Á có tên trong bảng thống kê, Việt Nam đứng thứ 11, Hàn Quốc đứng đầu với chỉ số chất lượng giáo dục 6,91 điểm, Singapo đứng thứ 2 với 6,81 điểm nhưng dẫn đầu về khả năng thành thạo tiếng Anh với

8,33 điểm và công nghệ cao: 7,83 điểm. So với các nước trong khu vực Đông Nam Á, Việt Nam xếp thứ 5, sau Singapo, Malaysia, Philippin và Thái Lan [24, tr.18].

Những bất cập, yếu kém về mặt chất lượng nguồn lực con người ở nước ta hiện nay, như tỷ lệ lao động qua đào tạo còn ít, trình độ chuyên môn thấp, không cân đối giữa các trình độ, ngành nghề. Những bất cập, yếu kém đó, trước hết và chủ yếu là do những bất cập của giáo dục và đào tạo, đặc biệt là đào tạo nghề. Ở nước ta, lĩnh vực đào tạo nghề còn chưa thực sự được quan tâm, kinh phí Nhà nước dành cho đào tạo nghề rất hạn hẹp, chưa tới 5% tổng chi phí cho giáo dục - đào tạo. Về trình độ chuyên môn, số giáo viên có trình độ trên Đại học: 2,7%; đại học và cao đẳng: 60,7%; số giáo viên dạy nghề có trình độ thay nghề bậc cao (6/7; 7/7) chiếm tỷ lệ rất thấp, thậm chí không có ở một số trường dạy nghề [24, tr.19]. Thực trạng này là nguyên nhân dẫn đến sự mất cân đối về cơ cấu lao động qua đào tạo giữa các trình độ ngành nghề và thiếu hụt nghiêm trọng nguồn lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật, tay nghề.

Để khắc phục những hạn chế trên, Đảng và Nhà nước ta đã và đang tích cực thực hiện những đổi mới về chính sách giáo dục, thực sự coi giáo dục là quốc sách hàng đầu. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, ngành giáo dục và đào tạo từng bước thực hiện chương trình cải cách giáo dục trên tất cả các cấp học, bậc học, từng bước đưa ra những chính sách giáo dục phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của nước ta và tình hình thế giới. Và những quyết sách đó nhằm giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ và tài năng; phát triển được năng lực của cá nhân; đào tạo những người lao động có kỹ năng nghề nghiệp, năng động, sáng tạo, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, có ý chí vươn lên lập thân, lập nghiệp, có ý thức công dân góp phần tạo ra nguồn

lực con người đủ cả số lượng và chất lượng đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước cho giai đoạn hiện nay.

Vị trí của công tác đào tạo nguồn lực kỹ thuật viên y tế trong chăm sóc, bảo vệ, nâng cao sức khỏe nhân dân

Trong lĩnh vực đào tạo, ngành nào cũng cần đào tạo ra những người có đủ cả tri thức chuyên môn và nhân cách nghề nghiệp. Đào tạo cán bộ y tế là một trong những lĩnh vực cần hội đủ ở sản phẩm của mình: kiến thức, kỹ năng, thái độ. Có tri thức toàn diện để họ hoàn thành sứ mệnh phục vụ sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khoẻ nhân dân - một phần vô cùng cần thiết và quan trọng để góp phần phát triển và bảo vệ nguồn lực con người của đất nước trong giai đoạn hiện nay.

Phát triển nguồn lực con người cũng có nghĩa là bao gồm trong đó việc tạo điều kiện, cơ hội cho mọi người tiếp cận với các dịch vụ xã hội cần thiết như giáo dục, đào tạo, chăm sóc y tế... Nhu cầu của thực tiễn đời sống xã hội về chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ của người dân ngày càng tăng lên theo tỷ lệ thuận với sự phát triển kinh tế - xã hội, đã đặt ra cho các trường đào tạo cán bộ y tế những trăn trở về việc phát huy vị trí của mình trong công tác đào tạo. Khi khoa học đã trở thành LLSX trực tiếp, ngành y cũng đứng trước sự thay đổi liên tục của những phương pháp chẩn đoán, điều trị. Điều này đặt ra cho các trường đào tạo KTV y tế tích cực phát huy vai trò của mình để tạo ra những KTV vừa phải giỏi về chuyên môn kỹ thuật, vừa phải am hiểu về kiến thức y học, vừa phải có nhân cách tốt để phục vụ nhu cầu của nhân dân về chăm sóc sức khoẻ một cách tốt nhất.

Trong giai đoạn hiện nay, chúng ta đang thực hiện nhiệm vụ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Để thực hiện thành công nhiệm vụ đó, chúng ta cần có nguồn lao động có trình độ tay nghề đủ cả về số lượng và chất lượng. Y tế cũng như các lĩnh vực khác đang không ngừng đổi mới về nhiều mặt, trong đó trang thiết bị y tế ngày càng được trang bị hiện đại,

nhu cầu chăm sóc sức khoẻ của nhân dân ngày càng cao. Xã hội đang cần nguồn lực cán bộ y tế vừa có sức khoẻ, vừa có trí tuệ và đạo đức để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội.

Những năm gần đây, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, ngành y tế đã quan tâm đầu tư phát triển nguồn lực cán bộ, trong đó có nguồn lực KTV. Các cơ sở đào tạo KTV đã phát huy vai trò to lớn của mình trong cung cấp nguồn lực cán bộ cho sự nghiệp hiện đại hoá ngành y tế. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ở nước ta, công tác đào tạo KTV y tế được bắt đầu từ năm 1978 ở trình độ Trung học. Các chuyên ngành được đào tạo chính bao gồm: Kỹ thuật hình ảnh, Xét nghiệm, VLTL/PHCN, Nha khoa và Gây mê hồi sức. Đào tạo KTV trình độ cao đẳng mới được thực hiện ở Trường CĐKT Y tế I (Hải Dương), khoa Điều dưỡng - Kỹ thuật y học: Đại học Y - Dược thành phố Hồ Chí Minh, riêng Trường CĐKT Y tế II (Đà Nẵng) vẫn đào tạo ở trình độ Trung học.

Trong những năm gần đây, một số chuyên ngành kỹ thuật y tế đào tạo trình độ Đại học ở khoa Điều dưỡng - Kỹ thuật y học: Đại học Y - Dược thành phố Hồ Chí Minh, cử nhân Xét nghiệm ở Đại học Y Hà Nội, cử nhân Xét nghiệm và Kỹ thuật hình ảnh ở Trường Đại học Y Huế. Như vậy, nguồn lực KTV ở trình độ đại học hiện nay vẫn còn rất ít, chưa đáp ứng kịp nhu cầu và đòi hỏi của xã hội. Riêng KTV ở trình độ sau đại học ở nước ta vẫn chưa

Một phần của tài liệu Vấn đề đào tạo nguồn lực kỹ thuật viên y tế của trường Cao đẳng Kỹ thuật Y tế 1 hiện nay (Trang 26)