Tăng cƣờng đào tạo, bồi dƣỡng, bổ sung đội ngũ giảng viên và đổi mới nội dung, chƣơng trình, phƣơng pháp giảng dạy

Một phần của tài liệu Vấn đề đào tạo nguồn lực kỹ thuật viên y tế của trường Cao đẳng Kỹ thuật Y tế 1 hiện nay (Trang 73)

đổi mới nội dung, chƣơng trình, phƣơng pháp giảng dạy

Để nâng cao chất lượng đào tạo, Trường CĐKT Y tế I cần tăng cường đào tạo, bồi dưỡng, bổ sung đội ngũ giảng viên. Hiện nay, nhà trường đang thiếu giảng viên về các chuyên ngành kỹ thụât. Trong đội ngũ này, nhiều giảng viên có kinh nghiệm có trình độ tay nghề cao song cũng có những giảng viên còn hạn chế về chuyên môn, phương pháp giảng dạy. Những năm gần đây, số lượng sinh viên của trường liên tục tăng nhanh. Chất lượng đầu vào của các em cũng tăng lên. Đội ngũ giảng viên của trường cần được đào tạo, bồi dưỡng và bổ sung mới đáp ứng yêu cầu đào tạo trong tình hình mới.

Chính vì vậy, việc đào tạo, bồi dưỡng trình độ chuyên môn và bổ sung đội ngũ giảng viên là một khâu then chốt nhằm đảm bảo chất lượng đào tạo của nhà trường. Nhận thức được điều đó, những năm qua đặc biệt từ năm 2001 đến nay, Trường CĐKT Y tế I đã có những định hướng đúng đắn và kế hoạch dài hạn về công tác xây dựng và bồi dưỡng đội ngũ giảng viên. Cho đến nay, đội ngũ này ngày càng vững mạnh song vẫn chưa đáp ứng yêu cầu đặt ra cho công tác đào tạo hiện tại và tương lai. Để có đội ngũ giảng viên đủ về số lượng, mạnh về chất lượng thì phải quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng, bổ sung. Để làm được việc đó cần có các biện pháp sau:

Thứ nhất, phát triển đủ về số lượng cán bộ giảng viên. Muốn vậy, cần tiến hành dự báo phát triển đội ngũ giảng viên trên cơ sở sự phát triển của trường giai đoạn trước mắt và lâu dài.

Các bộ môn có kế hoạch cụ thể trên cơ sở dự báo, nghiên cứu nhu cầu về số lượng giảng viên dưới sự giúp đỡ của các chuyên gia, phòng tổ chức

cán bộ và phòng đào tạo, nghiên cứu, thảo luận và trình kế hoạch lên Ban giám hiệu, sau khi xem xét cho ý kiến, bộ môn điều chỉnh, hoàn thiện kế hoạch và trình Ban giám hiệu phê duyệt. Để có kế hoạch phát triển về số lượng giảng viên một cách hợp lý, các bộ môn cần xác định rõ mục tiêu về số lượng sinh viên trước mắt và lâu dài cần đào tạo trên cơ sở chiến lược phát triển trường tới năm 2010 và tầm nhìn 2020. Để bổ sung lực lượng giảng dạy, nhà trường cần xác định được xu hướng phát triển số lượng giảng viên đủ đáp ứng nhu cầu giảng dạy tương ứng với số lượng sinh viên, đảm bảo tính hài hoà cân đối, phù hợp với nhu cầu phát triển, đồng thời ổn định lực lượng và sử dụng tối đa lực lượng giảng dạy, tăng cường hiệu quả, hiệu suất đào tạo. Trong quá trình đó, các bộ môn cần phát hiện những sinh viên xuất sắc để chủ động đào tạo theo hướng giữ lại trường làm giáo viên thực hành.

Việc xây dựng và phát triển về số lượng phải gắn liền với việc quy hoạch đội ngũ giảng viên đến năm 2010 và những năm sau đó, vừa đảm bảo nhiệm vụ giảng dạy trước mắt vừa đảm bảo tính kế thừa; tạo bề dày về quy mô số lượng đáp ứng đủ giảng viên giảng dạy khi có bất kỳ sự thay đổi nào; phải có quy hoạch ngắn hạn 1 - 5 năm, có kế hoạch trung hạn 10 - 15 năm, đồng thời có kế hoạch dài hạn 20 - 30 năm. Chính vì vậy, việc quy hoạch cán bộ giảng dạy phải được xuất phát từ thực tế của từng bộ môn, với số lượng cần và đủ đồng bộ về chuyên môn đảm bảo được quá trình giảng dạy cũng như nâng cao chất lượng đào tạo, phải đảm bảo kế thừa và có các độ tuổi khác nhau, giữa các lứa tuổi lên cách nhau 5 tuổi.

Nhà trường cần kế hoạch hoá công tác tuyển dụng, bổ nhiệm, sàng lọc giảng viên, có những quy định rõ ràng về chế độ và công khai hoá những tiêu chuẩn tuyển dụng, phải lập kế hoạch tuyển dụng hàng năm theo yêu cầu đào tạo, có số lượng và các tiêu chí cụ thể cũng như các tiêu chuẩn khác; tổ chức hoạt động thẩm định chuyên môn để tuyển dụng. Những người được tuyển dụng vào trường phải là những người thực sự có đức, có tài, yêu nghề

và yên tâm phục vụ tại trường. Bởi vì trên thực tế, có những cán bộ về trường một thời gian được tạo điều kiện, cơ hội đi học nâng cao trình độ, sau khi học xong, có cơ hội lại xin đi nơi khác. Tất nhiên, trong số đó có những người có lý do chính đáng. Để khắc phục hạn chế này, nhà trường khi tuyển dụng cán bộ cũng cần có sự cam kết phục vụ nhà trường lâu dài, kể cả sau khi được đi học nâng cao trình độ chuẩn hoá về kiến thức. Đồng thời, nhà trường cần có chính sách đãi ngộ thích đáng nhằm thu hút và tuyển dụng những người giỏi thực sự về làm việc.

Hàng năm, căn cứ vào tình hình thực tế của bộ môn và phòng khám bệnh đa khoa của, nhà trường đã tuyển dụng thêm đội ngũ bác sĩ, sau đó tạo điều kiện cho đội ngũ này đi học chuyên khoa định hướng theo từng chuyên ngành kỹ thuật. Đồng thời, những giáo viên trung học có kinh nghiệm về tay nghề chuyên môn kỹ thuật cũng được tạo điều kiện đi học nâng cao trình độ lên cao đẳng và đại học để chuẩn hoá đội ngũ này nhằm đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ mới. Đó là nhà trường đào tạo KTV y tế ở trình độ cao đẳng, tiến tới là đào tạo trình độ đại học. Đội ngũ này sẽ tăng cường bổ sung lực lượng giảng viên đang thiếu của trường. Nhà trường cũng khắc phục tình trạng thiếu giảng viên bằng cách tiếp tục mời các bác sỹ, các chuyên gia, các kỹ thuật viên cao cấp có chuyên môn tay nghề giỏi, là lãnh đạo của các khoa, bệnh viện là giảng viên kiêm chức làm nhiệm vụ giảng dạy lâm sàng cho sinh viên. Biện pháp đó sẽ tận dụng được kiến thức, tay nghề chuyên môn kỹ thuật. Đồng thời tạo ra và củng cố mối quan hệ mật thiết giữa nhà trường và các bệnh viện, góp phần tăng cường sự đoàn kết và hiểu biết lẫn nhau giữa nhà trường và các cơ sở thực tập. Từ đó, sinh viên được hưởng lợi từ kinh nghiệm nghề nghiệp của các thày cô và tăng cường sự gắn kết giữa học lý thuyết và học thực hành, học lâm sàng tại bệnh viện. Nhân lực nhà trường những năm gần đây liên tục tăng lên, năm học 2002 - 2003 là 88 người trong đó chuyên môn giảng dạy là 62, năm học 2005 -2006 nhân lực nhà trường là tiếp tục tăng lên 164 người trong đó chuyên môn giảng dạy là 118, năm học

2006 - 2007, chỉ tiêu nhân lực nhà trường tăng lên là: 200. Như vậy, số lượng giảng viên nhà trường không ngừng tăng nhưng phải đặc biệt chú ý nâng cao chất lượng mới đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ đào tạo mới.

Thứ hai, nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên về phẩm chất đạo đức, trình độ chuyên môn cả về lý thuyết và tay nghề thực hành. Nhà trường cần quan tâm chăm lo bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ giảng dạy bằng cách động viên, khuyến khích và có thể là bắt buộc để các cán bộ giảng dạy đi học nâng cao qua các lớp ngắn hạn hoặc dài hạn. Có như vậy, chúng ta mới góp phần tiếp tục đảm bảo chất lượng đào tạo. Để có đội ngũ giảng viên đủ về số lượng, mạnh về chất lượng cần đẩy mạnh công tác đào tạo cũng như bồi dưỡng, song bồi dưỡng cái gì, bồi dưỡng như thế nào cho phù hợp, hiệu quả để đảm bảo mục tiêu đặt ra là sau khi bồi dưỡng, người giảng viên có thể làm chủ được kiến thức, phương tiện hiện đại với phương pháp dạy học tiên tiến.

Người giảng viên ngành y tế, ngoài phẩm chất chính trị, đạo đức tốt cần có thêm những tiêu chuẩn như: có năng lực chuyên môn giỏi (nắm vững khoa học chuyên môn của mình); có năng lực sư phạm (có nghiệp vụ sư phạm để tổ chức tốt hoạt động dạy học); có tay nghề giỏi (để tham gia công tác chăm sóc sức khoẻ); có khả năng nghiên cứu khoa học để cập nhật kiến thức, áp dụng vào việc nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động dạy học và chăm sóc sức khoẻ nhân dân.

Về tăng cường bồi dưỡng năng lực chuyên môn, nhà trường cần tạo điều kiện cho giảng viên được tiếp cận với các tài liệu chuyên môn mới, với các chuyên gia về lĩnh vực chuyên môn của giảng viên đang làm, tiến hành tổ chức các hội thảo chuyên ngành. Thường xuyên giao ban, trao đổi kinh nghiệm, chuyên môn ở bộ môn và khoa tại bệnh viện. Đặc biệt các giảng viên trẻ cần tự giác trong việc rèn luyện kiến thức qua học tập, trao đổi với đồng nghiệp, đặc biệt những đồng nghiệp có kinh nghiệm thực tế và chuyên môn tay nghề để nâng cao chất lượng giảng dạy, nhất là dạy thực hành cho

ếninh viên. Khuyến khích tự học, tự bồi dưỡng và cử đi đào tạo các lớp dài và ngắn hạn về chuyên ngành ở trong nước và ngoài nước.

Đồng thời trong công tác cán bộ, nhà trường cần có chế độ tuyển dụng đi đôi với sàng lọc đối với những giảng viên giảm sút về phẩm chất đạo đức, ý chí, lòng yêu nghề; không chịu học tập nâng cao trình độ, khi không đáp ứng được nhiệm vụ thì cần có sự thuyên chuyển bố trí công việc khác, kiên quyết không để cho những người không đủ tư cách đạo đức, không chịu phấn đấu đạt chuẩn giảng viên làm công tác giảng dạy. Vài năm trở lại đây, do ý thức được đòi hỏi của thực tế công tác đào tạo, đội ngũ cán bộ trẻ cũng đã tích cực tham gia học tập nâng cao trình độ về mọi mặt cả về chuyên môn và cả về phương pháp giảng dạy, cũng như kiến thức tin học, ngoại ngữ. Song bên cạnh đó, nhà trường cũng cần tiếp tục duy trì những biện pháp khuyến khích cán bộ trẻ đi học như trợ cấp trên cơ sở Quỹ phúc lợi chung và những cán bộ, giảng viên có bằng thạc sĩ, tiến sĩ tăng thêm vào lương và phúc lợi theo quy định của trường.

Về bồi dưỡng năng lực sư phạm. Năng lực sư phạm của giảng viên ngành y được thể hiện ở những yếu tố sau:

Một là, năng lực dạy học. Năng lực dạy học bao gồm các biểu hiện: nắm vững kiến thức cơ sở về chuyên ngành y và chuyên ngành chuyên môn; vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy lý thuyết, dạy lâm sàng, dạy thực tập (thực hành); nắm vững đối tượng dạy học: mỗi đối tượng có phương pháp truyền đạt, khối lượng kiến thức truyền đạt ở mức độ khác nhau phù hợp với từng đối tượng; tạo môi trường học tập tốt gây hứng thú cho người học; sử dụng thành thạo công nghệ dạy học, có kiến thức tin học,biết một ngoại ngữ, các loại phương tiện dạy học khác nhau trong điều kiện cụ thể; hiểu biết sự đánh giá sản phẩm đào tạo của xã hội. Tóm lại là hướng vào bồi dưỡng năng lực giúp người học hình thành, tìm tòi, lựa chọn phương pháp tự học, tự nghiên cứu. Để người giảng viên thực hiện được năng lực này, các bộ môn cùng nhà trường tiếp tục nghiên cứu những kiến thức nào là cơ bản, là

cần thiết, cắt giảm những phần kiến thức lý thuyết "hàn lâm", ít liên quan đến chuyên môn, tăng giờ tự học và học thực hành cho sinh viên; hướng dẫn sinh viên những phần kiến thức nào học để biết, phần nào học thì tốt, phần nào học là cần thiết.

Hai là, năng lực giáo dục. Năng lực giáo dục gồm các biểu hiện như: thuyết phục và cảm hoá người học, sử dụng những nét văn hoá ưu việt của dân tộc kết hợp với những tiến bộ của nhân loại để giảng dạy, tự làm gương để giảng dạy. Trong điều kiện kinh tế - xã hội hiện nay, những tiêu cực của kinh tế thị trường bắt đầu tác động vào mọi lĩnh vực, trong đó có giáo dục và y tế. Người giảng viên trong môi trường đào tạo cán bộ y tế vừa là thày giáo đồng thời là người thày thuốc, trước những tác động và những hiện tượng tiêu của ngành, của nghề càng phải làm gương cho sinh viên trong quá trình học tập, rèn luyện tại trường và là những KTV y tế sau này.

Ba là, năng lực về tay nghề. Năng lực về tay nghề biểu hiện ra là phải có tay nghề cao trong chuẩn đoán, điều trị và xử lý các trường hợp bệnh thường gặp cũng như các bệnh phức tạp đồng thời phải biết chuyển giao năng lực tay nghề cho sinh viênh. Yếu tố này góp phần khẳng định tay nghề chuyên môn của chính giảng viên với đồng nghiệp và tính thuyết phục trước sinh viên.

Bốn là, năng lực tự hoàn thiện. Năng lực tự hoàn thiện bao gồm các biểu hiện: tự kiểm tra, đánh giá bản thân; tự học, tự bồi dưỡng để hoàn thiện năng lực bản thân; nghiên cứu khoa học, tổng kết rút kinh nghiệm thực tiễn; khiêm tốn, hoà đồng, quan hệ công tác tốt với đồng nghiệp. Yếu tố này đóng vai trò rất quan trọng đối với mỗi giảng viên, đặc biệt đối với giảng viên trong môi trường đào tạo cán bộ y tế, bởi có tự hoàn thiện mình mới tu dưỡng tốt nhân cách của mình đóng góp tốt sức mình cho sự nghiệp trồng người và chăm sóc, bảo vệ, nâng cao sức khoẻ nhân dân.

Do thực trạng đội ngũ cán bộ giảng viên Trường CĐKT Y tế I hiện nay chưa đáp ứng nhu cầu đảm bảo chất lượng đào tạo cho tương lai cho nên

cần tiếp tục bổ sung, đào tạo, phát triển đội ngũ này một cách chính quy, tập trung vào hai hình thức đào tạo chính sau:

Thứ nhất, đào tạo tại trường và các học viện, các trường đại học y trong nước để đảm bảo chuẩn hoá về kiến thức, đồng thời học hỏi kinh nghiệm từ đồng nghiệp, cập nhật những kiến thức mới qua các kênh như mạng internet, sách, báo, tạp chí trong và ngoài nước. Nhà trường cần tiếp tục có biện pháp đào tạo hữu hiệu nhằm nâng cao trình độ ngoại ngữ, tin học, đặc biệt tin học ứng dụng cho cán bộ, viên chức. Bởi vì, đó là những phương tiện hữu hiệu để mỗi cá nhân mở rộng, cập nhật kiến thức mới trong và ngoài nước.

Thứ hai, đào tạo ở nước ngoài. Nhà trường cần tiếp tục tạo điều kiện cho cán bộ giảng viên, đặc biệt cán bộ trẻ có trình độ ngoại ngữ được đi đào tạo ở nước ngoài về các chuyên ngành kỹ thuật, tiếp thu kiến thức mới, tiên tiến để sau khi về nước có thể truyền đạt cho sinh viên đồng thời phục vụ tốt hơn công tác khám - chữa bệnh phục vụ nhân dân.

Ngoài ra, nhà trường nên tiếp tục liên kết với các cơ sở đào tạo về phương pháp dạy học, tin học ứng dụng để mở các lớp đào tạo lại cập nhật kiến thức cho cán bộ giảng dạy. Trên cơ sở đó, mỗi giảng viên tiến hành đổi mới phương pháp dạy học cho phù hợp, góp phần khắc phục tình trạng không cân đối giữa đào tạo lý thuyết và thực hành, sinh viên ra trường thiếu kiến thức, chưa đảm nhiệm được công việc chuyên môn.

Cùng với phát triển lực lượng giảng viên, nhà trường cần tích cực đổi mới nội dung chương trình đào tạo. Hiện nay, nhà trường đang thực hiện việc đào tạo KTV ở cả trình độ trung học, cao đẳng chính quy và vừa làm, vừa học cũng như đào tạo lại, đào tạo chuyển đổi. Do đó, việc xây dựng nội dung chương trình đào tạo cho các trình độ, các hệ đào tạo khác nhau cần đảm bảo tính kế thừa, tính thiết thực và hiện đại. Việc bố trí môn học, bài học cũng cần đảm bảo tính thiết thực, hiện đại dựa trên những thành tựu khoa học công nghệ tiến tiến và nhu cầu của thị trường lao động với phương

châm: cung cấp cho người học những kiến thức thực tiễn khám, chữa bệnh

Một phần của tài liệu Vấn đề đào tạo nguồn lực kỹ thuật viên y tế của trường Cao đẳng Kỹ thuật Y tế 1 hiện nay (Trang 73)