Quan điểm và định hƣớng quản lý tài chính tại trƣờng CĐCNTP

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại trường Cao đẳng Công nghiệp thực phẩm, thành phố Việt Trì - Phú Thọ (Trang 86)

5. Kết cấu của đề tài

4.1.Quan điểm và định hƣớng quản lý tài chính tại trƣờng CĐCNTP

Quản lý tài chính tốt, trƣớc hết trƣờng CĐCNTP phải xác định đúng đắn về mục tiêu quản lý. Quản lý tài chính để nhằm mục đích gì? Giúp cho đơn vị có kế hoạch trong tƣơng lai nhƣ thế nào? Điều chỉnh cơ cấu thu chi ra sao? Hay biện pháp để xây dựng các hình thức kiểm soát tài chính? Hay đồng thời thực hiện tất cả các nội dung trên. Việc xác định đúng mục tiêu quản lý sẽ là cách thức để tập trung nguồn lực, phƣơng pháp quản lý và lập đƣợc quy trình quản lý theo mục tiêu đặt ra, đạt đƣợc những mục tiêu nhƣ mong muốn. Đặc biệt, gắn quản lý tài chính với bền vững tài chính tƣơng ứng chất lƣợng đầu ra. Phải thƣờng xuyên đánh giá quản lý tài chính, từ đó có biện pháp hiệu chỉnh kịp thời để đạt đƣợc mục tiêu cuối cùng.

Về mục tiêu, định hướng chung toàn trường:

Tiếp tục xây dựng và mở rộng trƣờng CĐCNTP theo hƣớng tập trung duy trì các ngành đào tạo truyền thống đồng thời đa dạng hóa thêm các loai hình đào tạo, chú trọng các ngành mũi nhọn là ngành Công nghiệp Thực phẩm, công nghệ Sinh học, Hóa học. Nâng cao chất lƣợng đào tạo và năng lực quản lý, gắn kết trƣờng với xã hội, tăng cƣờng hơn nữa các dịch vụ xã hội, phục vụ cộng đồng. Từng bƣớc điều chỉnh mục tiêu và phƣơng thức hoạt động cho phù hợp với những yêu cầu đa dạng của xã hội.

Về phương hướng hoàn thiện quản lý tài chính của trường CĐCNTP:

Xuất phát từ vị trí, vai trò, đặc điểm và thực tiễn về quản lý tài chính tại Trƣờng trong thời gian qua đồng thời nhằm không ngừng nâng cao hiệu quả sử dụng kinh phí đáp ứng nhu cầu chi tiêu của đơn vị trong giai đoạn khó

khăn hiện nay, quản lý tài chính tại trƣờng CĐCNTP cần hoàn thiện theo các định hƣớng sau:

Một là, đổi mới cơ chế quản lý chi ngân sách hƣớng vào việc kiểm soát đầu vào và kết quả hoạt động theo mục tiêu, chức năng chung toàn trƣờng.

Điều này đƣợc coi là bƣớc đột phá thực hiện tốt chế độ tự chủ tài chính cho đơn vị sự nghiệp có thu nói chung và cho Trƣờng nói riêng nhằm đảm bảo kỷ luật tài chính, tăng cƣờng hiệu quả phân bổ cho những nhóm chi có thứ tự ƣu tiên và hiệu quả hoạt động.

Do hệ thống kiểm soát tài chính hiện nay ở trƣờng vẫn thực hiện theo mô hình truyền thống, kiểm soát chi tiêu chủ yếu tập trung ở các yếu tố đầu vào nhƣ chi tiền lƣơng, mua sắm trang thiết bị, điện, nƣớc,… Các thông tin về kết quả hoạt động hầu nhƣ vắng bóng trong khi phân bổ ngân sách. Mà theo tinh thần của Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ là trao quyền tự chủ cho các đơn vị sự nghiệp có thu trong mọi hoạt động của mình về: bộ máy, biên chế, tài chính. Vì vậy, sự tự chủ này cần phải đi kèm với sự gia tăng trách nhiệm đối với việc thực hiện mục tiêu, chức năng chung toàn trƣờng. Hàng năm, các nhà quản lý tài chính tại Trƣờng cần chịu trách nhiệm phân bổ nguồn lực tại cơ sở dựa trên các thông tin sẵn có thông qua việc phối hợp với Khoa, Phòng, Tổ bộ môn chứ không nên chỉ dựa đơn thuần vào định mức phân bổ các nguồn thu nhƣ hiện nay.

Hai là, chính sách tiền lƣơng của Trƣờng phải gắn liền với hiệu quả hoạt động của Trƣờng. Con ngƣời ở thời đại nào cũng là nguồn tài nguyên quý giá nhất của đất nƣớc, là chủ thể của mọi sáng tạo. Với chính sách trả lƣơng đúng đắn không những giúp cho cán bộ, giảng viên toàn Trƣờng có thể tái tạo lại sức lao động mà còn là đòn bẩy kinh tế nâng cao hiệu quả công việc

Ba là, từng bƣớc tiến tới xây dựng khuôn khổ chi tiêu trung hạn cho Trƣờng một cách hoàn thiện theo hƣớng quản lý đầu ra và kết quả hoạt động.

Việc không thể kết nối giữa chính sách với kế hoạch hoạt động và kế hoạch ngân sách cùng với quá trình kiểm soát chặt chẽ đầu vào là

nguyên nhân dẫn đến kết quả nghèo nàn sau các khoản chi ngân sách cho Trƣờng. Trên nhiều phƣơng diện, khuôn khổ chi tiêu trung hạn đã trở thành công cụ quản lý tốt trong việc dự thảo ngân sách. Mục tiêu tổng thể của khuôn khổ chi tiêu trung hạn là nhằm nỗ lực giải quyết các yếu kém của hệ thống lập ngân sách.

Khi xây dựng khuôn khổ chi tiêu ngân sách sẽ giúp Trƣờng thực hiện đƣợc cam kết trong thời gian trung hạn, cố gắng đạt đƣợc kết quả lớn hơn nguồn lực hiện có bằng cách kết nối mục tiêu, chức năng của trƣờng với các ƣu tiên trong chi tiêu. Việc xây dựng khuôn khổ chi tiêu trung hạn có ƣu điểm sau:

+ Tạo ra một cơ sở chiến lƣợc cho lập ngân sách để các khoản chi tiêu hƣớng tới đạt đƣợc các mục tiêu đề ra.

+ Xây dựng đƣợc một ngân sách tổng thể, thống nhất bao gồm cả chi đầu tƣ và chi thƣờng xuyên từ nguồn NSNN cấp và nguồn thu hoạt động sự nghiệp của Trƣờng.

+ Chú trọng tới kết quả hoạt động của Trƣờng và đo lƣờng hiệu quả sử dụng các nguồn lực.

+ Đƣa ra đƣợc một kế hoạch phân bổ nguồn lực trong 3 đến 5 năm để Trƣờng chủ động lập kế hoạch chi tiêu sao cho có hiệu quả nhất.

Bốn là, tăng cƣờng công tác xã hội hóa và đa dạng hóa các nguồn tài chính tạo nguồn thu cho Trƣờng

Xã hội hóa giáo dục, đào tạo đã và đang là định hƣớng rất cơ bản để huy động sức mạnh của cả xã hội vào công cuộc phát triển giáo dục. Đó là quá trình nhằm phát huy tinh thần trách nhiệm của mọi tầng lớp nhân dân, để mở rộng các nguồn đầu tƣ, khai thác có hiệu quả các tiềm năng về nhân lực, vật lực, tài lực trong xã hội. Phát huy và sử dụng tốt các nguồn lực của nhân dân, tạo điều kiện cho các hoạt động của giáo dục đào tạo phát triển nhanh hơn, có chất lƣợng cao hơn.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại trường Cao đẳng Công nghiệp thực phẩm, thành phố Việt Trì - Phú Thọ (Trang 86)