Hoàn thiện công tác kiểm tra, kiểm soát quản lý tài chính

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại trường Cao đẳng Công nghiệp thực phẩm, thành phố Việt Trì - Phú Thọ (Trang 100)

5. Kết cấu của đề tài

4.2.4. Hoàn thiện công tác kiểm tra, kiểm soát quản lý tài chính

Khi nói về việc hoàn thiện công tác kiểm tra, kiểm soát quản lý tài chính tại trƣờng CĐCNTP là nói đến việc hoàn thiện công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ trong Trƣờng. Để hoàn thiện công tác kiểm tra, kiểm soát quản lý tài chính, Trƣờng cần thực hiện công việc:

- Thành lập ban kiểm tra, kiểm soát về mặt quản lý tài chính trong trƣờng và đƣợc quy định rõ chức năng, nhiệm vụ trong nhiệm vụ, chức năng của các phòng, ban chức năng của Trƣờng. Ban kiểm tra, kiểm soát hoạt động thƣờng xuyên chứ không chỉ tại thời điểm lập và quyết toán dự toán.

- Ban kiểm tra, kiểm soát quản lý tài chính cần phải đƣợc hoạt động một cách thƣờng xuyên thực hiện nhiệm vụ kiểm tra phƣơng thức quản lý tài chính của Trƣờng áp dụng:

+ Kiểm tra việc lập dự toán thu chi: Ban kiểm tra cần căn cứ lập dự toán theo các văn bản hƣớng dẫn của Bộ Tài chính đối với đơn vị sự nghiệp có thu và xem xét dự toán có thực hiện chế độ tự chủ hay không. Dự toán có căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, mục tiêu, chế độ, định mức theo hƣớng dẫn của Nhà nƣớc và chế độ Trƣờng áp dụng.

+ Kiểm tra việc thực hiện dự toán thu chi: Ban kiểm tra cần thực kiểm tra việc sử dụng nguồn thu có thực hiện chế độ tự chủ, các khoản chi có đúng quy định không (có vƣợt quá chế độ, tiêu chuẩn, định mức đã đƣợc Hiệu trƣởng hay cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và có hóa đơn chứng từ hợp lệ chƣa) đặc điệt đối với khoản chi thanh toán cá nhân, chi thanh toán dịch vụ công cộng, chi thuê mƣớn, chi vật tƣ, văn phòng, thông tin tuyên truyền, liên lạc phí, công tác phí, hội nghị phí,… Đồng thời, điểm tra việc sử dụng nguồn thu có tiết kiệm đƣợc sử dụng đúng nội dung và mục đích không.

+ Kiểm tra quyết toán thu, chi: Quá trình này, ban kiểm tra tiến hành kiểm tra lại số nguồn thu tiết kiệm đƣợc, việc hạch toán kế toán của đơn vị quản lý tài chính trong Trƣờng và mục lục ngân sách có đúng quy định, việc quyết toán khoản thu chi có đúng thời hạn không.

- Kiểm tra, kiểm soát nhằm nâng cao công tác chấp hành kỷ luật tài chính tại Trƣờng. Cần phải thực hiện kiểm tra, kiểm soát tài chính theo các nội dung:

+ Lập kế hoạch kiểm tra định kỳ: thực hiện công tác kiểm tra, xét đuyệt quyết toán hàng năm theo chu kỳ 6 tháng/lần.

+ Tổ chức thực hiện kiểm tra: kiểm tra việc thực hiện chế độ, chính sách về thu chi tại Trƣờng làm căn cứ báo cáo quyết toán, thuyết minh tài chính nhằm giảm thời gian kiểm duyệt.

+ Lập và báo cáo kết quả kiểm tra.

+ Đề nghị xử lý đối với các trƣờng hợp phát hiện sai sót.

- Sau khi mỗi đợt kiểm tra qua các bƣớc trong phƣơng thức quản lý tài chính tại Trƣờng, ban kiểm tra, kiểm soát cần phải tập hợp kết quả và công bố cho toàn thể cán bộ, giảng viên trong Trƣờng nhằm thực hiện nguyên tắc tập trung, dân chủ và công khai, minh bạch.

Việc tăng cƣờng hoạt động kiểm tra nội bộ trong Trƣờng mới góp phần nâng cao ý thức trách nhiệm của ban kiểm tra, ban quản lý tài chính từ đó mới tìm đƣợc những thiếu mắc, sai sót, những nguyên nhân và tìm ra biện pháp

một cách thuận lợi nhất. Bên cạnh sự nỗ lực của tập thể, cán bộ, giảng viên trong Trƣờng cần có sự góp sức của đơn vị quản lý là Bộ Công Thƣơng, Bộ Giáo dục và Đào tạo và các tổ chức, cá nhân trong xã hội nhằm phát triển sự nghiệp giáo dục nói chung.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại trường Cao đẳng Công nghiệp thực phẩm, thành phố Việt Trì - Phú Thọ (Trang 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)