Điều kiện để hoàn thiện quản lý tài chính tại trƣờng CĐCNTP

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại trường Cao đẳng Công nghiệp thực phẩm, thành phố Việt Trì - Phú Thọ (Trang 102)

5. Kết cấu của đề tài

4.3. Điều kiện để hoàn thiện quản lý tài chính tại trƣờng CĐCNTP

Việc hoàn thiện quản lý tài chính tại trƣờng CĐCNTP nói riêng và các đơn vị sự nghiệp có thu nói chung không chỉ là sự phấn đấu, nỗ lực của đơn vị đó mà cần có sự góp sức của Chính phủ, Nhà nƣớc và các cơ quan quản lý chủ quản. Nếu tất cả tập thể, đơn vị, các cơ quan, ban, ngành cùng “chung tay” thì mới tạo nên sức mạnh góp phần đẩy nhanh công cuộc hoàn thiện, thúc đẩy hoạt động đạt mục tiêu, định hƣớng đề ra đối với từng đơn vị.

4.3.1. Về cơ chế, chính sách của Nhà nước

Hiện nay, trƣớc yêu cầu của pháp luật hóa các hoạt động đời sống kinh tế - xã hội, các văn bản pháp luật trở thành nền tảng pháp lý của đời sống kinh tế - xã hội do đó đặt ra yêu cầu rất cao đối với công tác ban hành cơ chế, chính sách về quản lý tài chính đối với đơn vị sự nghiệp có thu là: đầy đủ, đồng bộ, cụ thể và rõ ràng. Để công tác quản lý tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp có thu nói chung trƣờng CĐCNTP nói riêng đƣợc thực hiện hiệu quả cần có một số thay đổi trong cơ chế, chính sách sau:

Một là, bổ sung, thay thế một số điều trong Nghị định số 43 cho phù hợp với thực tế, nhƣ: mở rộng phạm vi quyền tự chủ cho các đơn vị sự nghiệp có thu, tăng cƣờng hơn nữa quyền tự chủ cho thủ trƣởng các đơn vị sự nghiệp về sử dụng con ngƣời, điều hành về quỹ tiền lƣơng, tiền công,… để các đơn vị này thực sự đứng vững trong nên kinh tế. Đồng thời, có văn bản hƣớng dẫn, thực hiện phân chia đối với từng lĩnh vực hoạt động sự nghiệp để từng loại đơn vị sự nghiệp có thể áp dụng dễ dàng hơn.

Hai là, một số văn bản cần xem xét, ban hành kịp thời bao gồm: hệ thống định mức, đơn giá, tiêu chuẩn chi tiêu của Nhà nƣớc, hệ thống các tiêu chuẩn quản lý ngân sách theo đầu ra, chế độ cấp phát, thanh toán các khoản

chi ngân sách Nhà nƣớc theo dự toán, cơ chế thanh toán bằng tiền mặt đối với các đơn vị sử dụng ngân sách; chế độ kế toán, kiểm toán và thống kê ngân sách Nhà nƣớc,…

4.3.2. Về phía cơ quan quản lý chủ quản

Trƣờng CĐCNTP với chức năng là một đơn vị sự nghiệp có thu hoạt động trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo trực thuộc Bộ Công thƣơng và sự kiểm soát của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Nên mọi hoạt động của trƣờng đều phải thực hiện thông qua sự chỉ đạo hƣớng dẫn của văn bản, chính sách của Nhà nƣớc, Bộ Công thƣơng và Bộ Giáo dục và đào tạo.

Đối với mặt quản lý tài chính, Trƣờng trực tiếp chịu sự quản lý của Bộ Công thƣơng và các văn bản Bộ Tài chính ban hành.

Về phía Bộ Tài chính

Nghị định số 43 của Bộ Tài chính thực chất chỉ là giao quyền tự chủ cho các trƣờng trong việc tổ chức chi, chƣa giao quyền tự chủ về huy động nguồn lực tài chính từ học phí do ngƣời học đóng góp. Đây là một bất cập lớn cho các trƣờng trong việc chủ động tìm kiếm, huy động nguồn lực tài chính cho đầu tƣ phát triển, thu hút nhân tài, xây dựng cơ sở vật chất nâng cao chất lƣợng đào tạo, trong khi ngân sách Nhà nƣớc chi cho giáo dục đào tạo hàng năm tăng không đáng kể. Ngoài ra, Bộ Tài chính chƣa có hƣớng dẫn, chƣa có quy định cụ thể về việc liên doanh, liên kết, về tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành, chất lƣợng và kết quả hoạt động của đơn vị đƣợc giao quyền tự chủ nên việc triển khai, thực hiện còn nhiều vƣớng mắc. Mặt khác, tính chủ động của các trƣờng trong việc thực hiện cơ chế tự chủ tài chính còn mang tính hình thức.

Để các hoạt động giảng dạy trong sự nghiệp giáo dục, đào tạo đƣợc thực hiện một cách công khai, dân chủ trong các hoạt động thu, chi nguồn tài chính của đơn vị sự nghiệp có thu hoạt động trên lĩnh vực này đòi hỏi Bộ Tài chính cần liên kết với Bộ Giáo dục và Đào tạo để đƣa ra các quy định, văn bản sát thực. Các văn bản, quy định này phải thể hiện rõ việc lập dự toán,

quản lý, sử dụng kinh phí đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ công chức Nhà nƣớc, đƣa ra các định mức chung trong việc thu, chi của hoạt động giảng dạy, công tác và hoạt động khác để các trƣờng vận dụng một cách triệt để.

Về phía Bộ Công thương

Trƣờng Cao đẳng Công nghiệp Thực phẩm trực thuộc Bộ Công Thƣơng, căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ Bộ Công Thƣơng giao và căn cứ vào Nghị định số 43/2006/NĐ- CP ngày 25/04/2006 của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thƣc hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính, từ đó trƣờng xây dựng phƣơng án tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ tài chính gửi Bộ Công Thƣơng phê duyệt. Trên cơ sở phƣơng án tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính của các trƣờng trong Bộ, Bộ Công Thƣơng tổng hợp dự toán thu - chi NSNN gửi Bộ Tài chính.

Đối với trƣờng Cao đẳng Công nghiệp Thực phẩm ngoài việc tuân thu các quy định pháp luật của Nhà nƣớc nhằm thực hiện có hiệu quả công tác tự chủ tài chính, Bộ Công thƣơng cũng cần ban hành thêm các quyết định khác để tạo điều kiện cho Trƣờng thực hiện quyền tự chủ khác về: đội ngũ cán bộ, quản lý tài sản, tinh giảm biên chế,… Điều đó góp phần nâng cao năng lực của Ban giám hiệu cùng toàn thể cán bộ trong Trƣờng để tạo động lực làm việc.

Với sự nỗ lực của tập thể cán bộ, giảng viên, lãnh đạo trƣờng CĐCNTP và việc tạo điều kiện của cơ quan quản lý là một động lực và tạo sự thành công bƣớc đầu giúp trƣờng ngày càng hoàn thiện quản lý tài chính của đơn vị mình.

KẾT LUẬN

Công tác quản lý tài chính tại các đơn vị sự nghiệp nói chung và các đơn vị sự nghiệp có thu nói riêng đóng vai trò đặc biệt quan trọng, góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển ổn định, bền vững.

Trƣờng CĐCNTP là đơn vị sự nghiệp có thu, hoạt động trong lĩnh vực giáo dục đào tạo, là nơi đào tạo và nghiên cứu khoa học đa ngành nghề, đa lĩnh vực. Trong những năm qua, quản lý tài chính tại Trƣờng đã đạt những thành tích đáng kể, tuy nhiên vẫn còn những khó khăn, hạn chế nhất định. Trƣớc yêu cầu của công cuộc đổi mới giáo dục và NSNN còn hạn hẹp thì việc hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại Trƣờng nhằm tăng thu và sử dụng tiết kiệm, hiệu quả các nguồn lực tài chính đồng thời đảm bảo hoàn thành các nhiệm vụ đƣợc giao là yêu cầu tất yếu khách quan.

Bằng việc vận dụng các phƣơng pháp nghiên cứu, luận văn đã tập trung giải quyết những vấn đề sau:

- Làm rõ cơ sở lý luận về quản lý tài chính tại các đơn vị sự nghiệp có thu để tìm ra các nhân tố ảnh hƣởng đến việc quản lý tài chính tại đơn vị sự nghiệp có thu

- Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý tài chính tại trƣờng CĐCNTP để thấy đƣợc những điểm tích cực, hạn chế và nguyên nhân trong việc quản lý tài chính.

- Trên cơ sở thực trạng quản lý và sử dụng nguồn lực tài chính luận văn đã trình bày một số giải pháp và điều kiện để hoàn thiện công tác quản lý tại trƣờng CĐCNTP.

Với những giải pháp đề xuất sẽ giúp hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại trƣờng, giúp Trƣờng thuận lợi trong việc đảm bảo nguồn tài chính và phát triển theo hƣớng bền vững trong giai đoạn khó khăn hiện nay.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Công Thƣơng (2008), Quyết định số 4371/QĐ-BTC ngày 06/08/2008 về việc ban hành Quy chế quản lý tài chính trong các đơn vị hành chính, sự nghiệp thuộc Bộ Công Thƣơng.

2. Bộ Công Thƣơng (2007), Quyết định số 1861/QĐ-BCT ngày 25 tháng 7 năm 2007 về việc ban hành chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy của trƣờng Cao đẳng Công nghiệp Thực Phẩm.

3. Bộ Tài chính (2002), Thông tƣ số 25/2002/TT-BTC ngày 21 tháng 3 năm 2002 về việc hƣớng dẫn thực hiện nghị định số 10/2002-CP ngày 16/01/2002 của Chính phủ về chế độ tài chính áp dụng cho đơn vị sự có thu. 4. Bộ Tài chính (2006), Quyết định số 19/2006/QĐ-BTC ngày 30/3/2006

về việc ban hành chế độ kế toán hành chính sự nghiệp.

5. Bộ Tài chính (2006), Thông tƣ số 71/2006/TT-BTC ngày 9/8/2006 của Bộ Tài chính hƣớng dẫn thực hiện Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với sự nghiệp công lập.

6. Bộ Tài chính (2007), Thông tƣ số 113/2007/TT-BTC ngày 24/9/2007 về sửa đổi bổ sung Thông tƣ số 71/2006/TT-BTC ngày 9/8/2006 của Bộ Tài chính hƣớng dẫn thực hiện Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với sự nghiệp công lập.

7. Bộ Tài chính (2011), Hệ thống mục lục ngân sách Nhà nƣớc, NXB Tài chính. 8. Chính phủ (2003), Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/04/2006 của

Chính phủ về việc quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập.

9. GS.TS.Mai Ngọc Cƣờng (2007), Điều tra thực trạng và khuyến nghị giải pháp thực hiện tự chủ về tài chính các trường Đại học Việt Nam, Đề tài cấp Bộ, NXB Trƣờng Đại học Kinh tế Quốc dân

10. Nguyễn Đăng Học (2011), Thực trạng quản lý tài chính tại một số trường Cao đẳng trực thuộc tỉnh Phú Thọ, Luận văn Thạc sỹ Kinh tế, Đại học Nông Nghiệp Hà Nội.

11. Lê Thị Thu Hƣơng (2013), Tăng cường nguồn tài chính từ liên kết đào tạo tại Trường Cao đẳng nghề Cơ điện - Luyện kim Thái Nguyên, Luận văn Thạc sỹ quản lý Kinh tế, Trƣờng Đại học kinh tế và Quản trị Kinh doanh Thái Nguyên.

12. Nguyễn Thị Hƣơng (2014), Quản lý tài chính tại Đại học Quốc Gia Hà Nội trong bối cảnh đổi mới giáo dục đại học, Luận án tiến sĩ, Đại học Kinh Tế - Đại học Quốc Gia Hà Nội, tr. 33

13. TS. Phạm Văn Khoa (2007), Giáo trình quản lý tài chính công, NXB Tài chính, Hà Nội.

14. Nguyễn Tấn Lƣợng (2012), Hoàn thiện quản lý tài chính tại các trường Đại học Công lập tự chủ tài chính trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh,

Luận văn Thạc sỹ kinh tế, Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, tr. 34-35.

15. Nguyễn Thị Hằng Nga (2012), Giải pháp quản lý tài chính cho một số trường Cao đẳng thuộc tỉnh Thái Nguyên, Luận văn Thạc sỹ Quản lý kinh tế, Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh Thái Nguyên.

16. Trần Thị Thanh Nga (2012), Giáo trình Kế toán Hành chính sự nghiệp, Đại học Đông Á, Hà Nội, tr. 8-11.

17. Nguyễn Thị Nhung (2014), Nghiên cứu về công tác tự chủ tài chính tại Trường Cao đẳng Công nghiệp Thực phẩm, Luận văn Thạc sỹ Quản lý kinh tế, Trƣờng Đại học kinh tế và Quản trị Kinh doanh Thái Nguyên, tr 41-42.

18. Quốc hội (2002), Luật ngân sách Nhà nƣớc, NXB Tài chính, Hà Nội. 19. Quốc hội (2003), Luật kế toán số 03/2003/QH11 ngày 17/6/2003 và

nghị định 128/2004/NĐ-CP ngày 31/5/2004 của Chính phủ quy định chi tiết và hƣớng dẫn thi hành một số điều Luật kế toán áp dụng trong lĩnh vực kế toán Nhà nƣớc.

20. Tài chính công (Sách tham khảo) (2003), NXB Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, tr. 11-14

21. Trần Đình Ty (chủ biên) (2002), Quản lý nhà nước về tài chính tiền tệ, NXB Lao động, Hà Nội.

22. Trƣờng Cao đẳng Công nghiệp Thực phẩm (2007), Quyết định số 344/QĐ-CĐCNTP ngày 5/9/2007 về ban hành quy định nhiệm vụ của các phòng chuyên môn, nghiệp vụ, các khoa và tổ bộ môn.

23. Trƣờng Cao đẳng Công nghiệp Thực phẩm (2012, 2013, 2014), Báo cáo tổng kết năm.

24. Trƣờng Cao đẳng Công nghiệp Thực phẩm (2011), Quyết định số 27/QĐ-CĐCNTP ngày 09/12/2011 quy định về chế độ chi tiêu nội bộ.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại trường Cao đẳng Công nghiệp thực phẩm, thành phố Việt Trì - Phú Thọ (Trang 102)