Hoàn thiện tổ chức bộ máy quản lý tài chính

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại trường Cao đẳng Công nghiệp thực phẩm, thành phố Việt Trì - Phú Thọ (Trang 89)

5. Kết cấu của đề tài

4.2.1.Hoàn thiện tổ chức bộ máy quản lý tài chính

+ Xác định rõ chức năng, quyền hạn của các đơn vị trong Trường

Trong quá trình cải cách hành chính, đổi mới cơ cấu tổ chức, các Phòng, Khoa, Tổ bộ môn giữ một vị trí, nhiệm vụ khác nhau nhƣng cần phải phối hợp chặt chẽ với nhau để tạo ra sự phát triển.

Để các đơn vị trong Trƣờng phát huy hết ƣu thế chuyên môn, giúp cho việc quản lý đƣợc hoàn thiện, có hiệu quả, phòng Hành chính - Tổ chức cần có sự nghiên cứ sắp xếp lại tổ chức, phân định rõ chức năng, quyền hạn của từng đơn vị nhằm đảm bảo sự chuyên nghiệp hóa, tránh chồng chéo chức năng của các đơn vị trực thuộc Trƣờng. Đặc biệt đối với bộ máy quản lý tài chính thông qua phòng Tài chính - Kế toán:

- Thực hiện đúng chức năng là bộ phận tham mƣu cho Hiệu trƣởng trong việc tổ chức công tác quản lý tài chính trƣờng. Chịu trách nhiệm trong việc lập dự toán phân bổ dự toán, thực hiện công tác báo cáo quyết toán theo quy định của Nhà nƣớc. Ngoài ra, chịu sự thanh tra, kiểm tra nội bộ của ban Kế hoạch - Tài chính khi có yêu cầu.

- Không chỉ kết hợp với phòng Đào tạo của trƣờng để đƣa ra mức chi học bổng cho học sinh, sinh viên cho từng kỳ. Cần phối hợp với phòng Đào tạo để thực hiện các khoản chi cho hoạt động đào tạo phù hợp trong các khoản chi về làm thi, coi thi, chấm thi. Đồng thời, kết hợp với phòng Hành chính để có kế hoạch rõ ràng về nhân sự, tinh giản biên chế,… để dự toán mức chi lƣơng, thu nhập tăng thêm cho hợp lý.

- Không chỉ căn cứ vào chế độ tài chính, kế toán của Nhà nƣớc để xây dựng báo cáo định kỳ hàng năm, mà cần căn cứ vào chiến lƣợc phát triển của Tỉnh trong phát triển giáo dục, đào tạo và Đề án phát triển Trƣờng và kết hợp với Phòng, Khoa, Tổ bộ môn để xây dựng khuôn khổ chi tiêu trung hạn.

+ Đào tạo đội ngũ cán bộ kế toán, quản lý tài chính có tinh thần trách nhiệm và chuyên môn cao

Đội ngũ cán bộ là bộ phận quan trọng và không thể thiếu trong bộ máy kế toán tài chính nói riêng và công tác quản lý nói chung. Đội ngũ cán bộ kế toán, quản lý tài chính có chất lƣợng cao sẽ đƣa ra các quyết định chất lƣợng, hiệu quả trong công tác hạch toán kế toán và quản lý tài chính. Do đó, việc xây dựng một đội ngũ cán bộ tài chính kế toán chuyên trách, giỏi nghiệp vụ, có tinh thần trách nhiệm, phẩm chất đạo đức tốt cần đƣợc xem nhƣ một khâu quan trọng trong việc tăng cƣờng hoàn thiện quản lý tài chính tại Trƣờng. Để có đƣợc đội ngũ cán bộ này, trƣờng CĐCNTP phẩm cần:

- Xây dựng tiêu chuẩn cán bộ, nghiệp vụ đối với cán bộ làm công tác tài chính, kế toán, bố trí cán bộ có năng lực phù hợp với từng công việc.

- Tăng cƣờng công tác kiểm tra chéo giữa các khâu trong quá trình quản lý. Đối với từng lĩnh vực cơ bản: quản lý đầu tƣ xây dựng cơ bản, quản lý dự án, quản lý tài sản cố định,… cần có các cán bộ có chuyên môn và khả năng và phải yêu cầu từng lĩnh vực này phải đƣợc quản lý không chỉ trên hệ thống chứng từ, sổ sách nhƣ Trƣờng quản lý hiện nay mà phải đƣợc điện tử hóa, quản lý qua phần mềm máy tính.

- Thƣờng xuyên cử cán bộ tài chính, kế toán đi tập huấn, thực hành kế toán trên máy vi tính, đào tạo nghiệp vụ chuyên môn nhằm nâng cao trình độ.

- Đào tạo bồi dƣỡng về lý luận chính trị, đạo đức nghề nghiệp cho toàn thể cán bộ quản lý, kế toán tài chính trong Trƣờng.

Thực hiện các giải pháp này, bƣớc đầu giúp đơn vị quản lý tài chính thấy đƣợc chức năng, nhiệm vụ của mình trong Trƣờng; xây dựng kế hoạch chi tiêu từ đó làm căn cứ để xây dựng dự toán hàng năm một cách phù hợp, sát thực với mục tiêu phát triển trung toàn Trƣờng. Đồng thời, có đƣợc đội ngũ cán bộ quản lý, kế toán tài chính cho trình độ chuyên môn cao và có tinh thần trách nhiệm.

+ Tăng cường trang thiết bị cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ công tác quản lý tài chính:

Để đáp ứng yêu cầu quản lý tài chính trong điều kiện thực hiện đa dạng hóa loại hình đào tạo, đa dạng hóa các nguồn lực tài chính, trƣớc hết phải ƣu tiên mua sắm trang thiết bị nhƣ máy vi tính, nối mạng quảng lý tài chính từ Ban kế hoạch tài chính đến các đơn vị dự toán trực thuộc. Trong các đơn vị cần nối mạng quản lý từ kế toán chi tiết, kế toán tổng hợp, kế toán trƣởng và chủ tài khoản. Phải đầu tƣ mua những phần mền phù hợp, đồng thời chủ động đào tạo nâng cao trình độ ứng dụng tin học cho các cán bộ kế toán.

4.2.2. Hoàn thiện phương thức quản lý tài chính

Trong phƣơng thức quản lý tài chính tự chủ, tự chịu trách nhiệm tại trƣờng CĐCNTP cần tăng cƣờng giao quyền tự chủ tài chính cho các Phòng, Khoa, Tổ bộ môn đồng thời phải tuân thủ các quy trình trong lập dự toán, thực hiện dự toán và công tác kế toán, quyết toán ngân sách Nhà nƣớc.

Một là, đối với việc lập dự toán thu, chi

Yêu cầu đơn vị trực thuộc Trƣờng khi lập dự toán cần:

- Chấp hành nghiêm chỉnh yêu cầu và quy trình lập dự toán ngân sách Nhà nƣớc, dự toán chi của Trƣờng cần dựa trên cơ sở nguồn thu có khả năng thực hiện, số kiểm tra theo thông báo của Bộ Tài chính, nhiệm vụ chi theo phân cấp và các định mức tiêu chuẩn của Nhà nƣớc.

- Trƣờng cần có căn cứ cho việc lập dự toán, kiểm soát thanh toán và kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của các khoản chi ngân sách Nhà nƣớc.

- Cùng với việc lập dự toán ngân sách hàng năm Trƣờng cần lập dự toán ngân sách Nhà nƣớc theo khuôn khổ chi tiêu trung hạn gắn với Đề án phát triển trƣờng đã đƣợc phê duyệt. Quy trình lập dự toán theo phƣơng thức này đơn vị lập dự toán của Trƣờng cần thực hiện nhƣ sau:

+ Căn cứ vào vào các nguồn thu (từ hoạt động sự nghiệp của Trƣờng và kinh phí NSNN cấp) và quy mô phát triển Trƣờng trong thời gian tới kết hợp

với các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô khác nhƣ lạm phát, tỷ lệ tiết kiệm,… để xác định tổng nguồn lực để có thể sử dụng để chi tiêu trong thời kỳ trung hạn.

+ Từ mục tiêu cụ thể, đơn vị lập dự toán cần sơ bộ xác định các hạn mức chi tiêu cho từng nhóm mục chi để sau khi đƣợc Hiệu trƣởng phê duyệt làm căn cứ xây dựng dự toán hàng năm.

+ Trƣờng cần phải đánh giá lại chiến lƣợc hoạt động của mình, rà soát lại các mục tiêu trƣớc mắt, mục tiêu lâu dài để làm căn cứ cho việc xây dựng dự toán ngân sách trung hạn.

+ Trên cơ sở đánh giá lại chiến lƣợc và mục tiêu của mình Trƣờng có thể đƣa ra thứ tự ƣu tiên các mục tiêu chiến lƣợc và dự toán kinh phí cần thiết để thực hiện chúng. Từ đó giúp cho các quyết định chi tiêu của Trƣờng tránh đƣợc tình trạng cắt giảm không đúng hay tùy tiện trong việc quyết định chi.

+ Cần cân đối giữa tổng nhu cầu chi tiêu với hạn mức chi tiêu trần đã đƣợc nhà trƣờng duyệt.

+ Sau khi đã thống nhất hạn mức kinh phí, thu, chi chung trong thời gian trung hạn đƣợc ban Tài chính - Kế toán duyệt và thống nhất trong toàn Trƣờng, đơn dự toán tiến hành xây dựng dự toán thống nhất chi tiết cho từng năm và công khai cho toàn thể cán bộ, giảng viên trong Trƣờng.

+ Đơn vị lập dự toán cần trình lại dự toán chi tiêu trung hạn đối với ban Tài chính - Kế toán để tiến hành rà soát lại, thảo luận và thông qua dự toán cho từng năm trong khuôn khổ dự toán trung hạn.

Việc xây dựng dự toán ngân sách trung hạn giúp trƣờng CĐCNTP có các ƣu điểm sau: Thực hiện chi tiêu một cách nhất quán với kế hoạch trung hạn của Trƣờng; thực hiện phân bổ nguồn thu cho các khoản chi ƣu tiên một cách minh bạch, không phải cứ cắt giảm tùy tiện; nâng cao trách nhiệm giải trình của Trƣờng khi có sự kiểm tra thanh tra và việc phân bổ ngân sách sẽ căn cứ theo chiến lƣợc và mục tiêu hoạt động chung của Trƣờng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Chấp hành thời gian phân bổ dự toán chi ngân sách Nhà nƣớc theo Luật. Dự toán NSNN là căn cứ để các đơn vị thực hiện chi tiêu và cũng là căn cứ để Kho bạc Nhà nƣớc kiểm soát chi ngân sách Nhà nƣớc.

Hai là, đối với việc thực hiện dự toán thu, chi

Thiết lập công tác kiểm soát dự toán trƣớc khi thực hiện thu, chi ngân sách. Cơ chế kiểm soát thanh toán các khoản chi ngân sách đang áp dụng là cơ chế kiểm soát trƣớc khi thanh toán chi trả nhƣng lại đƣợc thực hiện sau khi Hiệu trƣởng. Công tác kiểm soát trƣớc khi thực hiện chi sẽ đƣợc phòng Tài chính - Kế toán của Trƣờng thực hiện. Để thực hiện tốt chức năng này cần phối hợp với phòng Hành chính - Tổ chức, phòng Đào tạo và phòng Thanh tra - Khảo thí để đạt đƣợc: tiết kiệm về nhân lực, hạn chế chi phí đào tạo và các khoản chi khác.

Ba là, đối với công tác kế toán và quyết toán các khoản thu, chi

- Về công tác kế toán: Áp dụng đúng hệ thống tài khoản, phƣơng pháp hạch toán và hệ thống biểu mẫu chứng từ kế toán theo quy định của Nhà nƣớc đối với các đơn vị sự nghiệp có thu.

- Về công tác quyết toán các khoản thu, chi: Hạch toán kế toán là công cụ quan trọng trong phƣơng thức quản lý tài chính đối với đơn vị sự nghiệp có thu nhằm đƣa công tác kế toán của Trƣờng đi vào nề nếp, thực hiện nghiêm chỉnh Pháp lệnh kế toán và thống kê. Từ đó giúp cho việc quyết toán của đơn vị dự toán trực thuộc Trƣờng đƣợc thực hiện một cách nhanh chóng, thuận tiện các công việc: thực hiện chế độ báo cáo tài chính định kỳ với đầy đủ các báo cáo theo quy định. Khắc phục hạn chế về thời gian kiểm tra, quyết toán năm và thực hiện chế độ kiểm tra thƣờng xuyên.

4.2.3. Hoàn thiện nội dung quản lý tài chính

4.2.3.1 Quản lý thu

Trƣờng sử dụng ngân sách Nhà nƣớc, nhân lực tài sản cho việc thực hiện nhiệm vụ hiệu quả hơn, đã mở rộng, phát triển nguồn thu. Trƣờng cũng

đã chủ động trích lập quỹ đầu tƣ phát triển, mua sắm tài sản và coi là giải pháp nâng cao chất lƣợng học đi đôi với hành và cũng là cơ sở để mở rộng, phát triển hoạt động dịch vụ tạo nguồn thu, nâng mức thu nhập cho ngƣời lao động. Trƣờng đã mở rộng quy mô, đa dạng hóa các ngành nghề với nhiều hình thức đào tạo tập trung, đào tạo từ xa. Ngoài ra, Trƣờng đã có nhiều giải pháp về quản lý nội bộ, thực hành tiết kiệm chi phí nhƣ xây dựng các tiêu chuẩn, định mức chi phí, định mức tiêu hao nguyên vật liệu, hệ số quy đổi giờ giảng lý thuyết, thực hành, thực tập, đơn giá giờ giảng,.. đã góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của nhà trƣờng. Về khía cạnh quản lý tài chính cần phải có một số giải pháp nhằm quản lý thu nhƣ sau:

Tăng cường khai thác, tăng các nguồn thu cho trường CĐCNTP

Là một đơn vị sự nghiệp có thu hoạt động trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo để thực hiện việc tăng cƣờng nguồn thu, trƣờng CĐCNTP phải thực hiện đồng bộ các giải pháp:

- Nâng cao chất lượng đào tạo

Trƣờng cần có quy định rõ ràng về chức năng và nhiệm vụ của Trƣờng trong việc đào tạo nguồn nhân lực chất lƣợng cao cho tỉnh Phú Thọ và các tỉnh trong khu vực phía Bắc. Cần phải xây dựng chƣơng trình đào tạo, thời gian đào tạo, kế hoạch đào tạo, chƣơng trình giảng dạy phù hợp với trình độ các ngành, nghề đào tạo. Đồng thời, cần sàng lọc và đào tạo đƣợc lƣợng sinh viên có chất lƣợng, đúng khả năng và chuyên ngành đáp ứng nhu cầu cho xã hội, không gây hao tốn cho xã hội và gia đình.

- Tự chủ trong tuyển sinh và tuyển dụng

Điều này giúp trƣờng chủ động trong nguồn thu ngoài ngân sách Nhà nƣớc cấp, mà nguồn thu chủ yếu của Trƣờng chủ yếu từ học phí của ngƣời học và đồng thời với việc chủ động trong chỉ tiêu tuyển sinh. Bên cạnh việc tuyển sinh, Trƣờng cần phải tính toán cơ sở vật chất, năng lực đội ngũ để định ra chỉ tiêu trong đào tạo báo cáo cơ sở cấp trên duyệt. Đi đôi với việc tự chủ

trong đào tạo nhằm tăng cƣờng quản lý nguồn thu, Trƣờng cần phải quyết định trong việc lựa chọn con ngƣời.

- Đảm bảo đủ điều kiện vật chất

Trƣờng khó có thể đảm bảo nguồn thu trong điều kiện cơ sở vật chất hạn chế. Đây là điều kiện cần để trƣờng thực hiện tự chủ trong tuyển sinh, tuyển dụng, Trƣờng cần phải đảm bảo về cơ sở vật chất tối thiểu để đủ trang bị cho làm việc và học tập, từ đó mới tăng nguồn thu, chủ động trong sắp xếp các khoản chi.

- Tăng hoạt động dịch vụ trong đào tạo để tạo nguồn thu

Ngoài việc đào tạo chính quy ngành nghề chuyên môn, nhà trƣờng và các Phòng, Khoa, Tổ bộ môn cần tự chủ động mở các lớp ngắn hạn nhƣ: kế toán, thuế, tiếng anh, tin học,… nhằm tăng nguồn thu cho các đơn vị trong trƣờng. Trƣờng cần thực hiện mở nhiều chƣơng trình đào tạo chất lƣợng cao, chƣơng trình đào tạo tiên tiên và tiên hành thu học phí cao tƣơng xứng với chất lƣợng đào tạo trên cơ sở công khai về chất lƣợng đào tạo và tài chính để ngƣời học chấp nhận và xã hội biết, giám sát. Ngoài ra, trƣờng cần tiếp tục mở rộng các loại hình đào tạo không chính quy nhƣ đào tạo từ xa, đào tạo ngắn hạn, … để tăng nguồn thu.Ngoài ra, trƣờng cần tăng cƣờng mở rộng các hoạt động sự nghiệp, hoạt động sản xuất, cung ứng dịch vụ, hoạt động nghiên cứu khoa học và các hoạt động khác nhằm tăng nguồn tài chính. Ngoài ra, trƣờng cần huy động các khoản đóng góp từ các tổ chức xã hội, các doanh nghiệp, các nhà hảo tâm tài trợ cho trƣờng. Đồng thời, trƣờng cần tăng cƣờng mở rộng giao lƣu và hợp tác quốc tế nhằm tranh thủ nguồn viện trợ, tài trợ của nƣớc ngoài để phát triển đào tạo, hỗ trợ xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm thiết bị.

Tăng cường công tác quản lý nguồn thu của Trường

Để thực hiện việc quản lý nguồn thu một cách hiệu quả, sau một đợt thu học phí hay khoản dịch vụ liên quan ban Kế hoạch - Tài chính đồng thời với ban thanh tra cần phải ra soát, kiểm tra lại hoạt động thu. Đối với đơn vị

dự toán là phòng Tài chính - Kế toán phải phối hợp với Phòng, Khoa, Tổ bộ môn để xây dựng và tính toán các chỉ tiêu đánh giá hoạt động của Trƣờng: số học sinh, sinh viên nhập học, tốt nghiệp, xin đƣợc việc làm, vật tƣ, văn phòng phẩm, mức độ tối thiểu hóa chi phí. Đồng thời, bên cạnh xây dựng hệ thống chỉ tiêu, Trƣờng cần hình thành các cơ chế về ghi chép, báo cáo về tình hình hoạt động của trƣờng và quản lý trên hệ thống máy tính bên cạnh hệ thống sổ sách, chứng từ làm căn cứ so sánh kế hoạch, mục tiêu của trƣờng thông qua đơn vị dự toán của Trƣờng.

Xây dựng hệ thống kế toán quản trị

Kế toán quản trị là một khoa học quản lý. Kế toán quản trị thu thập, xử lý, phân tích tổng hợp và thiết kế những thông tin hữu ích một cách hệ thống

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại trường Cao đẳng Công nghiệp thực phẩm, thành phố Việt Trì - Phú Thọ (Trang 89)