Vai trò của hợp tác đốiphó vớibiến đổi khí hậu trong tiến trình xây dựng Cộng đồng ASEAN

Một phần của tài liệu Hợp tác đối phó với vấn đề biến đổi khí hậu trong ASEAN những năm đầu thế kỷ 21 ( Luận văn ThS. Quan hệ quốc tế ) (Trang 43)

- Mưa nhiều chuyển từ bắc xuống nam, có thể

1.2.2 Vai trò của hợp tác đốiphó vớibiến đổi khí hậu trong tiến trình xây dựng Cộng đồng ASEAN

dựng Cộng đồng ASEAN

ASEAN sẽ thiết lập Cộng đồng ASEAN vào năm 2015 dựa trên ba trụ cột là Cộng đồng Chính trị-An ninh, Cộng đồng Kinh tế, và Cộng đồng Văn hóa-Xã hội.Trong đó, Cộng đồng Văn hóa-Xã hội ASEAN sẽ tập trung hướng tới con người, với mục tiêu ―xây dựng một cộng đồng các dân tộc ASEAN hài hòa, đoàn kết, sống đùm bọc và chia sẻ, hướng tới người dân, chăm lo cho thể chất, phúc lợi, môi trường sống ngày càng tốt hơn của người dân‖. Bên cạnh đó, ASEAN hướng tới phát triển bền vững cũng như đảm bảo môi trường xanh và trong lành bằng cách bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên, cơ sở phát triển kinh tế, xã hội bao gồm quản lý và bảo tồn bền vững dầu mỏ, nguồn nước, khoáng sản, năng lượng, đa dạng sinh học, rừng, các tài nguyên biển và ven bờ cũng như thúc đẩy việc đảm bảo chất lượng nguồn nước và không khí cho khu vực; cũng như sẽ tích cực tham gia vào các nỗ lực toàn cầu nhằm giải quyết những thách thức môi trường toàn cầu trong đó có biến đổi khí hậu, bảo vệ tầng ô-zôn cũng như phát triển và ứng dụng công nghệ thân thiện với môi trường vì nhu cầu bảo vệ môi trường bền vững.27

Từ những phân tích về tác động của biến đổi khí hậu ở trên và trong thực tế gần đây nhất là siêu bão kinh hoàng Haiyan ở Philippines năm 2013, hạn hán, cháy rừng ở Indonesia, lụt lội ở Việt Nam, Thái-lan… cho thấy, các

27 ASEAN Secretariat, ASEAN Socio-Cultural Community Blueprint, http://www.asean.org/archive/5187-19.pdf, 2009 19.pdf, 2009

44

nước ASEAN đang đối mặt với những thách thức về biến đổi khí hậu ngày càng khốc liệt, mà nếu không được giải quyết tốt, sẽ tạo ra những tổn thương về mặt xã hội, làm gia tăng tình trạng nghèo đói, thất nghiệp, khiến một bộ phận lớn lao động nông nghiệp phải chuyển đổi việc làm. Biến đổi khí hậu đã và đang tác động tiêu cực tới nhiều lĩnh vực, đặc biệt là các lĩnh vực kinh tế, môi trường, phát triển, năng lượng, nông nghiệp, ngư nghiệp, và lâm nghiệp ở Đông – Nam Á. Hơn nữa, hậu quả từ việc tăng dân số dẫn tới việc gia tăng nhu cầu về lương thực, năng lượng, các nguồn nước và đất28. Những yếu tố thúc bách này khi kết hợp với các tác động của biến đổi khí hậu lên những lĩnh vực này, có thể tạo ra tình trạng tồi tệ hơn và có thể dẫn tới các cuộc xung đột chung quanh việc sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên, dẫn tới các cuộc di dân trong và ngoài khu vực. Vì thế, việc hỗ trợ cho khả năng kháng cự của người dân và hệ sinh thái, đồng thời để cải thiện khả năng thích ứng của khu vực nhằm giải quyết hiệu quả với mối đe dọa của biến đổi khí hậu là điều vô cùng cần thiết.

Di cư môi trường cũng đặt ra nhiều mối đe dọa tiềm tàng đối với an ninh khu vực29. Mối đe dọa nguy cơ của biến đổi khí hậu theo đó có các tác động xuyên biên giới. Ví dụ, lũ lụt và hạn hán có thể làm bùng phát các bệnh truyền nhiễm có thể lây lan giữa các quốc gia và làm tăng mức độ tử vong30. Những vấn đề xuyên quốc gia này đều gián tiếp hoặc trực tiếp dobiến đổi khí hậugây nên và có thể nghiêm trọng hơn theo thời gian bởi tính đặc biệt dễ bị tổn thương của khu vực này. Mức độ tổn thương tuy khác nhau giữa các quốc gia

28FAO, How to Feed the World in 2050,

http://www.fao.org/fileadmin/templates/wsfs/docs/expert_paper/How_to_Feed_the_World_in_2050.pdf.

29Simon Tay and Phir Paungmalit (2010), Climate Change and Security In the Asia-Pacific, the 2nd Tokyo Seminar on Common Security Challenges: ―Future Defense Sector Cooperation in the Asia-Pacific Region‖ Seminar on Common Security Challenges: ―Future Defense Sector Cooperation in the Asia-Pacific Region‖ 26 March 2010

Một phần của tài liệu Hợp tác đối phó với vấn đề biến đổi khí hậu trong ASEAN những năm đầu thế kỷ 21 ( Luận văn ThS. Quan hệ quốc tế ) (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)