34
loạt vụ biểu tình bắt nguồn từ sự phẫn nộ của người dân nghèo do mất nhà ở, đất canh tác vì sự vô trách nhiệm hoặc bất lực của chính phủ. Các chuyên gia phân tích, tại nhiều nước đang phát triển, các định chế chính phủ và hạ tầng cơ sở sẵn có không đủ sức đối phó với các hệ quả của biến đổi khí hậu. Trong trường hợp một nhà nước không còn khả năng phục vụ người dân, duy trì trật tự và bảo vệ chủ quyền, nguy cơ rối loạn hoàn toàn có thể xẩy ra.
Biến đổi khí hậu cũng đặt ra thách thức không nhỏ với nguồn nước và nguồn lương thực toàn cầu, có thể châm ngòi cho xung đột, giao tranh. Trong bản đánh giá sơ bộ về ―biến đổi khí hậu, thích ứng, và xung đột‖ của Cơ quan phát triển Hoa Kì tháng 10/2009 xác định biến đổi khí hậu tiềm ẩn nguy cơ to lớn với xung đột vì những lí do sau:
Thứ nhất, biến đổi khí hậu có thể gia tăng áp lực với các vấn đề môi trường hoặc tài nguyên mà các các cộng đồng đang phải đối mặt, đặt ra thách thức với năng lực đối phó của Chính phủ, và thúc đẩy di cư.Trong trường hợp này, biến đổi khí hậu làm trầm trọng thêm những căng thẳng tồn tại từ trước làm cho tình hình, điều kiện, và sự phân phối nguồn tài nguyên vốn đã khan hiếm trở nên tồi tệ thêm.
Thứ hai, biến đổi khí hậu có thể tạo ra các vấn đề môi trường mới có thể dẫn đến tình trạng bất ổn. Nếu chiến lược đối phó với biến đổi khí hậu không thành công hoặc các biện pháp thích ứng không được thực hiện, khả năng xung đột có thể gia tăng và làm nguy hại đến an ninh con người. Điều đó có nghĩa là, chiến tranh, xung đột nổ ra không chỉ vì tranh chấp tài nguyên (như: dầu mỏ, vàng bạc và các loại khoáng sản khác) hay vì các mục tiêu chính trị như trước đây, mà trong tương lai, hoàn toàn có thể xuất phát từ việc tranh chấp tài nguyên nước và lương thực. Giá lương thực tăng, tình trạng khan hiếm nước và quỹ đất hạn hẹp có thể làm tăng thêm áp lực xã hội. Một thí dụ khác thường được rất nhiều chuyên gia nêu lên để nhấn mạnh đến tác
35
động của biến đổi khí hậuđối vớitình hình an ninh một nước là những gì xẩy ra tại vùng Darfur (Sudan - châu Phi). Theo một số chuyên gia, chiến tranh sắc tộc tàn phá vùng này bắt nguồn tư nhiều nguyên nhân, trong đó có vấn đề lượng mưa giảm 40% trong thế kỷ qua, tạo ra tình trạng khan hiếm nước uống, khiến cho những sắc tộc trước đây chung sống hòa bình bên nhau, giờ đây đã trở thành đối thủ của nhau trong việc đi tranh giành nguồn nước.
Tình hình nóng bỏng tại vùng Trung Cận Đông giữa Israel và các nước Ả rập cũng bắt nguồn từ các vụ tranh chấp nguồn nước và đất đai canh tác ngày càng khó kiếm do biến đổi khí hậu. Một số chuyên gia cũng nhận định có một sự liên hệ giữa những cuộc nổi dậy Mùa Xuân Ả Rập 2011 và BĐKH.
Cựu Phó tổng thống Mỹ Al Gore, một người tham gia chiến dịch ứng phó biến đổi khí hậu, tin rằng biến đổi khí hậu là một trong những nguyên dân dẫn đến xung đột ở Syria kéo dài từ năm 2011 đến nay. Ông Al Gore nhận định: ―Từ năm 2006-2010, có một đợt hạn hán lịch sử do biến đổi khí hậu đã hủy hoại 60% trang trại ở Syria, 80% gia súc và khiến khoảng một triệu người từ nông thôn từ bỏ nhà cửa di cư đến các thành phố, nơi họ đụng chạm với một triệu người tị nạn từ chiến tranh Iraq‖.
Tại Châu Âu, một trong những mối đe dọa lớn về an ninh được ghi nhận là hiện tượng nhập cư ồ ạt của những người đến từ những vùng đang bị thiên tai hay chiến tranh tàn phá đặc biệt là tại Châu Phi. biến đổi khí hậu không phải là nguyên nhân duy nhất khiến cho tình hình Châu Phi căng thẳng, nhưng là tác nhân khiến cho thực tế nghiêm trọng thêm24
.