Thách thức

Một phần của tài liệu Hợp tác đối phó với vấn đề biến đổi khí hậu trong ASEAN những năm đầu thế kỷ 21 ( Luận văn ThS. Quan hệ quốc tế ) (Trang 86)

- Mưa nhiều chuyển từ bắc xuống nam, có thể

49 UNEP, Manado Ocean Declaration Adopted at World OceanConference-Ocean States Eye

3.1.2 Thách thức

Thứ nhất, mặc dù ASEAN đã xây dựng được các quan điểm chung và biện pháp ứng phó với biến đổi khí hậu bao gồm thích ứng và giảm nhẹ, nhưng việc thực hiện vẫn còn hạn chế. Nhiều sáng kiến mới chỉ dừng lại ở mức độ cam kết chứ vấn chưa biến thành hành động cụ thể chung. Đáng chú ý, việc thiếu các cơ chế hiệu quả để giải quyết các vấn đề về giám sát, báo cáo, xử phạt, không tuân thủ các cam kết đang là cản trở lớn trong việc biến các cam kết thành hành động thực chất cũng như thực hiện hiệu quả các biện pháp đã đề ra. Ví dụ cụ thể cho điều này chính là việc Quốc hội Indonesia, nước gây ra tình trạng ô nhiễm khói mù nghiêm trọng hàng năm, hôm 16/9/2014 mới chính thức phê chuẩn Hiệp định chống ô nhiễm khói mù (RHAP) sau 12 năm hiệp định này có hiệu lực.

87

Hàng năm, Singapore và Malaysia luôn phải chịu cảnh ô nhiễm không khí trầm trọng do khói bụi từ các đám cháy rừng ở miền Tây Indonesia gây ra. Tình trạng khói mù không chỉ gây ra các vấn đề về môi trường mà còn tạo ra cuộc khủng hoảng khói mù xuyên biên giới đặc biệt nghiêm trọng vào năm 2013 khi mức độ ô nhiễm do khói mù tăng vọt lên mức 371, vượt mức ―nguy hiểm‖ có thể làm nặng thêm các bệnh về đường hô hấp. Mức cao kỷ lục trước đợt ô nhiễm này là vào năm 1997, khi chỉ số nói trên đạt 226. Trong cuộc khủng hoảng khói mù 1997, 1998, khói mù đã làm nghẹt thở nhiều nơi của vùng Đông Nam Á, gây thiệt hại kinh tế gần 9 tỷ USD do các du khách phải tránh xa khu vực này và chi phí chăm sóc sức khỏe tăng. Cuộc khủng hoảng khói mù năm 2013 đã ảnh hưởng lớn tới quan hệ ngoại giao giữa Indonesia với Singapore và Malaysia. Sự cố này khiến quan hệ giữa Singapore, Malaysia với Indonesia trở nên căng thẳng, lời qua tiếng lại, kể từ khi mức độ ô nhiễm khói tăng mạnh vào ngày 17/6. Malaysia và Singapore ngày 24/6 đã yêu cầu tổ chức sớm cuộc họp 5 nước ASEAN về khói bụi, gồm cả Thái-lan và Brunei. Và chỉ khi căng thẳng gia tăng với các nước láng giềng, dưới sức ép lâu dài của các nước láng giềng như Singapore ra quy định xử phạt các công ty của nước này có văn phòng tại đây số tiền lên tới 2 triệu SGD (tương đương 1,6 triệu USD) nếu liên đới trách nhiệm gây cháy rừng và làm ô nhiễm môi trường khu vực, thì Indonesia mới chính thức phê chuẩn RHAP. Và việc thực hiện hiệp định sau khi phê chuẩn vẫn còn là câu hỏi còn bỏ ngỏ bởi có hiện chưa có bất kỳ một cơ quan nào trong ASEAN phụ trách vai trò đôn đốc, giám sát, xử phạt hậu Hiệp định. Trong vấn đề ô nhiễm khói mù, sau RHAP, Hiệp định ASEAN 2003 về ô nhiễm khói mù xuyên biên giới sau đó cung cấp các khuôn khổ pháp lý cho việc thực hiện các RHAP và đã được ràng buộc về mặt pháp lý. Tuy nhiên, Hiệp định này lại không có các biện pháp trừng phạt.

88

Thứ hai, một cách tiếp cận khá đặc thù của ASEAN trong việc giải quyết các vấn đề của khu vực và duy trò quan hệ giữa các thành viên chính là ―Phương cách ASEAN‖ (ASEAN Way). Đặc trưng của ―Phương cách ASEAN‖ chính là việc ra quyết định dựa trên đồng thuận, không can thiệp vào công việc nội bộ và bất khả xâm phạm chủ quyền quốc gia. Trong vấn đề hợp tác ứng phó với biến đổi khí hậu, không thể phủ nhận rằng ―Phương cách ASEAN‖ đã hạn chế các tác động địa phương của các sáng kiến ứng phó chung của khu vực. Phương cách này giúp tránh được các hành động được coi là thách thức với chủ quyền và lợi ích quốc gia, đặc biệt trong hợp tác giữa ASEAN với các đối tác nước ngoài trong lĩnh vực này. Có thể lấy ví dụ như trong AADMER, Hiệp định này đã tạo ra một cơ chế phối hợp đan xem, liên quan tới cả vấn đề chính trị an ninh (bởi nó được thúc đẩy cả trong diễn đàn ARF, ADMM tập trung vào khía cạnh phối hợp quân-dân sự) giữa các nước ASEAN và các nước đối tác trong việc ứng phó và xử lý với thảm hoạ. Nếu không sử dụng ―Phương cách ASEAN‖ trong xây dựng và thực hiện AADMER, rất khó để bảo đảm tính tuân thủ các nguyên tắc không gây tổn hại tới lợi ích và chủ quyền quốc gia của các nước thành viên ASEAN khi hợp tác với các nước đối tác bên ngoài, đặc biệt là các nước lớn. Tuy nhiên, chính phương cách này lại gây ra sự chậm trễtrong việc ra các quyết định, biện pháp thực hiện chung trong ASEAN ở nhiều vấn đề, trong đó có vấn đề biến đổi khí hậu. Biến đổi khí hậu luôn là vấn đề toàn cầu mang tính thời sự cấp bách. Đối với ASEAN, biến đổi khí hậu cũng chính là thách thức, nguy cơ đe doạ tới tính ổn định bền vững của khu vực, thế nhưng tốc độ xây dựng và thực hiện các biện pháp ứng phó với biến đổi khí hậu lại không phù hợp, theo kịp với tính chất cấp bách của vấn đề này đặt ra với tương lai khu vực. Trở lại với ví dụ điển hình là RHAP, phải mất 12 năm để Indonesia chịu thông qua Hiệp định này bởi họ luôn tuyên bố rằng vấn đề khói mù là vấn đề

89

nghiêm trọng của nội bộ nước họ và rằng các thành viên khác không nên can thiệp. Một ví dụ khác là Kế hoạch hành động chung ứng phó với biến đổi khí hậu của ASEAN cũng phải mất nhiều năm đàm phán giữa các quốc gia thành viên mới được triển khai vào năm 2012.

Thứ ba, một thách thức không nhỏ đối với tiến trình hợp tác ứng phó với biến đổi khí hậu trong ASEAN là sự phát triển kinh tế, xã hội không đồng đều giữa các quốc gia cũng như sự nhận thức khác nhau giữa các quốc gia về biến đổi khí hậu không đồng đều. Bởi vậy tính hiệu quả và hiệu quả hợp tác trong ASEAN về giảm nhẹ và thích ứng với biến đổi khí hậu chưa đạt được thực chất, chưa có tính đột phá cao trong triển khai thực tế. Như trong việc xây dựng nền kinh tế ASEAN có lượng khí thải các-bon thấp, do trình độ phát triển kinh tế ở mỗi nước khác nhau, mức độ ứng dụng công nghệ xanh vào sản xuất kinh tế khác nhau, mà mục tiêu ―một ASEAN xanh và sạch với các cơ chế được thiết lập đầy đủ phục vụ cho sự phát triển bền vững nhằm bảo đảm việc bảo vệ môi trường của khu vực, tính bền vững của tài nguyên thiên nhiên và chất lượng cuộc sống cao của mỗi người dân‖ trong thế kỷ 21 sẽ có thể khó đạt được như kế hoạch đề ra. Ví dụ thực tế là việc Lào lập kế hoạch xây dựng nhiều đập thuỷ điện trên dòng chính và dòng nhánh của sông Mekong. Tháng 10/2010, Lào gửi thông báo về dự án xây dựng đập Xayaboury cho các nước thành viên Uỷ hội sông Mekong (MRC). Ban Thư ký đã yêu cầu cung cấp các thông tin theo đúng quy định: bao gồm thông báo, tham vấn và thỏa thuận (PNPCA). Ủy hội cũng yêu cầu các nước trong khu vực sông tiến hành quá trình tham vấn trong 6 tháng, sau đó gửi báo cáo cho MRC, để đi đến phương án thống nhất vào tháng 4/2011. Từ đó đến nay, hầu hết các nước trong MRC và các quốc gia thành viên khác trong ASEAN đều phản đối kế hoạch xây dựng các đập thuỷ điện (12 đập) của Lào bởi cùng với các đập thuỷ điện có sẵn tại thượng nguồn phía Trung Quốc, các đập này sẽ

90

tạo ra sự cộng hưởng ảnh hưởng đến an ninh lương thực, an ninh năng lượng, an ninh quốc gia của tất cả các quốc gia ở vùng hạ lưu sông. Thực tế đã chứng minh những đập thủy điện của Trung Quốc đã gây lũ nhân tạo trong mùa khô tại Thái-lan, Lào và giữ lại lượng lớn phù sa đến vùng châu thổ, đẩy nhanh quá trình xâm nhập mặn ở khu vực hạ lưu, làm tăng tình trạng biến đổi khí hậu khi rừng ngập mặn bị huỷ diệt. Chưa hết, khi xảy ra tình trạng động đất, vỡ đập thì hạ lưu vẫn là những vùng phải gánh chịu những tác hại to lớn. Mặc dù vậy, phía Lào vẫn tiến hành xây dựng được 30% tiến độ công trình.

Thứ tư, một thách thức không thể không nhắc tới đó là sự hạn chế các nguồn lực đầu tư cho ứng phó với biến đổi khí hậu như nguồn lực tài chính, khoa học kỹ thuật nghiên cứu. Thực tế, ASEAN hiện nay chưa có đủ năng lực tài chính cũng như năng lực tự nghiên cứu tìm ra các tiến bộ khoa học, kỹ thuật trong công tác ứng phó với biến đổi khí hậu. ASEAN hiện vẫn phải phụ thuộc vào các nguồn viện trợ từ bên ngoài về tài chính, nhận chuyển giao công nghệ, khoa học kỹ thuật, đào tạo nhân lực cho công tác thích ứng, giảm nhẹ với biến đổi khí hậu. Việc thực hiện thành công của hầu hết các chính sách thích ứng là thực sự phụ thuộc vào các sự sẵn có của các nguồn tài trợ quốc tế và chuyển giao công nghệ để thực hiện nghiên cứu và phát triển trong xây dựng mô hình kinh tế và môi trường và cải thiện công nghệ. Trong lúc đó, ASEAN chỉ thực hiện hỗ trợ phân tích tính dễ tổn thương và đánh giá tác động để tạo ra các thông tin có chất lượng tốt phục vụ cho quá trình xem xét để xây dựng dự án, cấp vốn dự án và chuyển giao công nghệ của các dự án với các đối tác.

Thứ năm, năng lực đàm phán Công ước khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu (UNFCCC) của ASEAN với tư cách là một khối chung còn hạn chế. Mặc dù các nhà lãnh đạo ASEAN thường xuyên đưa ra các tuyên bố đối với các Hội nghị thượng đỉnh LHQ về biến đổi khí hậu (COP), nhưng

91

trong các COP cụ thể, năng lực đàm phán, đưa ra các biện pháp cụ thể có lợi cho toàn bộ ASEAN nói chung với tư cách là một thực thể chưa thực sự mạnh mẽ, vẫn chưa giành được quyền ưu tiên so đoàn đàm phán của từng nước.

Một phần của tài liệu Hợp tác đối phó với vấn đề biến đổi khí hậu trong ASEAN những năm đầu thế kỷ 21 ( Luận văn ThS. Quan hệ quốc tế ) (Trang 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)