Hợp tác với các Đối tác trong lĩnh vực quản lý thiên ta

Một phần của tài liệu Hợp tác đối phó với vấn đề biến đổi khí hậu trong ASEAN những năm đầu thế kỷ 21 ( Luận văn ThS. Quan hệ quốc tế ) (Trang 78)

- Mưa nhiều chuyển từ bắc xuống nam, có thể

2.3.5Hợp tác với các Đối tác trong lĩnh vực quản lý thiên ta

49 UNEP, Manado Ocean Declaration Adopted at World OceanConference-Ocean States Eye

2.3.5Hợp tác với các Đối tác trong lĩnh vực quản lý thiên ta

Riêng trong lĩnh vực quản lý thiên tai, ASEAN có những hợp tác đáng kể với các nước đối thoại, cụ thể:

- Với Mỹ: là nước đối tác tham gia sau nhưng có nhiều sáng kiến cho hợp tác quản lý thiên tai trong khu vực như (i) Sáng kiến về hiệp định Phản ứng nhanh (RDR); (ii) Sáng kiến Hợp tác Kết nối ASEAN-Mỹ (ASEAN-US Connectivity Cooperation Initiative); (iii) Sáng kiến về ―Các ưu tiên Hỗ trợ nhân đạo/Cứu trợ thảm họa trong EAS‖. Các đề xuất này của Mỹ đều được ASEAN ghi nhận và sẽ tiếp tục được xem xét trong thời gian tới. Thông qua AITF, Mỹ cũng dành hỗ trợ kỹ thuật và tăng cường năng lực cho Trung tâm AHA.

- Australia: là một trong các nước hỗ trợ tích cực cho ASEAN trong quản lý thiên tai, Australiađã cung cấp 1.08 triệu USD để hỗ trợ các ưu tiên quản lý thiên tai của ASEAN như nêu trong AADMER. Trước đó, Australia đã đóng góp 1 triệu đô Australia để hỗ trợ BTK ASEAN trong quá trình thành lập trung tâm AHA. Trong các diễn đàn đa phương như EAS, Australia cũng

79

là nước tích cực đưa ra các ý tưởng đóng góp cho AADMER WP như 7 đề xuất về Sáng kiến ứng phó thiên tai EAS, cùng Indonesia soạn thảo tài liệu ―Một hướng tiếp cận thực tế nhằm tăng cường hợp tác khu vực trong Phản ứng nhanh đối với thiên tai‖. Cũng tại EAS, Australia tuyên bố đóng góp 10 triệu đô Australia để tăng cường khả năng ứng phó thiên tai của EAS trong đó nhấn mạnh sự liên kết chặt chẽ với AADMER. Australia là nước thành viên EAS tham gia tích cực nhất trong việc hợp tác với Nhóm công tác ACDM tiến hành thảo luận về mối liên hệ giữa Chương trình làm việc AADMER và Kế hoạch làm việc EAS về Quản lý thiên tai.

- New Zealand và Nhật Bản cũng là hai đối tác có hỗ trợ đáng kể trong hợp tác quản lý thiên tai. Nhật Bản là nước đi đầu trong ASEAN+3 về hỗ trợ quản lý thiên tai ASEAN, chủ trì tổ chức Hội thảo quốc tế về Quản lý thiên tai ASEAN+3 tại Tokyo tháng 8/2010, đề xuất đứng ra tổ chức một hội thảo quốc tế trong năm 2012 để chia sẻ các kinh nghiệm phục hồi sau thảm họa. New Zealand tuyên bố hỗ trợ 8 triệu đôla NZ cho việc triển khai AADMER, ASEAN- NZ JCC 13 họp ngày 30/5/2012 ghi nhận hỗ trợ tích cực của NZ cho hoạt động của Trung tâm AHA bao gồm việc cùng triển khai các dự án ưu tiên của Trung tâm.

- Liên hiệp châu Âu (EU): Thông qua READI, EU cam kết hỗ trợ ASEAN xây dựng Hệ thống đánh giá và giám sát, nhằm triển khai AADMER WP 2010-2015; EU ủng hộ sáng kiến của ASEAN ―Đối tác ASEAN-EU về Tăng cường thể chế trong Quản lý thảm họa và Ứng phó khẩn cấp 2012- 2015‖, theo đó, hai bên sẽ thúc đẩy một số hoạt động trong năm 2012 như nghiên cứu so sánh về cơ chế quản lý thảm họa của ASEAN và EU, trao đổi đoàn giữa các chuyên gia hai bên để chia sẻ kinh nghiệm, nâng cao năng lực v.v…

80

- Liên hợp quốc (UN): Tại Cấp cao ASEAN-LHQ lần thứ 3 (Hà Nội, 10/2010), hai bên thông qua Tuyên bố chung ASEAN-LHQ về Hợp tác Quản lý thảm họa; giao các cơ quan liên quan xây dựng Kế hoạch Chiến lược ASEAN-LHQ về Hợp tác Quản lý thảm họa 2011-2015. Dự thảo Kế hoạch này tới nay đã cơ bản hoàn tất, chờ chính thức thông qua bởi ASEAN và LHQ. Các cơ quan của LHQ như UNOCHA, UNISDR cũng tích cực tham gia hỗ trợ các hoạt động triển khai AADMER WP và vận hành Trung tâm AHA.

- Nhóm Đối tác AADMER (APG), thành lập 2009, do Oxfam chủ trì, với sự tham gia của các Tổ chức NGOs quốc tế như Child Fund Int’l, Help Age Int’l, Plan Int’l, Save the Children, World Vision v.v, nhằm hỗ trợ triển khai AADMER với góc độ ưu tiên hướng về con người. APG tập trung vào các hoạt động nâng cao năng lực và nhận thức của các CSOs trong ASEAN, khuyến khích họ tham gia triển khai và phổ biến AADMER trong cộng đồng. APG đã nhận được sự tài trợ của CIDA, ECHO (European Commission Directorate-General for Humanitarian Aid and Civil Protection).

- Trong khuôn khổ ARF và ADMM: Hợp tác cứu trợ thiên tai và ứng phó khẩn cấp cũng được thúc đẩy tập trung vào khía cạnh phối hợp quân-dân sự. ARF đã thông qua Kế hoạch công tác về Cứu trợ thiên tai năm 2009, Quy trình hỗ trợ nhân đạo và ứng phó khẩn cấp thông qua năm 2010, tiến hành diễn tập thực địa về ứng phó thiên tai năm 2011 (ARF DiREx), có sự tham gia của các lực lượng quân-dân sự. Trong khuôn khổ ADMM, ADSOM đang phối hợp với ACDM xây dựng các quy định về sử dụng nguồn lực quân sự trong ứng phó thiên tai để bổ sung vào Chương VI của SASOP. ADMM+ cũng đã lập Nhóm chuyên gia về Hỗ trợ nhân đạo và Cứu trợ thiên tai (ADMM+ Experts Group on HA/DR). Tại cuộc họp ACDM lần thứ 20 (Bangkok, 24-25/7/2012), ACDM và ADSOM đã có phiên đối thoại, trong đó hai bên nhất trí tham gia vào các hoạt động của nhau với tư cách là quan sát

81

viên (như tham gia ASEAN Defense Minsister’s Meeting Medicine Exercise của kênh ADMM và ARDEX13 của kênh ACDM…) và tiến tới khai thác khả năng tiền hành diễn tập chung quân-dân sự trong năm 2015.

- Để thống nhất các nỗ lực hợp tác về quản lý thảm họa thiên tai giữa ASEAN với các Đối tác, trên cơ sở chỉ đạo của Lãnh đạo ASEAN tại Cấp cao ASEAN 19, Hội nghị COP-1 các bên tham gia AADMER nhất trí AADMER sẽ là xương sống và cơ sở chính cho các hoạt động quản lý thảm họa cấp khu vực của ASEAN. Các cơ chế hợp tác liên quan khác về thảm họa/thiên tai trong khuôn khổ ASEAN+1, ASEAN+3, EAS, ARF, ADMM và ADMM+… cần hài hòa chính sách, sử dụng AADMER là nền tảng chung. COP-1 cũng giao ACDM bàn với các đối tác tham gia EAS về khả năng gắn kết giữa AADMER và Kế hoạch công tác EAS về Quản lý Thảm họa.

Tiểu kết

Quá trình hợp tác ứng phó với biến đổi khí hậu ASEAN những năm đầu thể kỷ 21 nhìn chung đã đạt được nhiều kết quả tích cực và đáng ghi nhận. Từ việc nhận thức đầy đủ hơn những tác động nghiêm trọng của biến đổi khí hậu, ASEAN đã hình thành nên những quan điểm, lập trường thống nhất về vấn đề biến đổi khí hậu. Trong đó, quan điểm thống nhất chung trong toàn Hiệp hội là ASEAN nói chung và các nước ASEAN nói riêng đều coi vấn đề biến đổi khí hậu là lĩnh vực ưu tiên hợp tác trong dài hạn và ASEAN cần nỗ lực bằng nhiều hình thức và trách nhiệm cần đóng góp vào tiến trình chung giảm nhẹ và thích ứng với biến đổi khí hậu toàn cầu. Từ các Hội nghị trong nội bộ ASEAN, đến các Hội nghị giữa ASEAN và các Đối tác, đến các Hội nghị COP toàn cầu, ASEAN đều khẳng định cam kết và tiếng nói thống nhất ủng hộ các nỗ lực toàn cầu chống biến đổi khí hậu, và kêu gọi các nước cùng chung tay vì tương lai của các thế hệ sau.

82

Không một nước thành viên ASEAN nào né tránh giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu. Các nước đều thể hiện quyết tâm cao ứng phó với biến đổi khí hậu, mặc dù tác động của biến đổi khí hậu giữa các nước ASEAN là không đồng đều. Theo đó, đã có rất nhiều kết quả quan trọng đạt được ở nhiều mức độ khác nhau. ASEAN đã xây dựng được cho mình các khuôn khổ, cơ chế, văn kiện định hướng và kế hoạch hành động quan trọng hướng tới mục tiêu chung của khu vực ứng phó với biến đổi khí hậu. Các nước ASEAN cũng tích cực lồng ghép các kế hoạch cấp khu vực và các kế hoạch cấp quốc gia nhằm tạo sự gắn kết chặt chẽ, có hệ thống và đồng bộ trong toàn khu vực.Đây là điều hết sức đặc trưng ở các nước ASEAN. Trên cơ sở đó, ASEAN có nhiều điện kiện tốt, thuận lợi để huy động sự tham gia hợp tác, liên kết, đóng góp hỗ trợ của các Đối tác, các tổ chức quốc tế về tài chính, nguồn lực, chia sẻ kinh nghiệm nhằm bổ sung vào những hạn chế, thiếu hụt của ASEAN.Bản thân các Đối tác như Đức, Mỹ, Nhật, EU, Úc… và các tổ chức quốc tế đánh giá cao quan điểm và nỗ lực hành động của ASEAN trước biến đổi khí hậu, do đó đều khẳng định ủng hộ và giúp đỡ ASEAN thông qua nhiều khuôn khổ hợp tác khác nhau.

83

Một phần của tài liệu Hợp tác đối phó với vấn đề biến đổi khí hậu trong ASEAN những năm đầu thế kỷ 21 ( Luận văn ThS. Quan hệ quốc tế ) (Trang 78)