Một số khuyến nghị đối với Việt Nam

Một phần của tài liệu Hợp tác đối phó với vấn đề biến đổi khí hậu trong ASEAN những năm đầu thế kỷ 21 ( Luận văn ThS. Quan hệ quốc tế ) (Trang 93)

- Mưa nhiều chuyển từ bắc xuống nam, có thể

49 UNEP, Manado Ocean Declaration Adopted at World OceanConference-Ocean States Eye

3.2.2 Một số khuyến nghị đối với Việt Nam

Trước những thách thức nêu trên, Việt Nam cần xây dựng các biện pháp hiệu quả và dài hạn với mục tiêu giảm nhẹ và thích ứng với biến đổi khí hậu. Một mặt, Việt Nam cần thực hiện các biện pháp đã được xác định trong các Chương trình, Kế hoạch quốc gia về ứng phó với biến đổi khí hậu. Mặt khác, Việt Nam cần tranh thủ môi trường, điều kiện quốc tế thuận lợi, đặc biệt trong khuôn khổ hợp tác với ASEAN và giữa ASEAN với các Đối tác, để hỗ trợ cho các mục tiêu quốc gia đã được xác định.

Thứ nhất, cần tăng cường hơn nữa các hoạt động hợp tác về môi trường trong khuôn khổ hợp tác ASEAN, củng cố thêm vai trò của Viê ̣t Nam là Tổng Thư ký ASEAN trong 10 lĩnh vực hợp tác về môi trường, đặc biệt là lĩnh vực biến đổi khí hậu.

Thứ hai, cần đánh giá các kết quả về tiến độ tình hình thực hiện Kế hoạch tổng thể Cộng đồng văn hóa xã hội ASEAN về các lĩnh vực môi trường và biến đổi khí hậu trước khi hình thành Cộng đồng ASEAN vào 31 tháng 12 năm 2015. Những đánh giá này sẽ làm cơ sở quan trọng để ASEAN xác định những vấn đề đã làm được, những khó khăn, thách thức lớn đang gặp phải và xác định định hướng hợp tác trong tương lai.

Thứ ba, tích cực cụ thể hóa và triển khai các Tuyên bố, kế hoạch chung của ASEAN thành các kế hoạch hành động cụ thể cấp quốc gia. Điều này vừa thể hiện vai trò chủ động tích cực của Việt Nam, vừa giúp nâng cao tính thực thi và hiệu quả đối với các hoạt động hợp tác.

Thứ tư, củng cố hoạt động Nhóm Biến đổi khí hậu do Việt Nam làm Chủ tịch Nhóm công tác Biến đổi khí hậu ASEAN trong năm 2015. Trên cơ sở là Chủ tịch của Nhóm, Việt Nam cần tích cực thúc đẩy hợp tác và triển

94

khai các kế hoạch cụ thể, đan xen lồng ghép các lợi ích và lôi kéo sự hỗ trợ của các Đối tác bên ngoài cho Việt Nam.

Thứ năm, triển khai, rà soát việc thực hiện các tuyên bố, thỏa thuận, sáng kiến của ASEAN, ASEAN + 3, Cấp cao Đông Á trong lĩnh vực ứng phó với biến đổi khí hậu; lồng ghép các thỏa thuận, sáng kiến của ASEAN, ASEAN +3, Cấp cao Đông Á vào các chương trình và kế hoạch hành động quốc gia và ; phối hợp tốt với các Bộ liên quan trong việc triển khai thực hiện Kế hoạch tổng thể Cộng đồng văn hóa xã hội ASEAN, Kế hoạch hành động ASEAN về Biến đổi khí hậu, và các chương trình, kế hoạch liên quan khác.

Cuối cùng, cần sớm đánh giá, dự kiến phương hướng của Việt Nam tham gia, đóng góp vào quá trình xây dựng cộng đồng ASEAN giai đoạn sau 2015 nhằm nâng hợp tác ASEAN và liên kết khu vực lên tầm cao mới, xây dựng tầm nhìn và các biện pháp ngắn hạn, dài hạn phù hợp với khả năng và nguồn lực của ASEAN trong vấn đề ứng phó với biến đổi khí hậu.

Một phần của tài liệu Hợp tác đối phó với vấn đề biến đổi khí hậu trong ASEAN những năm đầu thế kỷ 21 ( Luận văn ThS. Quan hệ quốc tế ) (Trang 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)