- Mưa nhiều chuyển từ bắc xuống nam, có thể
49 UNEP, Manado Ocean Declaration Adopted at World OceanConference-Ocean States Eye
3.1 Triển vọng hợp tác đốiphó vớibiến đổi khí hậu trong ASEAN
3.1.1 Thuận lợi
Thời gian gần đây, biến đổi khí hậu đang ngày càng tác động sâu sắc đến các nước ASEAN. Những kết quả hợp tác nêu trên phần nào thể hiện nỗ lực và quyết tâm của ASEAN trong ứng phó với thách thức toàn cầu này, góp phần giảm thiểu nguy cơ, tác động của biến đổi khí hậu đối với cuộc sống của người dân. Triển vọng hợp tác ứng phó với biến đổi khí hậu sẽ trở nên sáng sủa hơn trên nền tảng những thuận lợi mà khu vực đã đạt được như:
Thứ nhất, ASEAN nói chung và các nước thành viên nói riêng đang ngày càng nhận thức được đầy đủ mối nguy hại mà biến đổi khí hậu gây ra đối với đời sống xã hội, môi trường, kinh tế của khu vực và ngày càng củng cố được quyết tâm chung ứng phó với biến đổi khí hậu.Quan trọng hơn, nhận thức riêng của các nước ASEAN đã thúc đẩy nhận thức chung của khu vực, cơ sở quan trọng để cụ thể thành hành động chung. Đây có thể được xem là thuận lợi lớn nhất của ASEANtrong nỗ lực của toàn khu vực ứng phó với biến đổi khí hậu. Ai cũng hiểu rằng không một quốc gia nào có thể tự mình ứng phó với biến đổi khí hậu. Trong bối cảnh, thế giới còn nhiều đan xen phức tạp thì việc đạt được thống nhất và đồng thuận chính trị ASEAN trong vấn đề này là điều kiện đầu tiên và quan trọng nhất để ASEAN cùng hành động chung ứng phó với tác động toàn cầu của biến đổi khí hậu, cũng như xây dựng cho mình những biện pháp chung hiệu quả.Điều này thể hiện qua việc ASEAN thường xuyên đưa vấn đề này vào chương trình nghị sự cấp cao hàng năm, là ưu tiên hợp tác cao của Lãnh đạo Cấp cao, của các Bộ trưởng Ngoại giao và các Bộ trưởng Môi trường ASEAN… Trên cơ sở đó, ASEAN bày tỏ quan
84
điểm và quyết tâm của mình đối với ứng phó với biến đổi khí hậu thông qua các Tuyên bố quan trọng sau các Hội nghị thường niên của mình.Các Tuyên bố trước hết là những quyết tâm chính trị chung, những quan điểm chung, nhận thức chung được phản ánh một cách đầy đủ và hài hòa lợi ích, quan tâm của các nước ASEAN trong khu vực, là một hình thức quan trọng để ASEAN triển khai những quyết nghị đó thành chính sách, biện pháp cụ thể, nhất là tranh thủ sự ủng hộ, hỗ trợ thiết thực của các Đối tác bên ngoài khu vực và đóng góp vào nỗ lực chung của toàn cầu đối với sự nghiệp ứng phó lâu dài và gian nan này.
Thứ hai, ASEAN đã xây dựng được các khuôn khổ, cơ chế hợp tác quan trọng để cùng giải quyết với các tác động bất lợi của biến đổi khí hậu và quản lý, giảm thiểu rủi ro thiên tai. Các khuôn khổ và cơ chế này đặt cơ sở nền móng cho việc hợp tác có hệ thống, hiệu quả trong các nước ASEAN và kêu gọi sự hỗ trợ cần thiết của các Đối tác, các tổ chức quốc tế đối với các ưu tiên cụ thể của ASEAN trong các giai đoạn triển khai biện pháp ứng phó. Trước hết đó là những khuôn khổ, cơ chế do ASEAN sáng lập và dẫn dắt như ASEAN+1, ASEAN+3, EAS, ARF, ADMM+… Thông qua các cơ chế này, ASEAN đưa biến đổi khí hậu trở thành nghị trình ưu tiên của khu vực, mời các Đối tác cùng đối thoại với ASEAN để tăng cường nhận thức chung và xây dựng biện pháp hợp tác cụ thể. Ngoài ra, ASEAN cũng đã xác định được cho mình các khuôn khổ pháp lý hợp tác cần thiết, như Hiến chương ASEAN, Lộ trình xây dựng Cộng đồng ASEAN 2009-2015, các Hiệp định mang tính pháp lý và ràng buộc như Hiệp định Khói mù xuyên biên giới, Hiệp định ASEAN về Quản lý thiên tai và Ứng phó khẩn cấp; thiết lập Nhóm công tác ASEAN về Biến đổi khí hậu, thành lập Trung tâm AHA, thành lập các trung tâm xanh và đa dạng sinh học; xây dựng các Kế hoạch hành động và chương trình làm việc cụ thể như Kế hoạch hành động về Biến đổi khí hậu, Chương trình làm
85
việc triển khai Hiệp định AADMER… Như vây, từ những quyết nghị chung của Cấp cao, ASEAN cụ thể hóa thành biện pháp một cách đồng bộ và cần thiết để thúc đẩy hợp tác chống biến đổi khí hậu trong toàn khu vực, góp phần tăng cường tiếng nói của ASEAN và thúc đẩy trách nhiệm lớn hơn của các Đối tác đối thoại đối với hiểm họa toàn cầu này.
Thứ ba, các kết quả hợp tác của ASEAN bước đầu đã đạt được những kết quả thiết thực, giúp xây dựng nền móng vững chắc cho hợp tác khu vực và quốc tế. Những kết quả tất nhiên là vẫn còn khiêm tốn so với mong muốn chung của ASEAN nước, song đây là những cơ sở quan trọng, điều kiện cần thiết để ASEAN ngày càng tăng cường hợp tác và thúc đẩy các biện pháp khác một cách quyết liệt và mạnh mẽ hơn. Một trong những ví dụ điển hình là việc ASEAN thành lập Trung tâm AHA năm 2011. Xuất phát từ những thiên tai thảm khốc gây nên do các tác động của vận động khí hậu toàn cầu, ASEAN đã đàm phán xây dựng thành công Hiệp định ASEAN về Quản lý thiên tai và ứng phó khẩn cấp chỉ trong vòng 4 tháng ngắn ngủi năm 2005 và Quy chế vận hành chuẩn cho các Hiệp định khu vực về giảm nhẹ và Ứng phó Khẩn cấp (SASOP). Sự vận hành Trung tâm ban đầu còn khó khăn và thiếu thốn về vật chất và nhân lực, song với sự kêu gọi của các nước ASEAN, các Đối tác đối thoại ngày càng quan tâm và khẳng định ủng hộ, hỗ trợ cụ thể về kỹ thuật, trang thiết bị, chuyên gia tư vấn, kinh nghiệm vận hành để ASEAN sớm vận hành đầy đủ và hiệu quả trung tâm này, đưa Trung tâm AHA trở thành đầu mối chung của toàn khu vực (regional hub) trong cảnh báo, ứng phó thiên tai và biến đổi khí hậu.Các kết quả hợp tác góp phần xây dựng ASEAN trở thành hình mẫu đi đầu trong việc giải quyết các thách thức của biến đổi khí hậu ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Thứ tư, ASEAN nhận được sự hỗ trợ rất lớn từ các nước Đối tác trên thế giới. Như đã nêu ở trên, những sự hỗ trợ tập trung nhiều vào việc hỗ trợ
86
ASEAN nâng cao năng lực, hỗ trợ tài chính, nhân lực, chia sẻ kinh nghiệm, chuyển giao công nghệ… Điều này giúp đáp ứng kịp thời nhu cầu và mong muốn của ASEAN, vừa giúp ASEAN khắc phục được những hạn chế của ASEAN hiện nay. Cam kết hỗ trợ của các Đối tác và nhiều tổ chức trên thế giới cho ASEAN cũng thể hiện sự quan tâm liên tục ngày càng cao thế giới và khu vực đối với ứng phó biến đổi khí hậu toàn cầu.Mặt khác,ASEANsẽ càng có nhiều điều kiện để gia tăng hơn nữa nỗ lực của mình thời gian tới, đặc biệt trong bối cảnh Cộng đồng ASEAN với một nền tảng pháp lý vững chắc và cơ chế hợp tác thống nhất trong toàn khối, giúp cho việc khẳng định các quan điểm, lập trường và thực hiện các cam kết ứng phó biến đổi khí hậu một cách rõ ràng và hiệu quả hơn.
Mặc dù đã có một số tiến bộ đạt được, tuy nhiên, nhiều chuyên gia và nhà quản lý cũng đã chỉ ra, để ASEAN đối phó tốt hơn với biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường thì còn rất nhiều việc cần làm, trước hết là xác định những thách thức, nguy cơ để có những biện pháp ứng phó hữu hiệu.